Phân Tích Hình Tượng Sóng Và Em Trong Bài Thơ “Sóng” Của Xuân ...
Có thể bạn quan tâm
Những bài văn mẫu hay lớp 12
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh gồm nhiều dạng văn mẫu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Phải chăng “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi" em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về điều trên
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu: "Những đường Việt Bắc của ta/... / Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Soạn bài lớp 12: Sóng
Dàn ý Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
1. Mở bài
Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.
2. Thân bài
“Dữ dội và dịu êm….………………Sóng tìm ra tận bể”
Tính từ trái nghĩa “dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ” thể hiện những thái cực đối lập của con sóng. Đó cũng là những tâm trạng khác nhau của người con gái trong tình yêu.
Mượn hình ảnh dòng sông không hiểu chính mình nên tìm ra biển khơi rộng lớn tìm câu trả lời để bóng gió nói về tâm tư của người con gái trong tình yêu luôn trăn trở nhiều điều và có ước muốn lớn lao là khám phá được những băn khoăn đó.
“Ôi con sóng ngày xưa….…………………Bồi hồi trong ngực trẻ”
Con sóng: ngàn năm vẫn thế, vẫn tính chất, đặc điểm ấy không bao giờ thay đổi.
Người con gái: khát vọng tình yêu luôn thường trực, rạo rực; bao nhiêu năm vẫn hướng về tình yêu, về người yêu.
“Trước muôn trùng sóng bể….……………………..Từ nơi nào sóng lên?”
Trước biển lớn, người con gái suy tư về tình yêu của mình.
Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” là suy nghĩ của cô gái về cội nguồn của tình yêu.
“Sóng bắt đầu từ gió….…………………Khi nào ta yêu nhau”
Tự vấn về nguồn gốc của con sóng: sóng bắt đầu từ gió còn gió bắt đầu từ đâu thì không lí giải được.
Sự lí giải, cắt nghĩa về cội nguồn của sóng dẫn đến cắt nghĩa cội nguồn của tình yêu. Tình yêu đầy bí ẩn không thể giải thích được cội nguồn của nó, thời điểm mà nó bắt đầu.
→ Cách cắt nghĩa mới mẻ, phóng khoáng.
“Con sóng dưới lòng sâu….……………………Cả trong mơ còn thức”
Tâm trạng nhớ nhung da diết, khắc khoải của con sóng, dù con sóng ở bất cứ nơi nào vẫn chỉ nhớ về bờ, hướng về ngày ngày đêm đêm cho đến khi vào được đến bờ.
Người con gái luôn một lòng một dạ hướng về người mình yêu thương, nhấn mạnh nỗi nhớ triền miên luôn thường trực. Nỗi nhớ ấy theo họ cả vào trong mộng, sống trong giấc mơ của họ. Đó không chỉ là tấm lòng thủy chung sâu sắc của người con gái mà còn là khao khát tình yêu, được thể hiện yêu thương với người yêu của mình.
“Dẫu xuôi về phương bắc….………………………Hướng về anh - một phương”
“Dẫu…” lặp cấu trúc khẳng định dứt khoát nỗi nhớ và niềm tin tuyệt đối vào tình yêu.
Dù cho đi đến bất cứ nơi nào thì trong lòng người con gái ấy cũng luôn hướng về người yêu vì trong tim cô người yêu là phương hướng duy nhất dẫn lối cho cô vượt qua mọi khoảng cách, mọi khó khăn.
“Ở ngoài kia đại dương….……………………..Dù muôn vời cách trở”
Con sóng dù ở ngoài khơi xa thế nào, dù khó khăn thế nào cũng vẫn tìm được đến bến bờ.
Người con gái dù đa sầu đa cảm, suy tư trăn trở thế nào cuối cùng rồi cũng sẽ được hạnh phúc.
“Cuộc đời tuy dài thế….……………………Mây vẫn bay về xa”
Người con gái ấy còn nhiều lo lắng, trăn trở: năm tháng còn rất dài, biển kia bao la đến đâu nhưng liệu có đủ sức để giữ những đám mây ở lại bên mình mãi mãi?
Người con gái dù có yêu nhiều đến đâu, có khao khát nhiều đến đâu nhưng liệu có giữ được người yêu, được tình yêu này ở lại cùng mình và vẫn vẹn nguyên như lúc đầu?
“Làm sao được tan ra….…………………..Để ngàn năm còn vỗ”
Khi con sóng tan ra thành những bọt nước nhỏ sẽ được ở lại với biển khơi mãi mãi, sẽ không còn những đau khổ, những lo lắng. Đó cũng là ước muốn của người con gái, khao khát được sống với tình yêu, với người mình yêu thương trọn đời trọn kiếp.
→ Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: mượn nét tương đồng của con sóng để diễn tả nội tâm của người con gái trong tình yêu giúp bạn đọc dễ hình dung ra và có những liên tưởng thú vị.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm: Sóng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh và của thơ ca Việt Nam hiện đại viết về đề tài tình yêu.
Văn mẫu Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta nhớ ngay đến một nhà thơ của tình yêu. Mặc dù không chỉ viết về tình yêu nhưng những bài thơ tình bà để lại đều là những bài thơ tình thật xuất sắc như “Thơ tình cuối mùa thu”, “Tự hát”, “Thuyền và biển”... Bài thơ “sóng” với hình tượng sóng và em thật đẹp cũng nằm trong chùm những bài thơ tình nổi tiếng ấy.
Tình yêu là một phạm trù hấp dẫn trong cuộc sống bởi con người: “Làm sao sống được mà không yêu / Không nhớ không thương một kẻ nào”; và tự bao đời nay cọn người vẫn, đã, đang và sẽ mãi tìm đến với biển lớn tình yêu để hòa mình vào trong đó. Ta đã bắt gặp một Xuân Diệu khát khao yêu thương cháy bỏng trong “Biển” với hình tượng sóng là biểu tượng của một chàng trai yêu say mê, mãnh liệt:
“Đã hôn rồi hôn lạiHôn đến mãi muôn đờiĐến tan cả đất trờiAnh mới thôi dào dạt"
Và giờ đây, khi đến với “Sóng” của Xuân Quỳnh ta được gặp lại hình tượng sóng nhưng trong trái tim rạo rực của một người con gái khao khát yêu thương và hết mình cho tình yêu.
Với Xuân Quỳnh, hình tượng sóng trước hết là hình ảnh của người con gái với lý trí và tình cảm trong tình yêu. Sóng có đã có tác dụng rất lớn trong việc giúp cho người con gái thể hiện, giãi bày tình yêu của mình:
“Dữ dội và dịu êmỒn ào và lăng lẽ”
Hình ảnh sóng biển được dựng lên với những tương phản, đối cực: dữ dội, ồn ào, mạnh mẽ, cuồng nhiệt... và dịu dàng, lặng lẽ, lắng sâu. Đó cũng chính là những đối cực trong tâm hồn của người con gái đang yêu. Tưởng chừng như đối lập nhưng nếu như dùng trái tim để cắt nghĩa thì nó lại thật hài hòa trong tâm hồn, là một lời tự thú đầy táo bạo nhưng cũng rất duyên dáng. Tình yêu khiến cho câu thơ như những lớp sóng đang trào dâng ngoài biển khơi kia, lúc bắt đầu thì thật ồn ào, dữ dội nhưng khi đã vỗ vệ bờ cát thì cuối cùng lại đổ về cái dịu dàng và lắng sâu. Sóng thấy mình đầy mâu thuẫn, và nó khát khao tự khám phá, tự nhận thức về mình. Thế nên mới có cuộc hành trình “Sóng” không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”. Sóng trở thành một sinh thể có hồn mang nỗi trăn trở của lòng người. Con sóng không dừng lại ở sông mà hành trình ra bể bởi sông hạn hẹp đâu đủ chỗ cho sóng được vẫy vùng. Phải ra tận biển khơi rộng lớn, sóng mới thực sự tìm thấy mình, nhận thức được sức mạnh và khao khát của mình. Đó là cái bẳn lĩnh đáng trân trọng của người con gái trong tình yêu: yêu mãnh liệt nhưng không hề mù quáng, luôn khát khao tìm được “lòng biển” nào xứng đáng với tình yêu của mình. Nỗi niềm khát khao đó là muôn đời:
“Ôi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thếNỗi khát khao tình yêuỒn ào trong ngực trẻ”
Ngàn đời nay, con sóng vẫn luôn vỗ bờ như thế. Nó là vĩnh hằng cũng như quy luật vĩnh hằng của tình yêu. Không ai có thể tồn tại trên đời này mà không trao và nhận yêu thương. Là một trong những tình cảm đẹp nhất của loài người, tình yêu và khát khao tình yêu muôn đời nay vẫn thế. Người ta vẫn luôn yêu và khát khao tình yêu. Và những nhịp đập yêu đương ấy đặc biệt nồng nhiệt trong trái tim của những người trẻ tuổi mà người con gái trong bài thơ là một ví dụ.
“Trước muôn trùng sóng bể”, nhân vật “Em” đã xuất hiện, hóa thân vào sóng, và cũng có lúc để cho sóng phân thân ra thành chính bắn thân mình. Từ đây, sóng và em gắn kết chặt chẽ trong cuộc hành trình đi tìm ngọn nguồn của sóng, ngọn nguồn của tình yêu:
“Từ nơi nào sóng lên?Sóng bắt đầu từ gióGió bắt đầu từ đâuEm cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhau”
Xuân Quỳnh đã thật sáng tạo khi dùng hình ảnh sóng để giải thích cho quy luật của tình yêu - cái quy luật mà lý trí không thể nào cắt nghĩa được. Sóng và gió, đó là hai hình ảnh của thiên nhiên: sóng được tạo ra từ những cơn gió nhưng gió bắt đầu từ đâu thì thật khó lí giải một cách tường tận được. Đừng cố gắng đưa những kiến thức địa lý, nhân văn ra giải thích vấn đề này bởi đó cũng đâu phải là điều cuối cùng Xuân Quỳnh muốn nói tới. Người phụ nữ của “Thuyền và biển” ấy chỉ muốn mượn sóng để “tự hát” lên những tiếng lòng của mình mà thôi. Thiên nhiên còn có thể lí giải theo quy luật nhưng lòng người thì thật khó ước đoán... Dòng suy tư của nhà thơ cứ thế cuộn lên như những lớp sóng không cùng.... Các câu hỏi tu từ được sử dụng một cách tài tình như đặt người con gái vào cuộc đối thoại lớn với vũ trụ về tình yêu: Ai có thể tìm được đường biên của tình yêu? Ai có thể tìm được nơi tình yêu đến và tìm được nguyên nhân khiến cho tình yêu bắt đầu? Tất cả đều thật hấp dần. Bí ẩn và khó lý giải bằng lí trí. Đọc những câu thơ ấy, ta cảm nhận được trái tim đang yêu của người con gái. Chỉ có như thế, cô mới có thể diễn tả tình yêu một cách chân thực, xúc động và thú vị đến vậy. Nhưng tình yêu đâu dễ nắm bắt. Người con gái khao khát khám phá vậy mà đành bất lực:
“Em cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhau”
Câu thơ thú nhận sự thất bại trong khát khao bởi không thể nào biết được “Khi nào ta yêu nhau”, bởi “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” (Xuân Diệu) nhưng cũng lại thổ lộ đầy tự hào về một tình yêu trọn vẹn và viên mãn. Cô gái ở đây sao giống như cô gái trong câu ca dao xưa:
“Thấy anh như thấy mặt trờiChói chang khó ngó, trao lời khó trao”
Tình yêu khiến cho “trao lời khó trao” nhưng cuối cùng thì cô gái của Xuân Quỳnh đã vượt lên để nói lên được tất cả tình yêu của mình một cách đầy thông minh và tế nhị. Nó chạm tới vùng chói sáng nhất trong trái tim yêu thương, thắp lên ngọn lửa tình yêu đang "bồi hồi trong ngực trẻ”. Hình ảnh cô gái cũng có phần nào giống với một tứ thơ khác của Xuân Quỳnh trong “thuyền và biển”.
“Cũng có khi vô cớBiển ào ạt xô thuyềnÔi tình yêu muôn thuởCó bao giờ đứng yên”
Sự thực là tình yêu đó không đứng yên, nó gắn liền với nỗi nhớ vô hạn:
“Con sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nướcÔi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức”
Nỗi nhớ luôn đi liền với tình yêu. Yêu nhau vô cùng thì cũng sẽ nhớ nhau vô hạn. Bởi vậy nên người xưa mới thường hay nói:
“Nhớ ai bổi hổi, bồi hồiNhư đứng đống lửa như ngồi đống than”
“Anh nhớ tiếngAnh nhớ hìnhAnh nhớ ảnhAnh nhớ em,Sóng nhớ lắm em ơi”
Còn Xuân Quỳnh, dùng “sóng”, chị có một cách riêng để diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu. Sóng và em trong bài thơ là hai hình ảnh song hành: sóng nhớ bờ cả ngày lẫn đêm cũng như em nhớ anh “Cả trong mơ còn thức”. Với sự phát hiện tinh tế và nhạy cảm của Xuân Quỳnh, thời gian của nỗi nhớ là vô hạn, nó thông trị cả ở trong ý thức lẫn trong tiềm thức, nồng nàn, rạo rực, tha thiết, và đắm say...
“Dẫu xuôi về phương BắcDẫu ngược về phương NamNơi nào em cũng nhớHướng về anh một phương”
Ta thường hay bắt gặp hình ảnh “xuôi Nam, ngược Bắc” đằng này Xuân Quỳnh lại sử dụng “xuôi về phương Bắc, ngược về phương Nam” có nghĩa là ở mọi nơi, mọi lúc, dù khó khăn đến đâu thì em cũng sẽ vẫn luôn “Hướng về anh một phương”, luôn hướng về nơi có người mình yêu, luôn hướng về anh. Xuân Quỳnh là người phụ nữ gặp nhiều bất hạnh trong tình yêu và ở bài thơ này dường như đã chất chứa những dự cảm về tai họa bất trắc, nhưng vượt lên trên tất cả, lòng thủy chung vẫn được khẳng định một cách chắc chắn bởi ở trái tim người con gái ấy là một tình yêu bao la:
“Những ngày không gặp nhauBiển bạc đầu thương nhớNhững ngày không gặp nhauLòng thuyền đau rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồiBiển chỉ còn sóng vỗNếu phải cách xa anhEm chỉ còn bão tố’’
Chỉ có trái tim yêu hết mình mới có thể bộc lộ tình yêu cùa mình một cách mạnh mẽ và đầy ấn tượng như thế.
Xuân Quỳnh đã mượn quy luật của thiên nhiên để nói lên quy luật của lòng người, của tình yêu và khát vọng: mọi con sóng dù ồn ào, dữ dội đến đâu ngoài đại dương thì khi vỗ bờ cũng sẽ đều lặng lẽ, dịu dàng. Con sóng khát khao bờ cát đã vượt qua biết bao khó khăn để tới được bờ, cũng như “sóng - em” sẽ vượt qua mọi khó khăn để “biết yêu anh và được anh yêu” mặc cho cuộc đời còn dài rộng:
“Cuộc đời tuy dài thếNăm tháng vẫn trôi quaNhư biển kia dẫu rộng,Mây vẫn bay về xa”
Người con gái yêu nhưng không hề lý tưởng hóa tình yêu đó. Cô nhận thức được một cách đúng đắn về những khó khăn mà tình yêu sẽ phải vượt qua để đến được bến bờ hạnh phúc. Nhưng dù thời gian có trôi đi như một thách thức, khó khăn có vẫn còn thì tình yêu trong lòng người con gái cũng vẫn luôn là vĩnh viễn, cô đã hòa nhập hoàn toàn vào trong sóng:
“Làm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ”
Vậy là khát khao được sống hết mình, trọn vẹn trong tình yêu của người con gái đã được sóng nói giúp. Xuân Diệu đã từng yêu dam mê sôi nổi:
“Đã hôn rồi hôn lạiHôn đến mãi muôn đờiĐến tan cả đất trời”
Nhưng vẫn có lúc “thôi dào dạt” còn Xuân Quỳnh thì “ngàn năm còn vỗ”, ở ba khổ thơ cuối của bài thơ, hình ảnh nhân vật em không được nhắc đến nữa mà đã nhường chỗ cho sóng bởi giờ đây, sóng và em đã hòa nhập làm một trong tình yêu vĩnh cửu. Hình tượng sóng trở thành hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ khiến cho người ta không thể quên được về một tình yêu đẹp trong trái tim của một người con gái.
Xuân Quỳnh ra đi khi trái tim còn đang dào dạt nguồn sống, dào dạt tình yêu và hồn thơ đang còn dạt dào cảm xúc. Bà ra đi nhưng những vần thơ viết về tình yêu của bà sẽ còn lại mãi trong lòng người đọc, bởi hồn thơ hay cũng chính là hồn người của Xuân Quỳnh, người phụ nữ “Biết yêu anh cả khi chết đi rồi”.
-----------------------
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 12 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 12.
Bài tiếp theo: Phân tích phần đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Từ khóa » Hình ảnh Sóng Và Gió
-
Đã Mắt Với 100 Hình ảnh Sóng Biển đẹp, Dữ Dội Khó Quên Của Tự Nhiên
-
Gió Sinh Ra Sóng Thế Nào? - Tạp Chí Tia Sáng
-
Hình ảnh Gió, Mây, Sông, Trăng Trong Khổ Thơ Thứ Hai Gợi Cảm Xúc Gì
-
Thơ Về Sóng Biển ❤️️ Chùm Thơ Tình Biển Và Sóng Hay
-
+233 Bài Thơ Hay Về Biển Và Sóng, Lãng Mạng, Cơ đơn Và Nỗi Nhớ
-
1001 Bài Thơ Tình Sóng, Biển Và Bờ, Con Sóng Buồn Khao Khát, Cô đơn
-
Hình ảnh Gió, Mây, Sông, Trăng Trong Khổ Thơ Thứ Hai Gợi Cảm Xúc Gì
-
Top 30+ Hình ảnh Sóng Biển đẹp Nhất Thế Giới Không Thể Quên
-
Top 13 Mẫu Phân Tích Sóng đầy đủ Và Chọn Lọc
-
Top 6 Bài Phân Tích Hình Tượng Sóng Hay Nhất
-
Nhận Xét Nghệ Thuật Miêu Tả Qua Hình ảnh “gió”, “mây”, “sông”, Chỉ Ra ...
-
Sóng Là Hình Tượng Trung Tâm Và Là Một Hình Tượng ẩn Dụ | Văn Mẫu 12
-
Phân Tích Hình Tượng Sóng Và Em Tuyệt Hay (6 Mẫu)