Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Nợ Dài Hạn - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Nghiệp vụ ngân hàng
  • Rủi ro tín dụng
  • Thanh toán quốc tế
  • Bảo lãnh ngân hàng
  • Ngân hàng thương mại
    • Thị trường tài chính
  • HOT
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y Học
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Tài Chính - Ngân Hàng » Ngân hàng - Tín dụng Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

Chia sẻ: Pham Manh Hai Hai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

Thêm vào BST Báo xấu 3.078 lượt xem 232 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tỷ số nợ phản ánh trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp đầu tư thì có 47 đồng tài sản(2008), 39 đồng (2009) từ vốn vay bên ngoài.Có thể thấy trong năm 2008 hệ số này khá cao.Tỷ lệ nợ phải trả chiếm gần 50% tổng tài sản.

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Bài tập kế toán tài chính
  • phương pháp khấu trừ thuế
  • nghiệp vụ kinh tế
  • thuế Giá trị gia tăng
  • kế toán tài chính doanh nghiệp

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

  1. I. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn Chỉ tiêu phân tích Công thức tính Năm 2008 Năm 2009 Tỷ số nợ Nợ phải trả/ tổng 97360 = 0,47 74.810 = 0,39 tài sản 205.289 192.350 Tỷ số nợ trên Nợ phải 97.360 = 0,9 74.810 = 0,64 VCH trả/VCSH 107.930 117.540 Tỷ suất tự tài trợ Vốn CSH/tổng 107930 = 0,5 117.540 = 0,61 nguồn vốn 205.289 192.350 Tỷ số nợ dài hạn Nợ DH/Vốn CSH 25.697 = 0,24 2.404 = 0,02 107.930 117.540 Tỷ suất tự tài trợ Vốn CSH/Tài sản 107.930 = 1,37 117.540 1,75 TSDH DH 78.483 67.002 Tỷ số khả năng LNTT và lãi/ lãi 25167 = 8,1 28.064 = 30,7 thanh toán lãi vay vay phải trả 3082 913 • Tỷ số nợ phản ánh trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp đầu tư thì có 47 đồng tài sản(2008), 39 đồng (2009) từ vốn vay bên ngoài.Có thể thấy trong năm 2008 hệ số này khá cao.Tỷ lệ nợ phải trả chiếm gần 50% tổng tài sản. Nó phản ánh khả năng vay vốn từ bên ngoài nhiều, mức độ rủi ro về tài chính cao, phụ thuộc vào các chủ nợ bên ngoài. Ngoài ra ta cũng có thể thấy trong năm 2008, lãi suất đi vay ngân hàng khá cao.Có thời điểm lên đến 15% , trong khi tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2008 chỉ có 9%. Như vậy doanh nghiệp đi vay càng nhiều thì càng sẽ càng lỗ nhiều, gây bất lợi cho doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2008 là 17,8%.Đến năm 2009, tỷ số nợ đã giảm đi 17%, phản ánh mức độ rủi ro tài chính thấp hơn năm 2009, doanh nghiệp ít phụ thuộc vào các chủ nợ bên ngoài.Có thể thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp năm 2009 an toàn hơn năm 2008.Thể hiện ở chỗ, năm 2008 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,9 đến năm 2009 còn 0,64. Tỷ suất tự tài trợ đã được cải thiện, năm 2009 tỷ suất tự tài trợ tăng lên 22%. Năm 2009 tỷ số nợ giảm do 2 nguyên nhân: 1. đó là do các khoản nợ phải trả giảm đáng kể, giảm 23% trong đó giảm chủ yếu là các khoản nợ dài hạn.các khoản nợ dài hạn giảm 90% và nợ ngắn hạn tăng 1%.Có thể thấy trong kỳ doanh nghiệp đã trả các khoản nợ dài hạn (chủ yếu đi vay ngân hàng quân đội) Doanh nghiệp trả các khoản nợ dài hạn, trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn thì không được giảm mà còn tăng thêm. Như vậy trong ngắn hạn doanh nghiệp vẫn chịu rủi ro trong thnah toán. Các khoản nợ dài hạn được giảm nhiều như vậy cũng không tốt, bởi lẽ đây là nguồn vốn có tính ổn định, lâu dài. Nó giúp cho doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, mua sắm các trang thiết bị đầu tư cho sản xuất, giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định. Cũng có thể thấy trong năm 2008, tỷ số nợ trê vốn chủ sở hữu quá cao. Đây cũng là lý
  2. do mà đến năm 2009, các khoản nợ dài hạn không tăng thêm, khă năng huy động vốn của DN từ bên ngoài giảm. 2. Đó là do tài sản giảm 6% trong đó tài sản ngắn hạn giảm 1,1%, tài sản dài hạn 14,6%. Như vậy có thể thấy năm 2009 doanh nghiệp đã đầu tư , xây dụng cho tài sản cố định ít, Doanh nghiệp đã thanh lý những tài sản cố định nhưng đầu tư mua mới các trang thiết bị này ít hơn so phấn thanh lý. Điều này là do doanh nghiệp trong năm 2009, đã thanh toán 90% các khoản nợ dài hạn và không có nhu cầu vay thêm vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất. trong khi đó, ta có thể thấy năm 2009, VN đã thoát dần ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Như vậy việc ít đầu tư hơn cho tài sản cố định và trả 90% vốn vay dài hạn phản ánh khả năng đầu tư, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp thấp, phản ánh sử dụng vốn không hiệu quả. Doanh nghiệp chủ yếu dùng vốn CSH để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Trong năm 2009, phản ánh cơ cấu vốn an toàn hơn năm 2008 nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa được cải thiện.trong năm 2008, doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn và 1 phần cho tài sản ngắn hạn (55143), nguồn dài hạn chủ yếu là đi vay dài hạn. Năm 2009, doanh nghiệp đã dùng vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn (52942), nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Nếu như năm 2009, doanh nghiệp biết sử dụng đòn bẩy tài chính thì sẽ có tỷ suất sinh lời cao hơn.Bởi vì trong năm 2009, tỷ suất sinh lời tổng tài sản của DN đạt 10,23%, trong khi đó lãi suất vay bình quân khoảng 9-10% thì khi đó tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ không dừng lại ở mức 18%. • Tỷ số nợ dài hạn Tỷ số này phản ánh cơ cấu nguồn vốn dài hạn của DN.Tỷ số này đã được giảm đáng kể , năm 2009 giảm 16,67% so năm 2008. Trong năm 2008 cứ 100 đồng vốn CSH thì có 24 đồng vốn vay dài hạn, năm 2009 còn có 2 đồng. Năm 2009, doanh nghiệp có cơ cấu vốn an toàn hơn năm 2008, rủi ro tài chính thấp hơn. Tỷ số nợ dài hạn tăng do 2 nguyên nhân: 1. Nợ dài hạn giảm 90% là do trong năm 2009 Dn đã trả toàn bộ khoản nợ cũ và nợ mới phát sinh trong kỳ là 36.136 triệu đồng.cuối năm 2009 DN chỉ còn khoản ký cược, ký quỹ và khoản trích lập dự phòng thất nghiệp. Khoản vay dài hạn giúp DN đầu tư mới, mở rộng sản xuất.trong năm 2009, Doanh nghiệp đã trả toàn bộ các khoản nợ dài hạn cả nợ cũ lẫn nợ phát sinh. Điều này phản ánh cơ cấu vốn an toàn cho doanh nghiệp , khả năng tài chính vững vàng. Nhưng một điều đáng chú ý trong năm Daonh nghiệp có phát sinh khoản vay dài hạn là 12.122 triệu đồng, nhưng doanh nghiệp đã trả ngay. Hơn thế nữa, trong kỳ DN còn trả hết các khoản nợ vay ngắn hạn ngân hàng. Thể hiện uy tín, tín dụng của công ty đối ngân hàng cao. Vay dài hạn được vay trên 1 năm nhưng doanh nghiệp đã trả ngay. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng quá thấp so với vốn chủ sở hữu cũng không phải là tốt, thể
  3. hiện hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Doanh nghiệp chưa bết tận dụng đòn bẩy tài chính cho mức sinh lời tăng lên. 2. Vốn chủ sở hữu Trong năm 2009 vốn chủ sở hữu tăng lên 9% là do các quỹ đầu tư phát triên tăng 22%, quỹ dự phong tài chính tăng 23,6% trong khi đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 85%. Lợi nhuận sau thuế giảm có thể do trong kỳ DN đã dùng lợi nhuân sau thuế để trả các khoản vay nợ đến hạn. Điều này cũng là hợp lý bởi lẽ trong kỳ Dn đã trả các khoản nợ dài hạn và ngắn hạn vay ngân hàng để duy trì cơ cáu vốn an toàn.Tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc đọ giảm của Nợ dài hạn khiến cho tỷ số nợ Dài hạn giảm. Điều này thể hiện doanh nghiệp muốn có cơ cấu kinh doanh an toàn, ít rủi ro, ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Nhưng các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính tăng nhiều, trong khi đó, tài sản dài hạn thanh lý nhưng vẫn chưa được mua mới. Thể hiện sự lãng phí vốn, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Doanh nghiệp nên giữ một lượng quỹ vừa đủ để còn đầu tư, mở rộng sản xuất. • Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ số này phản ánh cứ 1 đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp trong năm 2008 được tài trợ bởi 1,37 đồng vốn chủ sở hữu, và đến năm 2009 là 1,75 đồng. Như vậy có thể thấy trong cả 2 năm doanh nghiệp đều có cơ cấu vốn an toàn, khả năng tài chính vững vàng. Doanh nghiệp không những đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ cho cả tài sản ngắn hạn.Tỷ số này tăng do vốn chủ sở hữu tăng và tài sản dài hạn giảm. Tài sản dài hạn giảm 14,6% là do trong kỳ Doanh nghiệp đã thanh lý những tài sản cố định nhưng đầu tư mua mới các trang thiết bị này ít hơn so phấn thanh lý. Và có một số thiết bị dã khấu hao hết nhưng doanh nghiệp vẫn sử dụng chưa thanh lýĐiều này cũng có thể do doanh nghiệp trong năm 2009, đã thanh toán 90% các khoản nợ dài hạn và không có nhu cầu vay thêm vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất hoặc chính sách của công ty chưa muốn đầu tư sản xuất mở rộng trong giai đoạn này.vì ta có thể thấy, trong giai đoạn này VN đã thoát dần ra khỏi tình trạng khủng hoảng chưa thực sự phát triển ổn định.Như vậy việc ít đầu tư hơn cho tài sản cố định và trả 90% vốn vay dài hạn phản ánh khả năng đầu tư, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp thấp, thể hiện doanh nghiệp muốn phát triển ổn định, an toàn trong giai đoạn này. • Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp trong kỳ. Tỷ số này năm 2009 tăng gấp 3,8 lần so với năm 2008. phản ánh khả năng thanh toán các lãi tiền vay của doanh nghiệp trong kỳ và có lợi nhuận giữ lại. Tỷ số này tăng do lợi nhuận trước thuế tăng 23%, lãi tiền vay giảm 70%.  Lợi nhuận trước thuế tăng chủ yếu tăng chủ yếu là do lợi nhuận từ KQHĐKD Lợi nhuận KQHĐKD tăng 29% do lợi nhuận lợi nhuận từ bán hàng tăng 11% và doanh nghiệp đã giảm 70 % chi phí trả lãi tiền vay ( chi phí tài chính). Điều này phản ánh trong năm 2009 Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tăng mức sinh lời.Lơi nhuận bán hàng tăng 11% do Doanh thu thuần bán hàng tăng 10,24% chủ yếu do số lượng tiêu thụ hàng hóa. Điều này thể hiện kết quả hoạt
  4. động kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp trong kỳ. Hơn thế nữa hàng bán bị trả lại cũng giảm 1 tỷ tương ứng với 36% . Điều này càng thể hiện chất lượng sản phẩm của DN ngày càng được nâng cao.Ngoài ra,giá vốn hàng bán cũng tăng 35.145 triệu tương ứng với 10%,tốc độ tăng này do 2 nguyên nhân. - Thứ nhất, đó là do trong kỳ giá nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán.Giá bột mì tăng 40% , bột mì chiếm 18% chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Đường chiếm 25% chi phí nguyên vật liệu cũng tăng 22% so năm 2008. - Thứ hai, đó là do trong kỳ doanh nghiệp đã tăng sản lượng tiêu thụ nên đòi hỏi phải nhập nhiều nguyên liệu để sản xuất Từ những phân tích trên có thể thấy năm 2009 với công tác quản lý tốt, có hiệu quả các chi phí đầu vào nên doanh nghiệp đã đạt được tốc độ tăng ổn định về lợi nhuận.  Chi phí lãi vay trong kỳ giảm là do trong kỳ DN đã thanh toán hết các khoản nợ dài hạn và một phần các khoản nợ ngắn hạn.chi phí lãi vay giảm thể hiện rủi ro mất khả năng thnah toán lãi vay thấp.Doanh nghiệp an toàn về mặt tài chính. ⇒ Như vậy qua phân tích 4 chỉ tiêu về khả năng thanh toán dài hạn có thể thấy trong năm 2008 DN có cơ cấu về tài chính kém an toàn, rủi ro tín dụng cao, sử dụng chưa hiệu quả vốn, lãng phí vốn. Đến năm 2009, tình hình tài chính đã được cải thiện rõ.Cơ cấu vốn an toàn hơn, Doanh nghiệp phát triển, kinh doanh có hiệu quả, khả năng tài chính vững vàng. Xét trong dài ạn thì đây không phải là cơ cấu vốn kinh doanh có hiệu quả, vì DN sử dụng quá ít vốn vay dai hạn trong khi đó nhu cầu để đàu tư , mở rộng trang thiết bị thì chưa được đầu tư đúng mức. II. Khả năng sinh lời Chỉ tiêu Công thức Năm 2008 Năm 2009 tính Khả năng Lợi nhuận 67.390 = 16,2% 74.842 = 16,3% sinh lời gộp/ DTT bán 416.005 458.602 doanh thu hàng Lợi nhuận 19.856 = 4,7% 25.649 = 5,5% HĐKD/DT 416.705 459.941 HĐKD Lợi nhuận sau 18993 = 4,5% 20.363 = 4,4% thuế/tổng thu 421.325 462.754 nhập Khả năng Lợi nhuận sau 18993 = 9,4% 20363 = 10,23% sinh lời của thuế/ tổng tài 205.289 + 197.190 192.350 + 205.289 tổng tài sản sản BQ 2 2
  5. Khả năng Lợi nhuận sau 18.993 = 17,8% 20.363 = 18% sinh lời của thuế/ vốn 107.930 + 105.339 107930 + 117.540 vốn chủ sở CSH BQ 2 2 hữu 1. Khả năng sinh lời doanh thu  Tỷ suất LN từ HĐBH trên DT Chỉ số này phản ánh trong 100 đồng DTT từ HĐBH có 16,2 đồng (2008) và 16.3 đồng (2009) lợi nhuận từ hoạt đọng bán hàng. Chỉ số tăng 1% là do DTT tăng 10,23% và lợi nhuận tăng 11%. Trong kỳ giá vốn hàng bán tăng 10% chủ yếu do giá nguyên vật liệu tăng cao, do số lượng tiêu thụ tăng 10% nên làm cho số lượng nguyên vật liệu nhập vào cũng tăng.Nhưng ta có thể thấy, tỷ trọng giá vốn hàng bán so doanh thu thuần qua 2 năm 83%. Điều này càng chứng tỏ trong năm 2009,DN đã thực hiện tốt công tác quản lý các chi phí đầu vào, hiệu quả sử dụng vốn tăng lên.Tuy nhiên mức tăng này chưa nhiều.Ta có thể thấy đây chưa phải mức sinh lời cao trong lĩnh vực sản xuất Bánh kẹo.Bởi vì công ty Bánh Kẹo Hải Hà mới chỉ tập trung sản xuất những mặt hàng có giá trị thấp, phục vụ chủ yếu cho số những người thuộc tầng lớp bình dân, nên có mức sinh lời thấp không cao như các nhà sản xuất bánh kẹo cao cấp như Kinh do, hay Hữu Nghị.  Tỷ suất LNT từ HĐKD Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng DT từ hoạt động kinh doanh có 4,7 đồng (2008) có 5,5 đồng (2009)lợi nhuận. tỷ suất này thấp hơn so chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận từ HĐBH vì trong cả 2 năm 2008 và 2009 lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính đều lỗ.Năm 2008, lợi nhuận từ hoạt động tài chính -3913 triệu đồng đến năm 2009 là -653.Điều này là do doanh thu từ h/đ tài chính năm 2009 tăng 637 triệu đồng tương ứng với 91%. Điều này có thể do năm 2009 nền kinh tế đang thoát dần ra khỏi giai đoạn khủng hoảng nên DN đã làm hiệu quả hơn. Chi phí từ hoạt động tài chính cũng giảm đáng kể, giảm 70% là do năm 2009 DN đã thanh toán 90 %khoản nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. Chi phí bán hàng tăng do số lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên làm cho chi phí bán hàng tăng lên 14% tốc độ tăng nhnah hơn tốc độ tăng của DTT. Điều đó thể hiện DN quản lý chưa hiệu quả công tác bàn hàng. Chi phí quản lý DN tăng 1,4 % tốc độ tăng chậm hơn tốc đọ tăng của DTT hươn nữa tỷ trọng chi phí QLDN đã giảm thể hiện công tác quản lý chi phí QLDN có hiệu quả.  Tỷ suất LNT trên tổng doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 tổng dthu có 4.5 đồng lợi nhuận (2008) có 4,4 đồng năm 2009.chỉ tiêu này phản ánh khả năng sih lời từ các hoạt đọng của DN. Tuy nhiên so với mức trung bình ngành thì mức sinh lời của Dn cũng không phải là cao.chỉ tiêu này năm 2009 giảm do tổng lợi nhuận tăng 7% tăng chậm hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập, tổng thu nhập tăng 10%. Tổng chi phí tăng lên 10% nên làm cho lợi nhuận chỉ tăng có 7%. Trong kỳ có chi phí khác giảm 45% tương ứng 1000 triệu đồng trong khi đó thu nhập khác giảm 39% tương ứng 1800 triệu đồng. giảm chi phí này là hợp lý vì doanh thu giảm. Tổng chi phí tăng do chi phí
  6. bán hàng tăng 14%, giá vốn tăng 10%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1%.chi phí bán hàng tăngdo số lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ tăng thêm vào đó là trong năm vừa qua DN đầu tư nhiều cho công tác Maketing, quảng cáo sản phẩm để cnhj tranh với các đối thủ trên thị trường nên cũng lam cho chi phí bán hàng tăng. Chi phí bán hàng vẫn nằm trong khả năng chấp nhận được. Vì trong năm 2008, tỷ trọng chi phí bán hàng so doanh thu là 5,6 đến năm 209 tỷ trọng này là 5,8. chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1% nhưng tỷ trọng chi phí quản lý doanh ghiệp so DTT năm 2009 đã giảm từ 4,8% xuống 4,7% phản ánh công tác quản lý chi phí tốt, có hiệu quả. Giá vốn hàng bán tăng do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và số lượng nguyên vật liệu đầu vào tăng nên giá vốn tăng 10% cũng có thể chấp nhận được.tổng chi phí tăng ngang cùng tốc độ tăng của doanh thu đã làm cho lợi nhuận tăng 7% .trong năm 2009, DNđã quản lý tốt các chi phí nên đã không làm cho các chi phí tăng quá nhiều mà chỉ tăng ở mức cần thiết có thể chấp nhận được, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định So với các doanh nghiệp trong ngành thì mức sinh lời này cũng không phải thấp.Tuy nhiên để cạnh tranh vói các Doanh nghiệp khác công ty nên quản lý tôt hươn nữa chi phí về bán hàng, giá vốn, chi phí quản lý Dn để tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăn mức sinh lời bằng chính sách thương mại như khác biệt hóa về sản phẩm, tiết kiệm chi phí, 2.Khả năng sinh lời của tổng tài sản ROA phản ánh trong 100đồng tài sản đầu tư vào sản xuất thì tạo ra 9,4 đồng lợi nhuận năm 2008 và năm 2009 tạo ra được 10.23 đồng tăng 0,83 đồng. phản ánh khả năng sinh lời của DN trong kỳ cao hơn so năm 2008, hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng. So các doanh nghiệp khác cùng ngành thì Hai hà có mức sinh lời cũng không phải thấp. ROA=tỷ suất lợi nhuận Dthu* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Năm 2008 9,4%=4,5% *2,09 Năm 2009 10,23%=4,4%* 2,3  Từ đây ta có thể thấy khả năng sinh lời của tổng tài sản chịu tác động của hai nhân tố: • Do tỷ suât lợi nhuận Doanh thu giảm làm cho ROA giảm: (4,4%-4,5%)*2,09 = -0,2% Tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm được phân tích như ở trên. • Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng (2,3-2,09)*4,4%=0,924% Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng do doanh thu và thu nhập khác tăng 10% và do tổng tài sản trong kỳ giảm 2%. Doanh thu và thu nhập khác tăng do số lượng tiệu thụ hàng nhiều hơn năm 2008, hàng bán bị trả lại giảm 10% nên làm cho doanh thu bán hàng tăng. Tổng tài sản trong kỳ giảm trong đó tài sản ngắn hạn giảm 1,1%, tài sản dài hạn 14,6%. Như vậy có thể thấy năm 2009 doanh nghiệp đã đầu tư , xây dụng cho tài sản cố định ít, Doanh nghiệp đã thanh lý những tài
  7. sản cố định nhưng đầu tư mua mới các trang thiết bị này ít hơn so phấn thanh lý. Điều này là do doanh nghiệp trong năm 2009, đã thanh toán 90% các khoản nợ dài hạn và không có nhu cầu vay thêm vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất.Tuy nhiên lý do chưa mở rộng, đầu tư phát triển dài hạn cũng là chiến lược phát triển của doanh nghiệp.Bỏi vì ta cũng có thể thấy Hải Hà sản xuất những bánh kẹo phổ biến phục vụ chủ yếu cho người có thu nhập thấp nên mức sinh lời không cao nhưng hiệu suất sử dụng tài sản lớn. ta cũng có thể thấy Bibica cũng là doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm thường có hiệu suất sử dụng tổng tài sản trên 5 nhưng tỷ suất sinh lời doah thu là 3.6% thấp hơn so Hải Hà. Từ phân tích khả năng sinh lời tổng tài sản ta có thể thấy được chính sách thwuong mại của doanh nghiệp, bán những mặt hàng thông thường để tăng hiệu suất sử dụng tài sản và chấp nhận mức sinh lời thấp. Tuy nhiên ta cũng tháy hiệu suất sử dụng tài sản tăng mà lại do tổng tài sản giảm chủ yếu do tài sản cố định giảm thì điều này không tốt, phản ánh năng lực quản lý chưa có hiệu quả của doanh nghiệp. Hơn nữa trong kỳ có những tài sản đã trích hết khấu hao nhưng vẫn được đưa vào sử dụng, doanh nghiệp mua sắm những tài sản cố định mới ít điều này càng thể hiện năng lực quản lý của doanh nghiệp chưa cao.Để phát triển dài hạn ổn định thì doanh nghiệp cần đầu tư, mở rộng sản xuất, sản xuất những loại sản phẩm có tính khác biệt hóa, nâng cao năng lực quản lý, tiết kiệm chi phí để tăng hiệu suất sử dụng vốn, tăng khả năng sinh lời. 3. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 17,8 đồng lợi nhuận năm 2008, và 18 đồng năm 2009. Thể hiện lợi nhuận cuối cùng dành cho vốn chủ sở hữu tăng nhưng không đáng kể. Tỷ suất sinh lời tăng do lợi nhuận tăng 10% và vốn chủ sở hữu tăng 7%. Điều này phản ánh khả năng sinh lời tốt của doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt đọng kinh doanh tôt hơn năm 2008 Trong năm 2009 vốn chủ sở hữu tăng lên là do các quỹ đầu tư phát triên tăng 22%, quỹ dự phong tài chính tăng 23,6% trong khi đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 85%. Lợi nhuận sau thuế giảm có thể do trong kỳ DN đã dùng lợi nhuân sau thuế để trả các khoản vay nợ đến hạn. Điều này cũng là hợp lý bởi lẽ trong kỳ Dn đã trả các khoản nợ dài hạn và ngắn hạn vay ngân hàng để duy trì cơ cáu vốn an toàn. Nhưng các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính tăng nhiều, trong khi đó, tài sản dài hạn thanh lý nhưng vẫn chưa được mua mới. Thể hiện sự lãng phí vốn, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.Doanh nghiệp cần sớm có kế hoạch đầu tư, mua sắm thiết bị để tăng năng lực sản xuất. ROE = ROA* 1/(1-hệ số nợ) Năm 2008 17,8% = 9,4% * 1/ (1-0,47) Năm 2009 18 % = 10,2% * 1/ (1- 0,39) Từ phân tích chỉ số trên ta thấy tỷ suất sinh lời chịu tác động của 2 nhân tố: -ROA tăng làm cho ROE tăng
  8. (10,2%-9,4%)*1/(1-0,47) =1,5% - tỷ số nợ giảm làm ROE giảm (1,61-1,89)*10,2% =-2,8% Từ phân tích trên ta có thể thấy trong kỳ doanh nghiệp tăng ROE nhưng chưa đáng kể bằng cách tăng ROA và giảm hệ số nợ do đó mà trong kỳ không tiềm ẩn rủi ro. Doanh nghiệp sử dụng chính sách thương mại sản xuất những sản phẩm có giá trị thấp, nên mức sinh lời không cao. Tuy nhiên ta cũng tháy hiệu suất sử dụng tài sản tăng mà lại do tổng tài sản giảm chủ yếu do tài sản cố định giảm thì điều này không tốt, phản ánh doanh nghiệp trong kỳ chưa có sự đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.Phản ánh năng lực quản lý chưa có hiệu quả của doanh nghiệp. Hơn nữa trong kỳ có những tài sản đã trích hết khấu hao nhưng vẫn được đưa vào sử dụng, doanh nghiệp mua sắm những tài sản cố định mới ít điều này càng thể hiện năng lực quản lý của doanh nghiệp chưa cao. 1. Về chính sách tài chính trong kỳ doanh nghiệp đã có cơ cấu kinh doanh an toàn.thể hiện ở chỗ Đến năm 2009, tỷ số nợ đã giảm đi 17%, phản ánh mức độ rủi ro tài chính thấp hơn năm 2009, doanh nghiệp ít phụ thuộc vào các chủ nợ bên ngoài.Có thể thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp năm 2009 an toàn hơn năm 2008.Thể hiện ở chỗ, năm 2008 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,9 đến năm 2009 còn 0,64. Tỷ suất tự tài trợ đã được cải thiện, năm 2009 tỷ suất tự tài trợ tăng lên 22%. do các khoản nợ phải trả giảm đáng kể, giảm 23% trong đó giảm chủ yếu là các khoản nợ dài hạn.các khoản nợ dài hạn giảm 90% và nợ ngắn hạn tăng 1%.Có thể thấy trong kỳ doanh nghiệp đã trả các khoản nợ dài hạn (chủ yếu đi vay ngân hàng quân đội) Doanh nghiệp trả các khoản nợ dài hạn, trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn thì không được giảm mà còn tăng thêm. Như vậy trong ngắn hạn doanh nghiệp vẫn chịu rủi ro trong thnah toán. Các khoản nợ dài hạn được giảm nhiều như vậy cũng không tốt, bởi lẽ đây là nguồn vốn có tính ổn định, lâu dài. Nó giúp cho doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, mua sắm các trang thiết bị đầu tư cho sản xuất, giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định. Cũng có thể thấy trong năm 2008, tỷ số nợ trê vốn chủ sở hữu quá cao. Đây cũng là lý do mà đến năm 2009, các khoản nợ dài hạn không tăng thêm, khă năng huy động vốn của DN từ bên ngoài giảm. Trong năm 2009, phản ánh cơ cấu vốn an toàn hơn năm 2008 nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa được cải thiện.trong năm 2008, doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn và 1 phần cho tài sản ngắn hạn (55143), nguồn dài hạn chủ yếu là đi vay dài hạn. Năm 2009, doanh nghiệp đã dùng vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn (52942), nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu.
  9. Nếu như năm 2009, doanh nghiệp biết sử dụng đòn bẩy tài chính thì sẽ có tỷ suất sinh lời cao hơn.Bởi vì trong năm 2009, tỷ suất sinh lời tổng tài sản của DN đạt 10,23%, trong khi đó lãi suất vay bình quân khoảng 9-10% thì khi đó tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ không dừng lại ở mức 18%. ⇒ Tóm lại trong năm 2009, doanh nghiệp đã tăng mức sinh lời của vốn chủ sở hữu nhưng chưa hiệu quả , cơ cấu tài chính an toàn .bởi vì doanh nghiệp sử dụng chính sách thương mại là sản xuất những mặt hàng thông thường có giá trị thấp trong khi đó không mở rộng đầu tư quy mô sản xuất, nên làm cho mức sinh lời không cao. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, doanh nghiệp dùng toàn bộ nguồn vốn dài hạn chủ yếu là vốn chủ sở hữu, trong đó vay dài hạn giảm , để tài trợ cho tài sản dài hạn và ngắn hạn gây lãng phí vốn. Năng lực quản lý của doanh nghiệp chưa cao , doanh nghiệp chưa biết tận dụng đòn bẩy tài chính để làm tăng mức sinh lời cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo an toàn về tài chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Bài giảng Báo cáo tài chính - Chương 7 Phân tích khả năng thanh toán

    ppt 16 p | 500 | 95

  • Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Chương 4: Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

    ppt 27 p | 295 | 58

  • Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 5 đến 10 - ThS. Nguyễn Lê Hồng Vỹ

    pdf 47 p | 226 | 30

  • Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 (Tái bản lần thứ nhất)

    pdf 362 p | 75 | 24

  • Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán

    pdf 22 p | 84 | 22

  • Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 4 - ThS. Bùi Ngọc Toản

    pdf 9 p | 194 | 13

  • Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính – Chương 4: Phân tích tình hình và khả năng thanh toán (tt)

    pdf 27 p | 148 | 13

  • Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ hai): Phần 2

    pdf 194 p | 18 | 12

  • Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 6: Phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán

    pdf 19 p | 88 | 11

  • Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 5 - ThS. Đoàn Thị Thu Trang

    pdf 6 p | 75 | 10

  • Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 4 - Nguyễn Hoàng Phi Nam

    pdf 27 p | 110 | 9

  • Bài giảng môn Phân tích báo cáo tài chính: Bài 4 - TS. Trần Thị Thanh Tú

    pdf 20 p | 127 | 8

  • Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Chương 3: Phân tích công nợ, tình hình và khả năng thanh toán

    pdf 14 p | 23 | 8

  • Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Bài 4 - TS. Nguyễn Thị Minh Phương

    pdf 30 p | 40 | 6

  • Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 6 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã

    pdf 26 p | 39 | 5

  • Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 7: Phân tích khả năng sinh lời

    pdf 15 p | 125 | 4

  • Khả năng thanh toán của doanh nghiệp - góc nhìn từ các doanh nghiệp xây dựng niêm yết Việt Nam

    pdf 3 p | 60 | 4

  • Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chuyên đề 5 - Trần Trung Tuấn

    pdf 38 p | 9 | 4

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Nợ Dài Hạn Giảm Nói Lên điều Gì