Phân Tích Khổ Thơ Cuối Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
Có thể bạn quan tâm
Càng về cuối bài thơ thì tâm trạng tuyệt vọng của nhà thơ được đẩy lên cao, nó được thể hiện qua hai câu cuối: " Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có dậm đà". Tâm trạng của Hàn Mặc Tử giờ đây chỉ là buồn tùi và tuyệt vọng. Nhà thơ nói "ở đây" là nói về mình và thế giới của mình, chính cái thế giới phủ đầy sương khói mờ ảo ấy. Ông sử dụng đại từ phiếm chỉ "ai" lặp lại cộng hưởng với những lần xuất hiện trước đã cho thấy con người mà tác giả muốn nhắc đến là con người xa vắng trong hoài niệm bâng khuâng. Dù là ai đi nữa thì băn khoăn, âu lo, tuyệt vọng cũng xuất phát từ một tâm hồn khao khát sống, khao khát tình yêu, khao khát tình đời, tình người. Đến đây nhà thơ cay đắng nhận ra khoảng cách giữa người con trai và người con gái mà anh thiết tha yêu không phải là khoảng cách của dặm đường từ Quy Nhơn đến Huế mà là hố sâu ngăn cách hai thế giới: giữa bóng tối và ánh sáng, giữa "sương khói" và "trắng trong" khiến anh không thể nhận ra tình cảm của em. Có thể nhận ra một điều tất yếu rằng giữa hai người lúc này đây sương khói của không gian, thời gian và tình yêu. Và người con trai đang đớn đau vì bệnh tật, đầy mặc cảm với thân phận mình đã không thể tin, không dám tin vào sự đậm đà, thắm thiết của một người. Người ấy sao mà xa cách mình đến thế, mà cứ ở một thế giới nào đó khác mình đến thế? Dường như nhà thơ đang lãng tránh một chữ tình của người con gái xứ Huế. Không gian chìm vào cõi mộng ảo, tâm trạng nhà thơ nửa mê nửa tỉnh trong niềm khao khát được yêu, được sống. Nhà thơ luô cảm thấy mình hụt hẫng, chới với trước một mối tình đơn phương mộng ảo. Một chút hi vọng mong manh mà thiết tha như đang nhạt nhòa và mờ đi cùng sương khói.
Với những hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ giàu tâm trạng, âm điệu, nhịp thơ trong sáng, thiết tha kết hợp với nhân hóa, so sánh, những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra bức tranh thiên nhiên và con người xư Huế đầy sức sống, một bức tranh toàn bích hòa quyện giữa thực và ảo, giữa tâm tưởng và ước mong. Qua đó, tác giả muốn bộc lộ tình cảm mãnh liệt của mình với thiên nhiên, với con người cùng niềm ham sống, khao khát sống của mình. Sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh cái chết cận kề. Song, cái ta bắt gặp vẫn là tình yêu, niềm thiết tha gắn bó với thiên nhiên, con người và sự sống.
Khổ thơ chứa đựng niềm khao khát được hoài niệm, được mơ, được trở về thăm người xưa chốn cũ của Hàn Mặc Tử đã làm cho bao trái tim yêu văn chương phải thổn thức cùng. Đây cũng là nỗi lòng hướng về xứ Huế sau bao nhiêu năm xa cách trong sự mờ nhòa giữa hiện thực và mộng ảo của nhân vật trữ tình. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ hiệu quả làm toát lên được những cung bậc, tâm trạng của chính mình.
Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối đây Thôn Vĩ Dạ
-
Top 10 Bài Văn Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Bài "Đây Thôn Vĩ Dạ" Của Hàn ...
-
Cảm Nhận Khổ Cuối Của Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ
-
Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ - Thủ Thuật
-
Phân Tích Khổ 3 Đây Thôn Vĩ Dạ Hay Nhất (8 Mẫu) - Văn 11
-
Cảm Nhận Về Khổ Thơ Cuối Trong Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của ...
-
Phân Tích Khổ Thơ Cuối Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Đây Thôn Vĩ Dạ ❤️️ 14 Bài ... - SCR.VN
-
Văn Mẫu Lớp 11: Phân Tích Khổ 3 Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Cảm Nhận Về Khổ Thơ Cuối Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Phân Tích Khổ Cuối Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử Chi Tiết
-
Phân Tích Khổ Cuối Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ (dàn ý - 8 Mẫu)
-
Cảm Nhận Về Khổ Thơ Cuối Trong Bài Thơ Đây Thôn Vĩ ... - Luật Trẻ Em
-
Văn Mẫu Lớp 11: Tổng Hợp Những Kết Bài Về Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ ...