Phân Tích Khái Niệm Tội Phạm Trong Bộ Luật Hình Sự 2015
Có thể bạn quan tâm
Tội phạm là chế định quan trọng và chủ yếu của luật hình sự. Nội dung của khái niệm tội phạm đã thể hiện một cách rõ nét bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị xã hội cũng như những đặc điểm pháp lý của luật hình sự. Đồng thời nó còn được xem như là điều kiện có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải tội phạm, giữa trách nhiệm hình sự và những trách nhiệm pháp lý khác.
Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự 2015
KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Gửi email:luatquangphong@gmail.com
Hoặc chat trực tiếp trên website
ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
I. Khái niệm tội phạm
-
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 phải bị xử lý hình sự.
-
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
II. Phân tích khái niệm tội phạm
1. Chủ thể của tội phạm
-
Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự: Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không phải ai thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng đều là chủ thể của tội phạm, mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự mới là chủ thể của tội phạm.
-
Bộ luật hình sự không quy định năng lực trách nhiệm hình sự là gì, mà chỉ quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21 Bộ luật hình sự 2015) và tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự 2015). Từ quy định này, có thể hiểu chủ thể của tội phạm phải là người có độ tuổi nhất định, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
2. Về hành vi của tội phạm
-
Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Các quan hệ đó là: độc tập, chủ quyền, thống nhất. toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, Nên văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp cửa tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe. danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nếu thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra không đáng kể thì không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và không bị coi là hành vi phạm tội. Việc đánh giá hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào tình hình phát triển của xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Khi đã xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng tức là đã coi hành vi đó là hành vi phạm tội tuy nhiên người thực hiện hành vi đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phải căn cứ vào các yếu tố khác như. tuổi chịu trách nhiệm hình sự, lỗi và các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
-
Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật hình sự: Việc nhà làm luật quy định chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự mới là tội phạm là nhằm gạt bỏ việc áp dụng nguyên tắc tương tự. Chỉ có Bộ luật hình sự quy định về tội phạm, không có văn bản pháp.luật nào khác được quy định tội phạm.
3. Yếu tố lỗi của tội phạm
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
-
Khoa học luật hình sự coi lỗi là một dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm. Nếu một hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị coi là có lỗi thì người có hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không đủ yếu tố cấu thành tội phạm).
-
Tội phạm là hành vi có lỗi, tính có lỗi là thuộc tính cơ bản của tội phạm, là cơ sở để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự vế hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra. Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận hình thức buộc tội khách quan; tội phạm là hành vi tổng hợp các yếu tố chủ quan và khách quan, các yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất (tội phạm là sự thống nhất giữa mặt chủ quan và mặt khách quan)
4. Khách thể của tội phạm
-
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ xã hội đó được Bộ luật hình sự bảo vệ.
-
Đây cũng là một đặc điểm mà thiếu nó thì không phải là tội phạm. Các quan hệ xã hội thì có nhiều, do nhiều ngành luật điều chỉnh, nhưng Bộ luật hình sự chỉ bảo vệ những quan hệ có liên quan trực tiếp đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân và nhưng lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khách thể là một yếu tố rất quan trọng của tội phạm; các hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội không phải là khách thể của tội phạm thì không phải là tội phạm; hiểu rõ khách thể của tội phạm giúp chúng ta xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.
Trân trọng!
Ex: Trường Trịnh
KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Gửi email:luatquangphong@gmail.com
Hoặc chat trực tiếp trên website
ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn. Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này. | |
LUẬT QUANG PHONG Văn phòng tại Hà Nội: Số 16 Trần Quốc Vượng, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 67 Giếng Đồn, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Hotline: 0984.560.266 - 0978.412.600 Email: luatquangphong.hoai@gmail.com Website: luatquangphong.com | LUẬT QUANG PHONG - Tư vấn mọi vấn đề liên quan để khách hàng có lựa chọn tối ưu nhất cho vụ, việc trên; - Soạn hồ sơ cho khách hàng; - Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả; - Bàn giao giấy tờ (kết quả) cho khách hàng; - Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng |
Chia sẻ bài viết
Từ khóa » đặc điểm Hình Sự Của Tội Phạm Là Gì
-
Tội Phạm Là Gì ? Phân Tích đặc điểm (dấu Hiệu) Của Tội Phạm ?
-
Dấu Hiệu Của Tội Phạm Là Gì ? Phân Tích Các đặc điểm (dấu Hiệu) Của ...
-
Tội Phạm Là Gì? Đặc điểm Của Tội Phạm? - Công Ty Luật ThinkSmart
-
Khái Niệm, Bản Chất Và Các đặc điểm Của Tội Phạm - Học Luật OnLine
-
Tội Phạm Hình Sự Là Gì? Phân Biệt Tội Phạm Hình Sự Và Các Vi Phạm ...
-
Phân Tích Các Dấu Hiệu Của Tội Phạm Và Cấu Thành Tội Phạm
-
Khái Niệm Tội Phạm Trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam - Phamlaw
-
Vi Phạm Hình Sự Là Gì? Đặc điểm Và Phân Loại Tội Phạm Hình Sự
-
[PDF] Vấn đề 1: TỘI PHẠM - Amilawfirm
-
Khái Niệm Và Các đặc điểm Của Tội Phạm Công Nghệ Thông Tin. Sự ...
-
Dấu Hiệu Của Tội Phạm Và Cấu Thành Tội Phạm Do Luật Sư Phân Tích
-
Tội Phạm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tội Phạm Là Gì? Phân Loại Tội Phạm Thế Nào? - LuatVietnam
-
Những điểm Mới Trong Khái Niệm Tội Phạm Của Bộ Luật Hình Sự Năm ...