Phân Tích Khổ 5 Bài Thơ Bếp Lửa Câu Hỏi 1022089

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • animek532logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      97

    • Điểm

      4072

    • Cảm ơn

      59

    • Ngữ văn
    • Lớp 9
    • 20 điểm
    • animek532 - 18:34:00 03/08/2020
    phân tích khổ 5 bài thơ bếp lửa
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • linhlinh6796
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      4900

    • Điểm

      71085

    • Cảm ơn

      5126

    • linhlinh6796
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • Câu trả lời hay nhất!
    • 03/08/2020

    Đây là câu trả lời đã được xác thực

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    icon

    DÀN BÀI

    1 Mở bài

    - Giới thiệu chung về tác giả Bằng Việt và bài thơBếp lửa

    - Giới thiệu nội dung đoạn thơ: khổ thơ 5 của bài thơ)

    2 Thân bài

    * Khái quát hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn thơ

    - Bếp lửađược sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên du học ở Liên Xô.

    - Vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ nằm ở khổ 5 của bài thơ,

    * Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ

    - Khổ 5: Suy ngẫm về cuộc đời bà

    +Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa+Điệp ngữ “một ngọn lửa”-> Đối với người cháu thì bà chính là người thắp lửa cho sức sống của người cháu cũng như các bạn trẻ trong thế hệ tương lai.

    - Nhận xét về tình cảm và suy nghĩ của tác giả: Tác giả rất yêu thương và kính trọng bà.Nhớ đến bà là nhớ đến quê hương. Nhớ quê hương ở nơi xứ lạ, đó chính là tình yêu Tổ Quốc! Đây cũng là khởi đầu của tình yêu đất nước, con người Việt Nam

    - Nghệ thuật:

    + Sáng tạo ra hình ảnh mang tính biểu tượng: bếp lửa

    + Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự

    3. Kết bài

    - Tổng kết lại nội dung và liên hệ mở rộng

    BÀI LÀM

    Trong cuộc đời mỗi con người khi sinh ra ai cũng có người thân, gia đình và những kỉ niệm ấm áp bên họ. Tác giả Bằng Việt cũng vậy, ông đã có quãng thời gian rất hạnh phúc bên người bà thân thương của mình. Hình ảnh in sâu trong tâm chí ông chính là hình ảnh chiếc bếp lửa cùng ngọn lửa của tình thương nơi bà thân yêu của ông. Bài thơ Bếp lửa là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu dành cho nhau. Trong đó khổ đã diễn tả rất chi tiết sự chiêm nghiệm và tình cảm của cháu dành cho bà- ngọn lửa sáng rực trong tim của cháu.

    Nhà thơ Bằng Việtlà một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Đoạn thơ nằm ở khổ 5 của bài thơ, thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà nói riêng và với gia đình, quê hương, đất nước nói chung.

    Sau khi đưa ra hình ảnh bếp lửa đẻ khơi nguồn cho dòng suy nghĩ về bà, sau đó người cháu đã suy nghĩ về cuộc đời của bà thông qua hình ảnh bếp lửa:

    Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

    Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..

    Hình ảnh bếp lửa rồi đến ngọn lửa đã trở thành biểu tượng mãnh liệt cho tình yêu thương của 2 bà cháu. Tác giả ta đã cảm nhận được sự khó nhọc của người bà khi ngày ngày nhóm bếp lửa . Bà luôn hi sinh cho con cháu, người thân!. Cụm từ "Rồi sớm rồi chiều" kết hợp từ "lại" đã nhấn mạnh được sự vất vả của bà suốt năm tháng. Dường như bà chỉ có một niềm vui duy nhất đó chính là chăm lo cho con cháu mình. Điệp ngữ "một ngọn lửa" là sáng tạo nghệ thuật đắt giá của tác giả. Nó nhấn mạnh sự sống dai dẳng bất diệt của ngọn lửa và ý nghĩa của tình yêu thương mà người bà dành cho cháu. Ngọn lửa chính là hiện thân cho tâm hồn, nghị lực sống phi thường của người bà. Vì thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người, truyền lửa cho người cháu cũng như là thế hệ mai sau. Bà tin cháu mình sau này sẽ nên người và thành tài để xây dựng non sông đất nước. Đối với người cháu thì bà mãi mãi là ngọn lửa hồng sáng bừng trong trí tim mình.

    Tác giả rất yêu thương và kính trọng bà.Nhớ đến bà là nhớ đến quê hương. Nhớ quê hương ở nơi xứ lạ, đó chính là tình yêu Tổ Quốc! Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng yêu thương , gắn bó với gia đình và đất nước. Đây cũng là khởi đầu của tình yêu đất nước, con người Việt Nam.

    Tác giả đã sử dụng rất sáng tạo hình ảnh cái bếp lửa và ngọn lửa để biểu tượng cho tình yeu vô bờ bến của bà dành cho người cháu. Ngoài ra việc sử dụng linh hoạt tự sự, miêu tả và biểu cảm đã càng tăng thêm sự xúc cảm cho bài thơ và biểu lộ cảm xúc của tác giả chân thực, rõ nét hơn. Tóm lại qua đoạn thơ trên ta lại càng hiểu hơn về hình ảnh người bà cũng như là nhưng phẩm chất thiêng liêng cao quý của người phụ nữ Việt. Bà mãi mãi là tín ngưỡng đẹp nhất trong tâm hồn người cháu.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4.5starstarstarstarstar14 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 6
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Xem thêm:

    • >> Bài mẫu thư UPU lần thứ 54 năm 2025
    • >> Mời tham gia sự kiện "Nhìn lại năm cũ 2024"
    avataravatar
    • KflowerlogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      25

    • Điểm

      309

    • Cảm ơn

      30

    • Kflower
    • 03/08/2020

    Trong ảnh bạn nhé !!

    imagerotateimageimage

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4.6starstarstarstarstar7 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 6
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ 5 Bài Bếp Lửa