Phân Tích Khổ Thơ Cuối Bài Thơ Tràng Giang Của Huy Cận

Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận (6) 78 lượt xem Share

Khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang giúp người đọc cảm nhận được một cách đầy đủ về nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ, nhớ quê hương khi đang đứng trên quê hương và đây cũng là tâm trạng chung của những nhà thơ lúc bấy giờ. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Mục lục nội dung

1. Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Tràng giang

2. Suy nghĩ của em về khổ thơ cuối trong Tràng giang

3. Cảm nhận chung về khổ cuối của tác phẩm Tràng giang

Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận

1. Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Tràng giang

a. Mở bài:

- Khái quát về tác giả Huy Cận.

- Nêu nội dung chính của bài Tràng giang.

- Giới thiệu khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang.

b. Thân bài: Phân tích khổ thơ cuối bài Tràng Giang:

- Hai câu đầu: màu sắc cổ điển của các hình ảnh thiên nhiên:

+ Các hình ảnh mây, núi, gió được thể hiện rất rõ và nổi bật qua đoạn thơ.

+ Hình ảnh lớp mây thể hiện nỗi buồn của tác giả vô bờ.

+ Hình ảnh cánh chim lẻ loi, thể hiện nỗi buồn của tác giả thêm sâu nặng.

+ Hình ảnh cánh chim không chỉ báo hiệu hoàng hôn mà còn chỉ cái tôi nhỏ nhoi, cô đọng của tác giả.

- Hai câu cuối:

+ Nhà thơ có cảm giác nhớ quê hương khi đứng trước cảnh thiên nhiên.

+ Nỗi buồn của Huy Cận được thể hiện rất sâu sắc và nổi bật.

+ Khát vọng sự đẹp đẽ, tươi đẹp về quê hương đất nước, góp sức mình cho quê hương, đất nước.

c. Kết bài:

- Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài Tràng giang.

2. Suy nghĩ của em về khổ thơ cuối trong Tràng giang

Huy Cận vốn là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Thơ ông vốn đặc biệt vì trong hồn thơ luôn ẩn chứa một nét hoài cổ buồn và sầu. Đặc biệt là bài thơ Tràng Giang với khổ thơ thứ tư đã cho ta thấy rõ điều đó.

Đó là một khổ thơ rất đẹp trong bài, tuy mang một chút buồn. Một vẻ đẹp của một buổi chiều trên sông nước, gợi một nỗi buồn sầu nhân thế:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

Đây là một bức tranh thiên nhiên tả cảnh buổi chiều, rất sinh động. Đọc câu thơ đầu, ta tự hỏi. Phải chăng đây còn là câu thơ nổi bật một nỗi sầu trong thi sĩ, nỗi sầu này đang dâng lên trùng trùng lớp lớp, như dồn nén và ứ đọng lại trong mảnh hồn của thi nhân, đến tràn ngập cả bầu trời. Đặc biệt trong thơ Huy Cận luôn ẩn chứa những hình ảnh cánh chim, một trong những hình ảnh thường xuất hiện trong thơ ca cổ. Nét cổ điển một cánh chim nhỏ chấm phá trên nền trời khi chiều bắt đầu buông, thể hiện rõ nét sự nhỏ bé, đơn côi trong lòng thi sĩ và càng khiến bài thơ trở nên mông lung, vắng lặng, buồn hiu hơn nữa.

"Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

Chuyển sang câu thơ thứ ba đột ngột xuất hiện hai tiếng “lòng quê” không phải là ánh mắt nhìn vào mình, nhìn theo đến hun hút vào “tràng giang” mà chính là cõi lòng nhìn vào mình rồi nhìn về phía chân trời xa xôi.

“Lòng quê” đó là nỗi lòng nhớ quê hương. Và cũng có nghĩa diễn nôm na là: của người trí thức tây học này vốn đã bị thị thành hóa giờ đây nó đang trở lại thành tấm lòng của người cố hương giàu tình làng nghĩa xóm. Hai nghĩa trên nó sẽ định ra cho sự giải thoát cô đơn. Phải thành cái mình thứ hai nữa mới trở về chính quê hương mình.

Hai tiếng “dợn dợn” gợi lên muôn nhịp sóng: sóng nước, sóng lòng diễn tả sự rợn ngợp của nhà thơ trước cảnh trời nước mênh mông trong khoảnh khắc hoàng hôn gắn liền với tình quê cố hương:

"Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai"

Dòng thơ cuối cùng gợi ngay đến 2 câu thơ của Thôi Hiệu thời Đường cũng là tâm tình quê của Huy Cận. Với Huy Cận lòng quê đã nhớ quê sẵn. Đó là nhớ nhà, nhớ những người ruột thịt, những gốc chuối bờ tre. Vì thế không có một sự gợi ý ngoại cảnh thì tấm lòng ấy vẫn đăm đắm hướng về quê nhà để hi vọng kiếm một chút niềm thân mật ở làng quê sông nước, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Thơ Huy Cận hàm súc, cổ điển và thấm đẫm màu sắc triết lí suy tưởng. Một hồn thơ bơ vơ, sầu não ấy luôn hướng tới sự giao hòa giữa con người và tạo vật trên một không gian mênh mông, vắng lặng. Cảnh sắc trong Tràng giang đẹp mà buồn. Tình quê, lòng quê trong bốn câu kết thật vô cùng sâu sắc, thắm thiết. Đó là những vần thơ mãi mãi vương vấn lòng người trong mọi thời gian và không gian.

Thơ thất ngôn trong Tràng giang mang vẻ đẹp cổ kính, trang trọng. Mỗi khổ thơ nếu đứng tách riêng ra sẽ trở thành một bài tứ tuyệt thể hiện sâu sắc cảm hứng mà tác giả đã viết trong lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. Nỗi buồn bâng khuâng và nỗi nhớ ấy là của một tấm lòng đang hoài vọng quê hương. Âm điệu đoạn thơ trầm bổng như muôn ngàn sóng gợn buồn điệp điệp trong lòng người đọc bấy lâu nay. Cảnh sắc hoàng hôn và lòng quê được nói đến trong đoạn thơ mãi mãi khơi gợi trong ta hình bóng quê hương yêu dấu. Tràng giang đã và đang mang theo bao vạn lí tình trong hồn ta.

3. Cảm nhận chung về khổ cuối của tác phẩm Tràng giang

Trong bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận, khổ thơ cuối là một trong những khổ thơ cô đọng, giàu hình tượng và nghệ thuật nhất, cũng là khổ thơ thể hiện rõ nhất tâm trạng của chủ thể trữ tình. Qua khổ thơ, người đọc có thể thấy được những nét hiện đại pha lẫn với yếu tố cổ điển đã làm nổi bật nên nỗi nhớ nhà và tâm trạng lo lắng trước thời cuộc, vận mệnh đất nước của người thanh niên.

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

Thiên nhiên trong đoạn thơ này có sự vận động dữ dội, những đám mây trắng từ đâu đùn về tạo thành những dãy núi bạc trên bầu trời in bóng dưới dòng sông, câu thơ như một bức tranh sơn thủy, hữu tình. “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” câu thơ cũng gợi lên vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ của non sông mà qua đó ta cảm nhận được tình cảm của thi nhân đối với quê hương đất nước.

Khổ cuối nói đến hoàng hôn trên tràng giang. Một cái nhìn xa vời vợi. Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên rất tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thầm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mông bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim đang chở nặng bóng chiều, bay vội vã. Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (Bà Huyện Thanh Quan), Chim hôm thoi thóp về rừng (Nguyễn Du). Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.

“Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Lần đầu tiên thi sĩ bộc lộ tâm trạng nỗi nhớ quê hương được hiện lên từ khói hoàng hôn, từ con nước dợn dợn. Nó đã gợi ta nghĩ đến cảm giác đang rợn lên trong tâm trí con người hay những con sóng nhấp nhô trên sóng nước rất khó phân định chỉ biết qua từ “dợn dợn” sóng nước, sóng lòng đang hòa quyện vào nhau mênh mang trên dòng sông. Chỉ biết tấm lòng thương nhớ quê hương không chỉ ở trong ý thức mà đã xâm lấn cảm giác của con người thấm thía.

Nhà thơ đã mượn từ "khói "trong thơ của nhà thơ thôi hiệu để nói lên nỗi lòng của mình, nếu như nhà thơ Tô Hiệu nói" trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" thì nhà thơ HUY CẬN không có "khói" nhưng vẫn nhớ về nhà hay cái nôi mà mình đã nuôi ta trưởng thành. Nhà thơ tô hiệu mới nói lên nỗi nhớ nhà một cách chung nhưng ở đây nhà thơ huy cận đã khẳng định "không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" câu thơ rất mạnh mẽ dứt khoát .

Xưa kia nhà thơ thôi hiệu buồn vì cõi tiên mù mịt, quê nhà cách xa, khói sóng trên sông gợi cho tác giả thấy mờ mịt mà sầu. Nhưng nay Huy Cận buồn trước cảnh không gian hoang vắng,sóng "gợn tràng giang "khiến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ấm áp vá là tổ ấm hạnh phúc đối với ông. Thôi hiệu tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư vô, đó là lòng khát khao một cõi quê hương thực tại còn Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình, hoang vắng lòng ông lại muốn được trở về với quê hương mang nặng tình thương và mang lại sự ấm áp cho tác giả đó cũng là nỗi khát vọng của ông.

Bằng những biện pháp so sánh và sự tài tình miêu tả của nhà thơ đã thể hiện rõ nỗi buồn, nỗi nhớ nhung quê hương của tác giả. Nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.

  • Tham khảo thêm

  • docx Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
  • docx Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
  • docx Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận
  • docx Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng giang của Huy Cận
  • docx Tổng hợp những mở bài, kết bài về tác phẩm Tràng giang hay và ấn tượng nhất
  • docx Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang của Huy Cận
  • docx Phân tích lời đề từ và nhan đề bài thơ Tràng giang của Huy Cận
  • docx Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài Tràng giang của Huy Cận
  • docx Phân tích khổ thơ thứ hai bài Tràng giang của Huy Cận
(6) 78 lượt xem Share Ngày:20/01/2021 Chia sẻ bởi:Chương TẢI VỀ XEM ONLINE

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Nghị luận tư tưởng đạo lí Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi thế giới - M. Mandela
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí về thói vô trách nhiệm
  • Kể tóm tắt tác phẩm Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí Đừng sống bằng những thói quen hãy sống bằng trải nghiệm
  • Kể tóm tắt truyện Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí về ý nghĩa tình yêu và trách nhiệm giá trị của tuổi trẻ
  • Nghị luận hiện tượng đời sống về tình trạng học lệch của học sinh hiện nay
  • Kể tóm tắt tác phẩm Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng
  • Nghị luận về tư tưởng đạo lí Sống đẹp đâu phải là những từ trống rỗng

Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Tràng Giang