Phân Tích Khổ 3 Bài Thơ Sang Thu - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Trung học cơ sở - phổ thông
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.17 KB, 4 trang )
Phân tích khổ 3 của bài thơ " Sang thu".1. Mở bài: - Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.- Khái quát nghệ thuật và nội dung của bải thơ -> Giới thiệuđoạn thơ -> chép lại đoạn thơ.VD: Bài thơ ngắn gọn, hàm súc không chỉ bộc lộ cảm xúc tinh tế củanhà thơ trước sự chuyển mình của thiên nhiên đất trời chớm thu mà còncòn chứa đựng những suy ngẫm, những triết lý vô cùng sâu sắc về conngười và cuộc đời.(chép lại khổ thơ)2. Thân bài:a. Khái quát:b. phân tích: Với Sang thu, người đọc chợt nhận ra: Một thoáng hươngổi, một làn sương,một dòng sông, một đám mây, một tia nằng. Những tianắng vàng nhạt cũng làm nên những đường nét rất riêng của mùa thuViệt Nam. Đây chính là điều đã làm lên sức hấp dẫn của bài thơ.- Sự hấp dẫn của Sang thu còn ở cách cảm nhận về thiên nhiên, sự vậtcủa tác giả. Nếu hai khổ thơ trên rất đẹp về tạo hình, rất tinh tế trongcảm nhận thì khổ thứ 3 đem đến một vẻ đẹp mới cho bài thơ. Trong khổthơ này, mùa thu được khẳng định bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm,bằng sự suy ngẫm chứ không phải bằng sự cảm nhận trực tiếp.Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưaSấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổiMùa thu không được quan sát từ gần đến xa, từ thấp đến cao. Mùa thuđang từ từ đi vào tâm tưởng, lắng lại trong tâm tư. Vẫn là nắng, mưa,sấm chớp, bão dông nhưng mức độ đã khác. Tất cả đang đi vào chừngmực, để gay gắt chuyển hóa thành dịu êm. Và đó chính là dấu hiệu củamùa thu. nhưng đây chỉ là khoảnh khắc giao mùa nên ranh giới hai mùarất mơ hồ và mong manh, diều duy nhất có thể xác định được là nhờ sựnhạy cảm của giác quan.Trong không khí của đất trời chớm thu, nhà thơ đã cảm nhận đượcbước chuyển mình đầy tinh tế của vạn vật. Vẫn là nắng của mùa hạ,nhưng đó không còn là cái nắng gay gắt, chói chang mà trong cái nắngđó có cái mát dịu của trời thu. Và mưa cũng vậy. Không phải là nhữngtrận mưa ào ào dữ dội mà nhè nhẹ, êm êm. Với cách dùng các phó từ“vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt” nhà thơ như đo đếm được đọ đậm nhạtcủa nắng, khối lượng ít nhiều của mưa và mức đọ to nhỏ của sấm. Nắng,mưa thay đổi nên sấm cũng ít hơn, nhỏ hơn, không đột ngột vang rềncùng với tia chớp sáng lóe xé rách bầu trời trong những trận mưa lũtháng sáu tháng bảy.Bằng những câu thơ ngắn gọn, hình ảnh quen thuộc Hữu Thỉnh đãđem đến cho người đọc cảm nhận thật mới về mùa thu trong khoảnhkhắc giao mùa. Bước chuyển mình của thiên nhiên thật nhẹ, thật êm màkhông phải ai cũng có thể nhận ra. Có thể thấy vạn vật đều sang thu, tuyrất nhẹ nhàng những cũng rõ ràng và chủ động.Thiên nhiên, thời tiết đi vào chừng mực cho nên hàng cây cũng bớtbất ngờ, giật mình vì tiếng sấm. Cũng có thể hiểu khi " Hàng cây đãđứng tuổi" thì nó đã trải qua biết bao hiện tượng thiên nhiên nên bìnhtĩnh không còn bất ngờ trước các hiên tượng thời tiết như vậy nữa. Hàngcây chủ đông đón nhận sự thay đổi của thiên nhiên một cách bình tĩnh,chủ động. Có thể thấy, khổ thơ đã giúp người đọc cảm nhận thiên nhiên,đất trời cùng một nhịp sang thu.Khổ thơ còn mang đến cho người đọc một sự cảm nhận mới. Phảichăng, cái "đứng tuổi" của hàng cây là cái chốt cửa để mở sang một thếgiới khác: Thế giới sang thu của hồn người. Vẻ điềm tĩnh, chín chắn củahàng cây trước sấm sét, bão giông hay chính là sự từng trải chín chắncủa người trước bão táp cuộc đời. Họ bản lĩnh hơn, vững vàng hơn trướcmọi tác động của ngoại cảnh dù là bất ngờ nhất.Ngược trở nên hai khổ thơ trước ta bông hiểu vì sao lại có sự "chùngchình", bịn rịn lúc sang thu? Vì sao vừa có sự "dềnh dàng" lại vừa có sự"vội vã"? Thì ra trước mắt việc đi mãi. Ngoảnh đầu thu đến rồi! Bốnmùa luân chuyển vô hình, lặng lẽ. Bỗng chợt thu. Đời người vất vả, bậnrộn, lo toan. Bỗng chốc thấy mái tóc pha sương, sững sỡ khi thấy mìnhcũng đã "sang thu". Ở vào tuổi này, con người không còn bồng bột, sôinổi như thời tuổi trẻ mà sâu sắc thêm, chín chắn thêm. Nếu ở ai khác,khi tuổi đời còn trẻ có thể reo lên khi bất chợt nhận ra hương, gió vàsương thu. Nhưng với tác giả Sang Thu thì chỉ thầm nhận xét mơ hồ vànghi hoặc;Hình như thu đã vềThiên nhiên Sang thu,chủ yếu như lắng lại, chừng mực, đúng mức.Con người cũng vậy. Khi nửa đời nhìn lại,một mặt thấy mình chín chắn,sâu sắc thêm, mặt khác cũng phải khẩn trương, gấp gáp thêm. Thành rasự "vội vã" của bầy chim cũng là sự vội vã của con người. Thiên nhiênvà con người cùng một nhịp sang thu. Trong từng cảnh sang thu củathiên nhiên đất t trời có lồng lộng hồn người sang thu, vừa lưu luyến bồihồi, vừa nghiêm trang chững chạc, vừa sâu lắng bâng khuâng.Đặt bài thơ vào thời điểm sáng tác ta mới hiểu thêm một tầng nghĩa mới.Bài thơ ra đời vào năm 1977 – khi đất nước đã thống nhất, bom đạn vàkhói lửa chiến tranh cũng đã lùi xa, cả nước bắt tay vào xây dựng xã hộichủ nghĩa. Phải chăng đằng sau sự sang thu của thiên nhiên đất trời là sựsang trang của đất nước.c. Đánh giá nâng cao:Đoạn thơ đã thể hiện được suy ngẫm cuả tác giả về quy luật của cuộcsống, về con người và cuộc đời. Đó chính là tính triết lí sâu sắc thườngđược thể hiện trong các bài thơ của Hữu Thỉnh.3. Kết bài: “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến chongười đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâusắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.- Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, HữuThỉnh đã góp thêm một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng làm chomùa thu thi ca thêm phong phú.
Tài liệu liên quan
- Tài liệu Phân tích đoạn 3 bài thơ Tây tiến của Quang Dũng pdf
- 7
- 32
- 351
- Phân tích khổ 2 bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
- 3
- 35
- 263
- Phân tích khổ 1 bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
- 3
- 4
- 35
- Phân tích khổ đầu bài thơ Việt Bắc
- 2
- 11
- 61
- Phân tích khổ đầu bài thơ Tây Tiến - văn mẫu
- 3
- 2
- 13
- Phân tích khổ cuối bài thơ tây tiến của quang dũng ngu van 12
- 2
- 6
- 16
- Phân tích khổ 2 bài thơ Viếng lăng bác
- 2
- 6
- 29
- Phân tích khồ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- 4
- 1
- 18
- phân tích khổ cuối bài thơ ánh trăng của nguyễn duy
- 1
- 5
- 15
- Phân tích khổ đầu bài thơ Tây Tiến_bài 2
- 3
- 637
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(14.08 KB - 4 trang) - Phân tích khổ 3 bài thơ Sang thu Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Bài Văn Sang Thu Khổ 3
-
Văn Mẫu Lớp 9: Phân Tích Khổ Cuối Bài Sang Thu Của Hữu Thỉnh Dàn ...
-
Phân Tích Khổ 3 Bài Sang Thu ❤️️ 15 Bài Mẫu Khổ Cuối Hay
-
Phân Tích Khổ Cuối Bài Sang Thu Ngắn Nhất - TopLoigiai
-
Mở Bài Sang Thu Khổ 3 Ngắn Gọn, Hay Nhất - TopLoigiai
-
Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Bài Sang Thu - Thủ Thuật
-
Cảm Nhận Của Em Về Khổ Thơ Cuối Bài Sang Thu - Hữu Thỉnh
-
Phân Tích Khổ Cuối Sang Thu Của Hữu Thỉnh (3 Mẫu) - Văn 9
-
Phân Tích Khổ Cuối Bài Sang Thu Chi Tiết Và Hay Nhất - IIE Việt Nam
-
[Tài Liệu Văn 9] Cảm Nhận Về Khổ Thơ Thứ Ba Bài "Sang Thu"
-
Top 15 Cảm Nhận Khổ 3 Của Bài Thơ Sang Thu 2022
-
Văn Mẫu Lớp 9: Phân Tích Khổ Cuối Bài Sang Thu Của ... - Ôn Thi HSG
-
Phân Tích Bài Thơ Sang Thu 2023
-
Phân Tích Khổ Cuối Bài Sang Thu Hữu Thỉnh (2 Mẫu) Hay Nhất