Phân Tích Khổ Cuối Bài Thơ Tràng Giang Hay được Chọn Lọc

Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang hay được chọn lọc

» Văn Học Lớp 11 » Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang hay được chọn lọc

Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang của tác giả Huy Cận và giá trị nội dung trong bài thơ Tràng Giang sẽ được hé mở trong bài viết này.

Khổ cuối bài thơ Tràng Giang của tác giả Huy Cận là một trong những khổ thơ hàm súc và cô đọng. Đây cũng là khổ thơ giàu hình tượng và nghệ thuật nhất. Khổ thơ này đã thể hiện được tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Huy Cận khi ông nhớ nhà.

Tìm hiểu giá trị nội dung và phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang

Tìm hiểu giá trị nội dung và phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang

Contents

  • 1 Giá trị nội dung trong bài thơ Tràng Giang 
  • 2 Phân tích khổ cuối bài Tràng Giang ( Mẫu số 1 )
  • 3 Phân tích khổ cuối bài Tràng Giang ( Mẫu số 2 )

Giá trị nội dung trong bài thơ Tràng Giang 

Bức tranh Tràng Giang hiện lên với tất cả sự đối lập và tương phản. Thiên nhiên, không gian vũ trụ thật nhỏ bé lạc lõng và mong manh. Bài thơ thể hiện được nỗi cô đơn của kẻ lữ thứ. Cái “tôi” bơ vơ nhỏ bé giữa vũ trụ rộng lớn mênh mông bao la.

Khát khao hòa hợp giữa con người và tình yêu quê hương được nhà thơ thể hiện. Cảm thấy bơ vơ lạc lõng ngay trên chính quê hương của mình. Ẩn trong nỗi bơ vơ đó là nỗi đau đớn khi mất nước và thiết tha với tạo vật nơi đây.

Phân tích khổ cuối bài Tràng Giang ( Mẫu số 1 )

Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất chúng trong phong trào thơ mới. Thơ của ông mang nhiều tâm trạng buồn của chính tác giả và nỗi sầu nhân thế. Khổ cuối trong bài thơ Tràng Giang là một trong số đó.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”.

Từ “lớp lớp” được tác giả sử dụng để nói về những đám mây trên bầu trời. Chúng nhiều đến nỗi tạo thành dãy núi và được ánh nắng mặt trời chiếu vào như dát màu bạc. Những cánh chim nhỏ đang chao liệng trên bầu trời rộng lớn. Từ hình ảnh đó tác giả cảm thấy lòng cô đơn và trống trải vô cùng. Phải chăng đây chính là hình ảnh của nhà thơ cô đơn giữa dòng đời hối hả. Tác giả sử dụng các biện pháp đối lập giữa thiên nhiên với thiên nhiên. Đó là hình ảnh cánh chim cô đơn lẻ loi giữa bầu trời rộng lớn. “Cánh chim” và “bóng chiều” là những hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong thơ ca cổ điển xưa.

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Hai câu thơ cuối thể hiện được nỗi nhớ quê hương da diết. Từ láy “dợn dợn” kết hợp với “con nước” gợi nên được sự lên xuống của sóng biển. Đó cũng chính là nỗi nhớ da diết mãnh liệt đang dâng trào trong nhà thơ.

Câu cuối có nhắc đến “khói hoàng hôn” ở đây khói là chất xúc tác quan trọng. Chúng gợi nhớ đến quê hương. Nhà thơ khẳng định rằng không cần những thứ xúc tác đó thì nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng.

Bài thơ Tràng Giang không chỉ thể hiện được cảm giác đau buồn hay nhớ nhung. Chúng còn thể hiện được tâm trạng đau xót trước cảnh nước mất nhà tan. Đó cũng chính là tình cảnh chung của nhiều thi nhân lúc bấy giờ.

Phân tích khổ cuối bài Tràng Giang ( Mẫu số 2 )

Thơ của Huy Cận mang nhiều nỗi buồn về cảnh vật và thế sự. Nỗi buồn của con người về quê hương đất nước. Bài thơ Tràng Giang là nơi tác giả bày tỏ nhiều tình cảm với quê hương đất nước. Khổ thơ cuối trong bài đã thể hiện được nỗi sầu của thi nhân và nhân thế.

Ba khổ đầu nhà thơ đã sử dụng phép tả cảnh ngụ tình. Nói về những con người thấp cổ bé họng. Trong khổ cuối ông hòa vào đó sự cô đơn của bản thân và nỗi nhớ quê hương lên tầng thiên nhiên cao hơn.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”.

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” câu thơ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến người đọc choáng ngợp. Họ choáng ngợp bởi hình ảnh núi mây ở đây. “Lớp lớp” là từ láy thể hiện được cảm giác mây như dày thêm, màu của núi mây có màu bạc huyền ảo. Trong câu thơ này tác giả cũng lấy cảm hứng từ thơ của Đỗ Phủ.

“Đùn” và “lớp lớp” là những cụm từ khiến cho không gian trở nên rộng hơn. Điều này khiến cho nhân vật trữ tình đã cô độc nay còn nhỏ nhoi hơn trước thiên nhiên rộng lớn. Hình ảnh trên còn khối cho người đọc liên tưởng đến nỗi buồn trong lòng tác giả. Từng chồng từng chồng xếp lên nhau.

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Giữa không gian bao la rộng lớn của thiên nhiên. Hình ảnh cánh chim nhỏ bé đang đập cánh cho nghiêng hiện lên. Hai câu thơ cuối nói lên được nỗi nhớ da diết của nhà thơ. “Dợn dợn” là từ láy được ông sáng tạo riêng. Hai thanh nặng xuất hiện như nỗi buồn của nhà thơ đang vào hố sâu tuyệt vọng. Nó như cơn sóng dợn buồn trong lòng tác giả.

Câu thơ cuối trong bài Tràng Giang được lấy cảm hứng từ thơ của Thôi Hiệu. Đối với tác giả tình yêu quê hương đất nước trong ông lúc nào cũng sẵn có. Không cần bất cứ một thứ xúc tác nào tác động.

Trên đây là giá trị nội dung và những mẫu phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Tràng Giang. Chúng thể hiện được nỗi buồn và nỗi nhớ của tác giả dành cho quê hương. Qua đât tác giả cũng mong muốn cuộc sống sau này sẽ tốt đẹp hơn.

  • Xem thêm: Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh đầy đủ và chi tiết ( CÓ MẪU )
Văn Học Lớp 11 -
  • Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh đầy đủ và chi tiết ( CÓ MẪU )

  • Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) dễ dàng và đơn giản

  • Nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Cảm Nhận Về Bài Thơ Tràng Giang Khổ Cuối