Phân Tích Khái Niệm Và đặc Trưng Của Nhà Nước - Luật Sư Online

Mục lục

Toggle
  • 1 – Nhà nước là gì?
  • 2 – Phân tích các đặc trưng của nhà nước
    • a – Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội
    • b – Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ
    • c – Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia
    • d – Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội
    • đ – Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế

Phân tích khái niệm nhà nước (hoặc Phân tích các đặc trưng của nhà nước)

Phân tích khái niệm nhà nước (hoặc Phân tích các đặc trưng của nhà nước)

  • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Lý luận nhà nước và pháp luật
  • Vai trò khoa học của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
  • So sánh và Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác
  • Quan điểm của Mác -Lênin về nguồn gốc nhà nước
  • Kiểu nhà nước là gì? Phân tích khái niệm kiểu nhà nước?
  • Phân tích quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin về thay thế kiểu nhà nước
  • Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
  • Tính xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Thế nào là nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”
  • Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?

1 – Nhà nước là gì?

Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.

2 – Phân tích các đặc trưng của nhà nước

a – Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội

– Nhà nước là một trong các tổ chức của xã hội nhưng có quyền quản lý xã hội. Để quản lý xã hội, nhà nước phải có quyền lực. Quyền lực nhà nước là khả năng và sức mạnh của nhà nước có thể bắt các tổ chức và cá nhân trong xã hội phải phục tùng ý chí của nó.

– Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong mối quan hệ này, nhà nước là chủ thể của quyền lực, các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội là đối tượng của quyền lực ấy, họ phải phục tùng ý chí của nhà nước.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Kiểu nhà nước là gì? Phân tích khái niệm kiểu nhà nước?
  • Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?
  • Biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước của các Điều ước đầu tư: Phân tích từ kinh nghiệm của Úc và New Zealand
  • Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
  • Phân tích chức năng kinh tế của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Phân tích chức năng xã hội của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước
  • Phân tích vai trò của nhà nước đối với pháp luật
  • Nguồn gốc, Bản chất, Đặc điểm và Hình thức của Nhà nước
  • Bảo vệ môi trường từ góc độ giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước: Kinh nghiệm cho Việt Nam

– Quyền lực nhà nước cũng tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các thành viên cũng như các cơ quan của nó, trong đó thành viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

– Quyền lực nhà nước có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức, cá nhân, mọi khu vực lãnh thổ và các lĩnh vực cơ bản của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…

– Để quản lý xã hội, nhà nước có một lớp người tách ra khỏi lao động sản xuất để chuyên thực thi quyền lực nhà nước, họ tham gia vào bộ máy nhà nước để làm hình thành nên một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, trong đó có các cơ quan bạo lực, cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, tòa án…

Quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó thì trong xã hội chỉ một mình nhà nước có nên quyền lực nhà nước là đặc biệt, nhờ có quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó mà nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.

b – Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ

Neu như các tố chức xã hội khác tập hợp và quản lý dân cư theo mục đích, chính kiến, lý tưởng, nghề nghiệp, độ tuổi hoặc giới tính… thì nhà nước luôn lấy việc quản lý dân cư theo lãnh thổ làm điểm xuất phát. Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính… cứ sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định thì chịu sự quản lý của một nhà nuớc nhất định và do vậy, họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước ở nơi mà họ cư trú.

Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình cũng theo địa bàn cư trú của họ hay theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ. Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và quản lý toàn bộ dân cư của minh theo từng đơn vị đó, vì thế, nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia.

c – Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia

Chủ quyền quốc gia là khái niệm chỉ quyền quyết định tối cao của quốc gia trong quan hệ đối nội và quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong quan hệ đối ngoại.

Hiến pháp của các nước tuyên bố chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân, nhưng nhân dân ủy quyền cho nhà nước thực hiện nên nhà nước là đại diện chính thức cho toàn quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội và đối ngoại. Trong quan hệ đối nội, quy định của nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan; nhà nước có thế cho phép các tố chức xã hội khác được thành lập và hoạt động hoặc nhà nước công nhận sự tồn tại và hoạt động hợp pháp của các tổ chức xã hội khác. Trong quan hệ đối ngoại, nhà nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối, chính sách đối ngoại của mình. Các tổ chức khác chỉ được tham gia vào những quan hệ đối ngoại mà nhà nước cho phép.

d – Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội

Nhà nước ban hành pháp luật, tức là hệ thống các quy tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tố chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: tuyên truyền, phố biến, giáo dục, thuyết phục, tố chức thực hiện, động viên, khen thưởng, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, do đó, pháp luật được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi trong toàn xã hội.

Nhà nước sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước và pháp luật là một trong những công cụ quản lý có hiệu quả nhất của nhà nước.

đ – Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế

Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật. Nhà nước là một bộ máy được tách ra khỏi lao động sản xuất trực tiếp để chuyên thực hiện chức năng quản lý xã hội nên nó phải được nuôi dưỡng từ nguồn thuế do dân cư đóng góp, không có thuế bộ máy nhà nước không thể tồn tại được và thuế luôn là quốc sách của mọi nhà nước. Thuế còn là nguồn của cải quan trọng phục vụ cho việc phát triển các mặt của đời sống. Ngoài thuế, nhà nước còn có quyền phát hành tiền, công trái, vì thế, nhà nước có lực lượng vật chất to lớn, không chỉ có thể trang trải cho các hoạt động của nó, những hoạt động cơ bản của xã hội, mà còn có thế hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác.

Những đặc trưng trên chỉ một mình nhà nước có và thể hiện đầy đủ khái niệm nhà nước.

Like fanpage Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Từ khóa » Trình Bày Các đặc Trưng Cơ Bản Của Nhà Nước