Phân Tích Logic Là Gì? Có Những Loại Nào? Cách Cải Thiện Tư Duy Logic

Contents

  • 1 Khi bạn lướt mạng xã hội trên điện thoại hay máy tính, bạn thường thấy sự xuất hiện của từ logic, tuy nhiên chưa thực sự hiểu nghĩa của từ này. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi logic là gì, cung cấp thêm góc nhìn về các loại logic hiện có hiện nay, cũng như là cách để cải thiện tư duy logic.
    • 1.1 1. Logic là gì?
    • 1.2 2. Các loại logic
    • 1.3 3. Ngành logic học là gì?
    • 1.4 4. Cách cải thiện tư duy logic

Khi bạn lướt mạng xã hội trên điện thoại hay máy tính, bạn thường thấy sự xuất hiện của từ logic, tuy nhiên chưa thực sự hiểu nghĩa của từ này. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi logic là gì, cung cấp thêm góc nhìn về các loại logic hiện có hiện nay, cũng như là cách để cải thiện tư duy logic.

1. Logic là gì?

Logic là luận lý học. Logic là từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ λογική (logos), dịch ra là những điều, những từ ngữ được nói ra. Nhưng khi được du nhập vào châu Âu thì nghĩa của logic lại có một ít thay đổi, trở thành lập luận, lý trí hoặc suy nghĩ.

Đến hiện nay, logic được sử dụng như một “công cụ” để đánh giá xem luận cứ của một người, và luận cứ được xem là logic khi giải quyết được thỏa mãn được câu hỏi nào đấy mà mọi người đang đặt ra.

Khái niệm về Logic

Khái niệm về Logic

Chẳng hạn, câu hỏi đặt ra là “Tại sao lại cần tưới cây hằng ngày?”. Các lý luận được xem là logic để trả lời câu hỏi này sẽ là cây cần nước để hỗ trợ quang hợp, nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng từ đất lên cây,…

2. Các loại logic

– Logic triết học (Philosophical logic)

Logic triết học là một nhánh của triết học, ám chỉ tập hợp các phương pháp dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến triết học. Ngoài ra, đây còn là phương tiện chính yếu trong việc phát triển triết học toàn diện (metaphilosophy).

Logic triết học là một nhánh của triết học

Logic triết học là một nhánh của triết học

– Logic chính thức (Formal logic)

Logic chính thức được áp dụng trong việc đưa ra các định lý từ các lý thuyết đã được chứng minh trước đó. Có hai nhánh logic chính thức được sử dụng hiện nay, bao gồm logic biểu tượng (symbolic logic) và logic kiểu tam đoạn luận (Syllogistic logic).

Logic chính thức gồm logic biểu tượng và logic tam đoạn luận

Logic chính thức gồm logic biểu tượng và logic tam đoạn luận

– Logic đại trà (Informal logic)

Logic đại trà là ngành học phân tích về cuộc tranh luận thường nhật (natural language arguement), và logic đại trà trở thành tiêu chuẩn để đánh giá, phân tích một cuộc tranh luận. Ngoài ra, logic đại trà còn là nền tảng phát triển cho các kỹ năng suy nghĩ được nhiều người sử dụng hiện nay như tư duy phản biện (critical thinking).

Critical Thinking

Critical Thinking

– Logic toán học (Mathematical logic)

Logic toán học là một nhánh phát triển của kiểu logic biểu tượng đã được đề cập ở mục Logic chính thức, và đây là mảng tập trung nghiên cứu về việc học thuyết mô hình (Model theory), học thuyết chứng minh (Proof theory), học thuyết tổ hợp (Set theory) và học thuyết đệ quy (Computability theory).

Symbolic Logic (Logic biểu tượng)

Symbolic Logic (Logic biểu tượng)

3. Ngành logic học là gì?

Logic học được xem là ngành nghiên cứu để tìm ra các công cụ, quy chuẩn để đánh tư duy của con người. Ngành học này còn các hướng nhỏ khác bao gồm điều khiển học, tâm lý học,…

Mục đích truyền tải của ngành học giúp cho học viên phân tích được cách tư duy của con người, từ đó giúp vạch ra các thao tác logic của tư duy hợp lý, đồng thời giúp họ đạt được nhận thức đúng đắn về thế giới khách quan.

Logic học nghiên cứu về tư duy con người

Logic học nghiên cứu về tư duy con người

4. Cách cải thiện tư duy logic

Hai yếu tố mà bạn cần chú ý đến khi tham gia tranh luận đó là tính chân thậttính khách quan của những câu mà bạn đưa ra, và nếu không có 2 yếu tố này chắc chắn luận cứ của bạn sẽ dễ dàng bị bẻ gãy bởi thiếu tính logic.

Để cải thiện tư duy logic, dưới đây là một số kiểu lập luận phi logic mà bạn nên tham khảo thêm và tránh nhé!

– Lập luận dựa trên hiểu nhầm thường thấy

Như đã đề cập thì tính chân thật của luận cứ là điểm quan trọng nhất trong việc xác định xem kết luận đó có logic hay không. Nếu bỏ qua bước kiểm tra lại thông tin tiếp nhận từ số đông, lập luận của bạn sẽ trở nên rất lỏng lẻo và không đáng tin cậy.

Lập luận theo số đông

Lập luận theo số đông

– Lập luận kiểu công kích cá nhân

Ví dụ minh họa cho kiểu lập luận này khi người A không thích B thì A sẽ làm mọi cách để chiến thắng luận điểm của người B, dù cho luận cứ của họ có hợp lý đi chăng nữa. Lời khuyên ở đây là khi tranh luận, chỉ nên chú ý vào luận điểm chứ không nên chú ý người nói là ai.

– Lập luận dựa trên niềm tin

Đây là kiểu lập luận thường thấy ở các bạn trẻ, nhất là các bạn học sinh, sinh viên, khi họ lấy dẫn chứng là những câu nói từ người có uy tín như giáo viên, giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng. Dù có thể độ tin cậy sẽ cao hơn, tuy nhiên các phát biểu này không hoàn toàn chính xác, và có thể đang mang nặng tính chủ quan của người nói. Vì vậy, bạn cần tìm kiếm thêm các thông tin bên ngoài để biến những thông tin này thành dẫn chứng rắn rỏi của mình.

Tư duy lập luận

Tư duy lập luận

– Lập luận chi phối bởi cảm xúc

Một số nghiên cứu cho thấy việc để cảm xúc chèn vào trong cuộc tranh luận sẽ ảnh hưởng đến tính logic của các luận cứ. Thậm chí, nhiều người sẽ chấp nhận bỏ qua tính logic của câu chuyện mà mọi người đang đề cập.

– Lập luận kiểu vòng tròn (Circular reasoning)

Lập luận kiểu vòng tròn là kiểu lập luận mà luận cứ của họ cũng chính là mệnh đề. Để cụ thể hơn, một người nhận định mệnh đề X đúng vì Y, và sau đó cũng nhận định Y đúng vì X thì gọi là lập luận kiểu vòng tròn.

Lập luận vòng tròn

Lập luận vòng tròn

Xem thêm

Từ khóa » Sự Logic Là Gì