Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Quyền Hạn Trực Tuyến Và Tham Mưu? Liên ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.65 KB, 21 trang )
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIVIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC----------TIỂU LUẬNKHOA HỌC QUẢN LÝĐỀ TÀI 30: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮAQUYỀN HẠN TRỰC TUYẾN VÀ THAM MƯU?LIÊN HỆ VỚI MỘT TỔ CHỨC GIÁO DỤC CỤ THỂ.Giảng viên: PGS.TS Phạm Ngọc ThanhHọc viên: Lê Thúy HằngChuyên ngành: Đo lường & đánh giá trong Giáo dụcKhóa: ĐLĐG09 TP. HCMTP.Hồ Chí Minh, tháng 12 / 2011MỤC LỤCTrangI. GIỚI THIỆU.................................................................................................................. 2II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................... 22.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức........................................................................................... 22.2 Quyền hạn trong quản trị .......................................................................................... 32.2.1 Khái niệm và bản chất của quyền hạn................................................................. 32.2.2 Các loại quyền hạn trong tổ chức......................................................................... 42.3 Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng.................................................... 52.4 Cơ cấu quản trị tham mưu – trực tuyến .................................................................. 52.5 Mối quan hệ giữa quyền hạn trực tuyến và tham mưu .......................................... 6III. LIÊN HỆ THỰC TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - ĐHQG HCM……….93.1 Sơ đồ tổ chức của trường Đại học Quốc tế ........................................................... 103.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận tại trường Đại học Quốc tế ................... 103.2.1 Ban Giám Hiệu...................................................................................................... 103.2.2 Hội đồng khoa học và đào tạo.............................................................................. 123.2.3 Phòng ban và Trung tâm...................................................................................... 133.2.4 Khoa và bộ môn .................................................................................................... 163.3 Mối quan hệ quyền hạn trực tuyến và tham mưu tại trường ĐHQT ................ 16IV. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 194.1 Điểm mạnh của cơ cấu tổ chức trường Đại học Quốc tế...................................... 194.2 Điểm yếu của cơ cấu tổ chức trường Đại học Quốc tế.......................................... 194.3 Đề xuất ...................................................................................................................... 19TÀI LIỆU THAM KHẢODANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTĐHQG HCM: Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí MinhĐHQT: Trường Đại học Quốc tếCBCNV: Cán bộ công nhân viên1I. GIỚI THIỆULý luận cũng như thực tiễn luôn chỉ ra rằng, hiệu quả của quá trình ra quyết định và tổchức thực hiện quyết định trong quản trị phụ thuộc rất nhiều vào việc phân quyền, ủyquyền, cùng việc xác định quyền hạn và quyền lực cho mỗi cá nhân, bộ phận trong một tổchức. Nghiên cứu cách sử dụng khoa học về quyền hạn, quyền lực và trách nhiệm có ýnghĩa rất to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện các quyết địnhtrong quản trị.Trong một tổ chức nếu việc tổ chức bộ máy quản lý và việc phân chia quyền hạnkhông hợp lý thì hoạt động của tổ chức đó sẽ khó đạt hiệu quả. Vấn đề đặt ra quyền hạnsinh ra từ nhu cầu và sự phân công của tổ chức, phục vụ tổ chức và tuân thủ pháp luật.Quyền hạn là công cụ của nhà quản trị, làm sao để sử dụng công cụ này có hiệu quả?Quyền hạn là chất kết dính trong cơ cấu tổ chức, là sợi dây liên kết các bộ phận với nhau,là phương tiện mà nhờ đó các nhóm hoạt động được đặt dưới sự chỉ huy của một nhàquản trị và sự phối hợp giữa các đơn vị có thể được nâng cấp dần. Nó chính là công cụ đểnhà quản trị có thể thực hiện quyền tự chủ và tạo ra một môi trường thuận lợi cho việcthực hiện nhiệm vụ của từng người.Mỗi nhà quản lý, lãnh đạo cần hiểu rõ quyền hạn trong quản trị, bản chất của từngquyền hạn để có thể vận dụng và khai thác công cụ đó phục vụ cho việc vận hành tổ chứcmột cách hiệu quả. Việc phân tích mối quan hệ giữa quyền hạn trực tuyến và tham mưuđược trình bày trong phần sau đây nhằm góp phần giúp ích cho công tác quản lý tại cáctrường đại học.II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Khái niệm cơ cấu tổ chứcCơ cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụthuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết vớicác nhóm nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra sự hợp tác nhịp nhàng(1).1Phạm Ngọc Thanh, 2011. Giáo trình Khoa học quản lý đại cương.2Cơ cấu tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa vàcó những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp nhằm bảo đảmthực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác định.2.2 Quyền hạn trong quản trịTheo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ thì “quyền hạn có nghĩa là quyền được xácđịnh về nội dung, phạm vi và mức độ. Quyền lực có nghĩa là quyền được định đoạt vàsức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy” (2).2.2.1 Khái niệm và bản chất của quyền hạnHiệu quả của quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định trong quản trịphụ thuộc rất nhiều vào việc phân quyền, ủy quyền cùng việc xác định quyền hạn vàquyền lực cho mỗi cá nhân, bộ phận trong một tổ chức. Để hiểu được các cách ủy quyềntrong tổ chức cần phải hiểu bản chất các mối quan hệ quyền hạn và trách nhiệm trong tổchức.Quyền hạn (3): “Là quyền chính thức được trao cho mỗi vị trí trong tổ chức (chứkhông phải trao quyền cho người) để hoàn thành trách nhiệm được giao ở vị trí đó”.Quyền hạn có quyền hạn trực tuyến và quyền hạn tham mưu.- Quyền hạn trực tuyến: “Là quyền hạn cho phép người quản lý ra quyết định và giámsát trực tiếp đối với cấp dưới”. Đây là quyền hạn giữa cấp trên và cấp dưới trải dài từ cấpcao nhất xuống cấp thấp nhất trong tổ chức. Mỗi nhà quản lý với quyền hạn trực tuyến cóquyền ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp và nhận sự báo cáo từ họ.- Quyền hạn tham mưu: “Là quyền giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ những người có quyềnhạn trực tuyến”. Bản chất của tham mưu là cố vấn, chức năng của tham mưu là điều tra,khảo sát, nghiên cứu phân tích và đưa ra những ý kiến tư vấn cho những người quản lýtrực tuyến mà họ có trách nhiệm phải quan hệ. Sản phẩm lao động của họ chỉ là nhữnglời khuyên chứ không phải là các quyết định cuối cùng (4).Khái niệm: Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và đòi hỏi sự tuânthủ quyết định. Quyền hạn gắn liền với một vị trí hay chức vụ quản trị nhất định trong cơcấu tổ chức. Quyền hạn của một vị trí quản trị sẽ được giao phó cho người nào nắm giữ234 />Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, Trao quyền: Cái gì, khi nào và như thế nào? - Tạp chí KTPT số 86 tháng 8/2004.Giáo trình KHQL Tập 2 – Khoa KHQL – NXB KHKT năm 2002 Trang 233vị trí đó và như vậy nó không liên quan đến những phẩm chất cá nhân của người cán bộquản trị.Bản chất của quyền hạn trong các quyết định về quản trị là ai có quyền gì đối với ai, ởđâu, cũng như vào lúc nào và nó cũng có nghĩa là ai phải phục tùng quản lý của ai. Quyềnhạn thể hiện khả năng trong việc ra quyết định và điều khiển hoạt động của người khác.2.2.2 Các loại quyền hạn trong tổ chứcTrong tổ chức, quyền hạn được chia làm ba loại: quyền hạn trực tuyến, quyền hạn chứcnăng và quyền hạn tham mưu, được phân biệt chủ yếu bằng mối quan hệ với quá trình raquyết định.-Quyền hạn trực tuyến: là quyền hạn cho phép người quản trị ra quyết định và giám sáttrực tiếp đối với cấp dưới. Mỗi nhà quản trị với quyền hạn trực tuyến có quyền ra quyếtđịnh cho cấp dưới trực tiếp và nhận báo cáo từ họ.- Quyền hạn chức năng: là quyền trao cho một cá nhân ra quyết định và kiểm soátnhững hoạt động nhất định của các bộ phận khác. Do hạn chế về kiến thức chuyên môn,thiếu khả năng giám sát quá trình, những người phụ trách trực tuyến có thể giao một phầnquyền hạn cho cán bộ tham mưu hoặc quản trị của một bộ phận nào khác. Phạm vi quyềnhạn chức năng cần được hạn chế để duy trì tính vẹn toàn của cương vị quản trị. Để thuđược kết quả tốt trong việc giao quyền hạn chức năng, người lãnh đạo tổ chức cần đảmbảo phạm vi quyền hạn được chỉ rõ cho người được ủy quyền và cả những người chịu sựtác động của quyền hạn này.- Quyền hạn tham mưu: bản chất của quan hệ tham mưu là cố vấn. Chức năng của cáctham mưu là điều tra, khảo sát, phân tích và đưa ra những ý kiến tư vấn cho người quảntrị trực tuyến mà họ có trách nhiệm phải quan hệ. Sản phẩm lao động của cán bộ hay bộphận tham mưu là lời khuyên chứ không phải là quyết định cuối cùng. Do tính chất phứctạp của các hoạt động và của môi trường nên các nhà quản trị khi ra quyết định luôn cầnnhững kiến thức của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn. Mặt khác các nhà quảntrị trực tuyến do quá bận rộn với công việc quản trị nên việc tham mưu luôn cần thiết đốivới các tổ chức và có thể giúp tổ chức thành công hơn rất nhiều. Tuy nhiên trong thựchành, quyền hạn tham mưu có thể dẫn đến một số vấn đề như nguy cơ làm xói mònquyền hạn trực tuyến và sự thiếu trách nhiệm của các tham mưu. Để mối quan hệ trựctuyến, tham mưu có hiệu quả cần có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ quyền hạn này,cần làm cho ‘trực tuyến” lắng nghe “tham mưu” đồng thời đảm bảo cho “tham mưu” có4đủ thông tin để đưa ra lời khuyên chính xác, tham mưu tòan diện trên cơ sở cân nhắc đầyđủ các vấn đề để giúp nhà quản trị ra quyết định hiệu quả.2.3 Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năngĐặc điểm của cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng:Thể hiện ba mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp:- Quan hệ trực tuyến (chiều dọc, từ trên xuống): quan hệ giữa cấp trên và cấp dướithông qua các chỉ thị, mệnh lệnh.- Quan hệ chức năng (chiều ngang): quan hệ giữa các bộ phận đồng cấp thông qua cácđề xuất, kiến nghị.- Quan hệ tư vấn (tham mưu – chiều dọc, từ dưới lên): quan hệ giữa các phòng ban chứcnăng với cấp quản trị thông qua các ý kiến đề xuất, kiến nghị.Trong cơ cấu này, nhà quản trị được toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong đơn vị màmình phụ trách (khi cấp trên ủy quyền cho cấp dưới quản lý thì tạo mọi điều kiện để cấpdưới hoàn thành nhiệm vụ). Ngoài ra nhà quản trị còn được sự tham mưu của các chuyêngia theo chức năng, từ đó có thời gian tập trung cho các hoạt động mang tính chiến lược.Các bộ phận chức năng không có quyền ra lệnh trực tiếp cho cấp dưới.Ưu điểm của kiểu tổ chức này:-Thống nhất chỉ huy (nguyên tắc một thủ trưởng)-Chuyên môn hóa công việc (có sự phối hợp của các phòng ban chức năng)-Thu hút được chuyên gia có trình độ caoNhược điểm của kiểu tổ chức này;-Mất thời gian cho việc ra và thực hiện quyết định-Chi phí quản lý có thể gia tăng2.4 Cơ cấu quản trị tham mưu – trực tuyếnCơ cấu quản trị tham mưu – trực tuyến (5)- Trực tuyến: là những người và bộ phận thực hiện trực tiếp chức năng cơ bản cho mụctiêu thật sự của tổ chức, các bộ phận trực tuyến có trách nhiệm đối với mục tiêu cuốicùng của tổ chức.5Trần Minh Hải, Giáo trình Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang />5- Tham mưu: là các bộ phận hỗ trợ cho các bộ phận trực tuyến hoạt động trôi chảy, cungcấp những ý kiến, đề án, lời khuyên,..thuộc về chuyên môn kỹ thuật và các dịch vụ cầnthiết. Tham mưu vốn là bộ phận tách từ chức năng của bộ phận trực tuyến nên nó khôngmang tính độc lập.Ưu điểm:-Sử dụng chặt chẽ đường trực tuyến đồng thời vẫn sử dụng được kiến thức chuyêngia nên giảm nhẹ gánh nặng cho hệ thống chỉ huy trực tuyến;-Quản trị đồng thời dài hạn và ngắn hạn.Nhược điểm:-Tách biệt chức năng cứng nhắc giữa người tư vấn và người ra quyết định-Không gắn bó chặt chẽ trách nhiệm với kết quả công việc-Mối quan hệ giữa điều hành và tham mưu thường xung đột2.5 Phân tích mối quan hệ giữa quyền hạn trực tuyến và tham mưuCông tác tham mưu là một nghề chuyên sâu, có tính chuyên nghiệp cao. Tham mưukhông chỉ là cơ quan tham dự, đề xuất chủ trương, chính sách cho cơ quan lãnh đạo, quảnlý cấp mình mà còn là cơ quan hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện về lĩnh vực mình đảmtrách cho cấp lãnh đạo, quản lý và cơ quan tham mưu cấp dưới. Xét cả về chức năngtham dự lẫn chức năng hướng dẫn tổ chức thực hiện thì cơ quan và cán bộ tham mưu đềucó thuộc tính lãnh đạo, quản lý và đồng thời phải cùng chịu trách nhiệm với cơ quan lãnhđạo, quản lý về lĩnh vực mình tham mưu. Không nên hiểu đơn thuần tham mưu chỉ làgiúp việc. Tham mưu có trách nhiệm thì đồng thời cũng phải có quyền hạn. Đây là vấn đềlâu nay ít được đề cập tới. Chẳng hạn trường hợp người lãnh đạo gợi ý đề bạt vượt cấpmột cán bộ vào cương vị cấp trưởng một cơ quan quản lý cấp cao. Cơ quan tham mưusau khi nghiên cứu đã trình bày rằng đó là một trường hợp cần thử thách, rèn luyện thêm,trước mắt nên giao đồng chí ấy làm cấp phó một thời gian, nhưng lãnh đạo không nhữngkhông đồng ý mà lại còn cố thuyết phục, ép buộc cơ quan tổ chức làm thủ tục đề bạt. Saumột thời gian đồng chí được đề bạt đã mắc nhiều khuyết điểm, có biểu hiện đạo đức chưatốt và năng lực không tương xứng với chức quyền, phải nhận kỷ luật và bãi nhiệm. Trongtrường hợp này cơ quan tham mưu đã đúng nhưng họ lại không có quyền trong việc raquyết định đề bạt cán bộ. Đồng chí lãnh đạo lại không nhận trách nhiệm về việc ra quyếtđịnh sai ấy. Trên thực tế không thiếu những trường hợp tương tự như trên ở các cấp, cácngành. Do đó, cần có quy định rõ về quyền và trách nhiệm của cơ quan và cá nhân người6làm công tác tham mưu để họ có trách nhiệm với sự tư vấn của họ. Người làm công táctham mưu cần có quyền bảo lưu ý kiến và được trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trướctập thể cơ quan lãnh đạo, quản lý có thẩm quyền và trách nhiệm ra quyết định. Đây là vấnđề rất khó, đòi hỏi cả phía quản lý và tham mưu đều phải có bản lĩnh, có tri thức và ýthức trách nhiệm cao với tinh thần chí công vô tư.Người lãnh đạo, quản lý hơn người tham mưu ở sự khái quát, ở tầm bao quát toàn thể,toàn cục nhưng lại cần người tham mưu ở sự chuyên sâu, cụ thể và những kỹ năng,nghiệp vụ cần thiết. Có thể hình dung mối quan hệ giữa tham mưu với lãnh đạo, quản lýlà sự gắn bó hữu cơ, tất yếu của quá trình ra các quyết định của lãnh đạo, quản lý... Tàinăng và trách nhiệm của tham mưu là khả năng đưa ra các phương án, kế hoạch, chươngtrình và tính toán dự báo có căn cứ về tính hiệu quả và hệ quả của từng chương trình,phương án. Tài năng và trách nhiệm của nhà lãnh đạo, quản lý là biết lắng nghe, biết sosánh, biết thảo luận, tranh luận và cuối cùng là lựa chọn phương án, chương trình tối ưuvà ra quyết định. Khi đã quyết định rồi thì lãnh đạo, quản lý là người chịu trách nhiệmtrước tiên và cuối cùng về kết quả, hệ quả của những quyết định ấy. Tham mưu chỉ chịutrách nhiệm trực tiếp trước các cơ quan lãnh đạo về những quyết định do họ đề xuất vớitư cách là tham mưu. Điều này nếu được ghi rõ trong quy chế làm việc sẽ có tác dụngtích cực trong việc đề cao tinh thần trách nhiệm của cả cơ quan (hoặc cá nhân) tham mưulẫn cơ quan (hoặc cá nhân) lãnh đạo, quản lý trong việc ra quyết định.Để hòan thành tốt chức năng của mình, người lãnh đạo cần nhận thức được tham mưulà một khâu quan trọng trong lãnh đạo, quản lý. Xét về việc hoạch định chính sách, tổchức và điều hành thì bất kỳ nhà lãnh đạo, quản lý nào cũng không thể tự mình giải quyếtmột cách thông thái mọi vấn đề trong tổ chức. Sử dụng tham mưu là biện pháp quantrọng để khắc phục mặt hạn chế ấy. Lịch sử đã cho thấy các vĩ nhân làm nên nghiệp lớnđều cần có tham mưu giỏi. Lê Lợi lập được chiến công hiển hách là nhờ biết dùng “BìnhNgô sách” của Nguyễn Trãi và có Nguyễn Trãi cùng bàn bạc quân cơ. Hồ Chí Minh đểlại bài học muôn đời về tài nghệ dùng người và phát huy tài năng của mọi lớp người, làmnên thành công lớn cho đất nước. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng cần có dũng khí mớidùng được người tài giỏi hơn mình. Cha ông ta đã để lại những bài học sâu sắc. Tụctruyền rằng ở nước ta thời kỳ trung đại, từng có nhà vua thiết triều bàn việc xây dựng vàphòng thủ đất nước, khi nêu ý kiến mình, nhà vua hỏi quần thần thì có một người khúmnúm tâu rằng: “Bệ hạ anh minh, mọi điều Người vừa nêu ra đều là những lời vàng ngọc,7sáng suốt như ý trời vậy. Quần thần xin lĩnh ý làm theo”. Nhà vua ngắt lời mà than rằng:“Nếu quả các khanh đều nghĩ như nhà ngươi thì xã tắc lâm nguy rồi. Các ngươi nên biếtcuộc kháng chiến vừa qua nhờ khí thiêng sông núi, trăm họ một lòng và bách quan gópsức bày vẽ mưu lược nên mới đánh bại được quân thù chứ đâu phải chỉ là công lao củamình trẫm. Nay đất nước tuy đã thanh bình nhưng bên trong dân tình còn đói kém, việcnông điền chưa được mở mang, bên ngoài thì kẻ thù vẫn lăm le dòm ngó mà triều đình takhông ai sáng suốt hơn trẫm, chỉ một mình trẫm nghĩ ra được có từng ấy điều thôi, nhưvậy hoá ra hào khí, tinh anh của nước Đại Việt ta đã tắt lịm rồi ư?”. Với tấm lòng trungthực, cởi mở của nhà vua, cả triều đình như được tiếp thêm sức mạnh, ai ai cũng xin đượctỏ bày, hiến kế, nhờ đó nhà vua đã có thêm nhiều kế sách để đưa đất nước vào thời cựcthịnh.Đối với người làm lãnh đạo, quyền hạn càng nhiều thì trách nhiệm càng nhiều. Hồ ChíMinh đã khuyên không nên “ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn” hoặc“ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực....”.Nói tóm lại, người làm công tác tham mưu thì ngoài việc cần có đạo đức và tư tưởngthì họ cần có một thiết chế và quy chế rõ ràng, minh bạch để ràng buộc và bảo vệ quyềntham mưu.8III. LIÊN HỆ THỰC TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - ĐHQG HCM3.1 Sơ đồ tổ chức của trường Đại học Quốc tế ĐHQG HCMHình 1: Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Quốc tế 66 />93.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận tại trường Đại học Quốc tế3.2.1 Ban Giám hiệuHiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếpquản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật vàcủa Điều lệ trường đại học.Hiệu trưởng có những quyền hạn và trách nhiệm:Về tổ chức và nhân sự1. Quyết định thành lập và giải thể các tổ chức của trường được quy định tại điểm c, d, đ,e, g, h khoản 1 Điều 29 của Điều lệ trường đại học.2. Ban hành và bãi bỏ các nội quy, quy định trong nội bộ trường nhằm đảm bảo việc điềuhành, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của trường theo đúng các quy định hiện hành.3. Quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trong các tổ chức được quy địnhtại điểm c khoản 1, trưởng, phó các đơn vị quy định tại các điểm d, đ, e, g, h khoản 1Điều 29 của Điều lệ trường đại học.4. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo lạiđội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và tạo điềukiện cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các sinh hoạt đoàn thể vàhoạt động xã hội.5. Tổ chức thi tuyển cán bộ, nhân viên, quyết định việc tiếp nhận, chuyển ngạch các chứcdanh từ giảng viên chính trở xuống; được cơ quan chủ quản nhà trường uỷ quyền tổ chứcthi nâng ngạch và bổ nhiệm vào ngạch từ giảng viên chính trở xuống theo quy định củanhà nước, phù hợp với cơ cấu cán bộ, nhân viên của trường và tiêu chuẩn chức danh củangành giáo dục.Ký quyết định tuyển dụng, thôi việc và thuyên chuyển công tác giảng viên, cán bộ, nhânviên và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.6. Thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.7. Bảo đảm quyền lợi người học theo quy định của Điều lệ trường đại học.8. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về các mặt hoạt động của trường theo quy định hiệnhành.9. Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định của nhà nước.10. Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường.10Về hoạt động đào tạo1. Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo được quy định tại Chương II của Điều lệtrường đại học.2. Chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của nhà trường.Về hoạt động khoa học và công nghệ1. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ của trường và báo cáo các cơ quancó thẩm quyền.2. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các đề tài hợptác quốc tế, các dự án phát triển cấp nhà nước.3. Tham gia quản lý và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển côngnghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp bộ.4. Xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ,các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp trường.5. Xây dựng, tổ chức, quản lý các nguồn thông tin khoa học và công nghệ và các dịch vụkhoa học và công nghệ.Về tài chính, tài sản và đầu tư1. Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường đại học, chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtoàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của đơn vị.2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý tài chính, tài sản tại các Điều 52,55 của Điều lệ trường đại học và các quy định về lao động, tiền lương, tiền công, họcbổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách tài chính đối với giảng viên, cán bộ,nhân viên và người học của trường.3. Quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài chính được sửdụng, tuỳ theo nội dung và hiệu quả công việc quy định tại Điều 55 của Điều lệ trườngđại học.4. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng các trường công lập được Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo hoặc Thủ trưởng cơ quan chủ quản ủy quyền quyết định đầu tư các dự ánnhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của nhà nước.5. Hiệu trưởng thực hiện việc quyết định đầu tư và quản lý các dự án từ ngân sách nhànước theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành.6. Căn cứ vào quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển nhà trường đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt và quyết nghị của Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng chịu11trách nhiệm xem xét, quyết định đầu tư và phê duyệt tất cả các dự án, thủ tục xây dựng cơbản, mua sắm, thanh lý tài sản từ nguồn vốn nêu tại các khoản 2 và 3 Điều 53 của Điều lệtrường đại học.Về quan hệ quốc tế1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quan hệ quốc tế được quy định tại Chương V củaĐiều lệ trường đại học.2. Quyết định cử cán bộ từ Phó Hiệu trưởng trở xuống đi công tác ở nước ngoài trên cơsở những quy định hiện hành của nhà nước.3. Quản lý các đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của trường theo quy định củapháp luật.4. Định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác quan hệquốc tế của trường.Các Phó Hiệu trưởngPhó Hiệu trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn:a) Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường; trực tiếpphụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết cáccông việc do Hiệu trưởng giao.b) Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệutrưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao.3. Nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng.4. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan chủ quản có thể tổ chức lấy phiếuthăm dò tín nhiệm đối với Phó Hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất.3.2.2 Hội đồng khoa học và đào tạoHội đồng khoa học đào tạo là tổ chức tham mưu cho hiệu trưởng những vấn đề khoahọc công nghệ và đào tạo của Trường bao gồm:- Xác định những chủ trương, biện pháp lớn trên cơ sở quán triệt chủ trương đường lốicủa Đảng và Nhà nước trong lãnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học.- Đề xuất chiến lược phát triển, phương hướng đào tạo của trường và xét duyệt các đề ánmở ngành nghề đào tạo mới. Xét duyệt các chương trình đào tạo và tổ chức đánh giá chấtlượng đào tạo trong trường.12- Vạch ra những phương hướng, xác định kế hoạch nghiên cứu khoa học và đào tạo 5năm và từng năm của Trường, đánh gía việc thực hiện kế hoạch đó.- Góp ý các đề án thành lập các đơn vị mới, xác nhập hoặc giải thể các đơn vị của Trườnghoạt động không hiệu quả.- Đề xuất việc áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào sản xuất và phụcvụ công tác đào tạo.- Đề xuất phương hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và sử dụng có hiệu quả tiềmnăng của Trường.- Đề xuất phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học của trường đáp ứng nhiệm vụđược giao và trình độ phát triển khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới.- Thông qua kế hoạch hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ củatrường.- Xét và đề nghị khen thưởng những công trình khoa học xuất sắc, những sáng kiến, sángchế, phát minh khoa học.Hội đồng khoa học Khoa, Bộ môn, Trung tâm trực thuộc là tổ chức tư vấn cho lãnhđạo Khoa, Bộ môn, Trung tâm về hoạt động khoa học kỹ thuật , đào tạo của đơn vị.Các Tiểu ban chuyên môn có chức năng tư vấn về lãnh vực khoa học công nghệ, cácchuyên ngành đào tạo thuộc tiểu ban, có ý kiến đề xuất giải quyết cấp bách về những vấnđề có liên quan đến khoa học công nghệ và đào tạo để Lãnh đạo Trường có cơ sở quyếtđịnh.3.2.3 Phòng Ban và trung tâmPhòng Tổ chức Hành chínhPhòng có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo và thực hiện côngtác tổ chức, công tác cán bộ (Ví dụ: tham gia (tham dự) vào việc đề xuất thiết kế một kếhoạch, một chương trình và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình đó). Phòng làđầu mối giao dịch hành chính, trao đổi thông tin giữa Ban Giám Hiệu với các cơ quankhác trong nước và giữa Ban Giám Hiệu với các đơn vị, CBCNV, sinh viên trong trường.Phòng Y tếTư vấn công tác y tế trường học cho Ban Giám Hiệu. Tổ chức thực hiện công tác quản lý,chăm sóc sức khoẻ cho giảng viên, cán bộ công chức và sinh viên nhà trường. Sơ cứu,cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật, chăm sóc sức khoẻ ban đầu,13cấp thuốc thông thường, chuyển bệnh nhân lên cơ sở y tế tuyến trên trong những trườnghợp cần thiết.Phòng Đào tạoPhòng có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dàihạn của nhà trường. Tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và giám sát toàn bộ công tácgiảng dạy và học tập trong trường, các hệ đào tạo chính quy đại học và sau đại học.Nghiên cứu đề xuất về mục tiêu đào tạo, các hệ đào tạo, cơ cấu ngành nghề, quy mô vàphương thức đào tạo, cũng như việc phát triển cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho côngtác giảng dạy và học tập.Bên cạnh đó, phòng có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị trong trường tổ chức lịch giảngdạy, đăng ký kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập. Cùng với việc theo dõi kiểm traviệc thực hiện qui chế giảng dạy, học tập, kịp thời đề xuất những vấn đề cần thiết, phóngcòn tập hợp, thống kê, xử lý và lưu trữ các thông tin về học vụ do các khoa cung cấp,cũng như xây dựng và hướng dẫn các khoa lập các biểu mẫu thống kê quản lý học vụthống nhất trong toàn trường.Phòng Công tác Sinh viênĐược thành lập năm vào tháng 12/2009, Phòng Công tác Sinh viên (PCTSV) là đơnvị tham mưu giúp việc cho Ban Giám hiệu trong công tác thực hiện chế độ chính sách,học bổng Doanh nghiệp, khen thưởng-kỷ luật sinh viên; tư vấn và hỗ trợ sinh viên (họctập, kỹ năng mềm, kỹ năng sống đời sống, chỗ ở, việc làm, ...); Tổ chức các dịch vụ;Chăm sóc sức khỏe; Quản lý sinh viên nội, ngoại trú trong thời gian học tập tại TrườngĐại học Quốc Tế - Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh.Hiện nay Phòng có 7 Cán bộ chuyên trách với các nhiệm vụ cụ thể như sau:Họ và tênChức vụĐào Thị KimOanhTr.phòngHà MạnhHùngPhó TPHà XuânQuangChuyên viênHuỳnh NgọcPhượngChuyên viênTôn Nữ NgọcHânChuyên viênNhiệm vụPhụ trách chung và các dịch vụ sinh viênPhụ trách công tác chính trị tư tưởng và anninh sinh viênPhụ trách công tác chế độ chính sách, BHYT,BHTN cho sinh viên và các công tác khácPhụ trách công tác văn thư, tài chính và tiếpnhận các đơn thư của sinh viênPhụ trách công tác KTX, chổ ở trọ và việc làmbán thời gian cho sinh viênĐịa chỉ e-mail14Lê HảiĐăngChuyên viênTrần QuangNgânChuyên viênPhụ trách công tác nhập và lưu trữ hồ sơ sinhviênPhụ trách công tác nhập và lưu trữ hồ sơ sinhviênPhòng Kế hoạch Tài chínhPhòng có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong công tác xây dựng và quảnlý kế hoạch về tài chính của trường, theo dõi giám sát và kiểm tra việc thu chi, sử dụngtài chính, kế hoạch tài chính và các lĩnh vực khác có liên quan đến công tác kế hoạch tàichính trong toàn trường.Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả theo đúngnguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước toàn bộ các nguồn kinh phí: kinh phí ngânsách nhà nước cấp, kinh phí từ hoạt động sự nghiệp thu và các nguồn kinh phí khác.Phòng Quản trị Thiết bịPhòng có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong công tác quản lý, mua sắm,sữa chữa, bảo quản cơ sở vật chất của trường, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứukhoa học, của cán bộ công nhân viên và sinh viên toàn trường.Xây dựng kế hoạch công tác quản lý thiết bị vật tư của trường, theo dõi giám sát việcmua sắm và tình hình bảo quản sử dụng trang thiết bị và vật tư ở các đơn vị. Quản lý tàisản trong các phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, văn phòng…Phòng Quan hệ Quốc tế & Quản lý khoa họcPhòng có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong công tác phát triển mối quanhệ hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học, chủ động trong việc hợp tác nghiên cứu khoahọc với các đơn vị trong và ngoài nước.Đề xuất các dự án hợp tác quốc tế, tổ chức ký kết, theo dõi thực hiện và đánh giá tổngkết dự án. Tìm kiếm và giữ mối quan hệ tốt đối với các đối tác nước ngoài, thu thập, tậphợp các thông tin khoa học kỹ thuật, tổ chức cho các đoàn quốc tế ra vào trường.Tổ dịch vụ mạngTổ dịch vụ mạng chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống mạngInternet, mạng điện thoại và các trang web của trường. Bên cạnh đó tổ còn có chức năngchụp ảnh, viết bài đưa tin những hình ảnh hoạt động thường xuyên của nhà trường nhằmxây dựng quảng bá hình ảnh thương hiệu trường ngày càng được nhiều người biết đến.15Ban quản lý dự ánTham mưu giúp việc cho Ban giám hiệu và chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu về tìmkiếm, quản lý và triển khai các dự án. Nhiệm vụ cụ thể: tìm hiểu quy hoạch của trường,tính pháp lý theo chiến lược phát triển của trường; lập phương án tổ chức thi công, tiếnđộ thi công, các giải pháp kỹ thuật ở những khâu thiết yếu; trực tiếp điều hành trong quátrình thực hiện dự án: Chủ trì đồng bộ, điều phối lực lượng để thực hiện công trình trongkhuôn viên trường.Trung tâm Đảm bảo Chất lượng: Chủ trì, phối hợp với các phòng, khoa, bộ môn trựcthuộc để xây dựng cơ chế, thực hiện thu thập, lưu trữ thông tin, báo cáo về các mặt hoạtđộng của nhà trường theo bộ tiêu chuẩn chất lượng hiện hành.Xây dựng và triển khai các kế họach hợp tác trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng.Tư vấn cho Ban Giám Hiệu về các biện pháp và kế hoạch cải tiến hoạt động nhằmnâng cao chất lượng đào tạo.Là bộ phận thường trực giúp việc cho Hội đồng tự đánh giá của đơn vị thực hiện kiểmtoán và kiểm định chất lượng.Tham gia các đoàn đánh giá ngoài theo kế hoạch của nhà trường.3.2.4 Khoa và Bộ mônĐội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng khá đông đảo trong và ngoài nước, ngoàicông tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên, đội ngũgiảng viên còn tham mưu cho nhà trường trong các dự án, chiến lược theo chuyên mônphù hợp.3.3 Mối quan hệ quyền hạn trực tuyến và tham mưu tại trường ĐHQTNhư đã đề cập trong phần lý thuyết, trong tổ chức, thường phân biệt ba loại quyền hạn:quyền hạn trực tuyến, quyền hạn tham mưu và quyền hạn chức năng. Quyền hạn trựctuyến thuộc về những người quản lý trực tuyến và những người quản lý chung.Những người quản lý trực tuyến có quyền ra quyết định và chỉ thị đối với cấp dướitrong quyền hạn của mình và chịu trách nhiệm ra các quyết định. Tương tự, trongcơ cấu tổ chức của trường ĐHQT, Ban Giám Hiệu chịu trách nhiệm toàn bộ vềhoạt động của trường. Phòng tổ chức hành chính (P.TCHC) có trách nhiệm vớicông tác tổ chức cán bộ. Trưởng P.TCHC là người chịu trách nhiệm ra các quyếtđịnh theo chỉ đạo của Hiệu trưởng. Bên cạnh đó, công tác xét khen thưởng, bìnhchọn cho giảng viên, cán bộ của trường thì trưởng P.TCHC được quyền tham16mưu, tư vấn về giải pháp, Hiệu trưởng là người ra quyết định cuối cùng.Tươngtự các phòng chức năng khác trong trường, ngoài việc thực hiện chứcnăng của mình đồng thời phòng còn tư vấn, triển khai các hoạt động, kếhoạch về mặt tổ chức cho trường khi cần. Do đó việc thực hiện quyền hạntham mưu và quyền hạn chức năng được thực hiện đan xen vào nhau nhưng vẫn tuân thủtheo nguyên tắc một thủ trưởng.Đối với hội đồng khoa học và đào tạo của trường, quyền hạn tham mưu thể hiện rõ ởquyền tham dự các cuộc họp bàn về các phương án phát triển, cải tiến chương trìnhđào tạo, chiến lược phát triển trường; tư vấn, cho lời khuyên đối với Hiệutrưởng về tất cả những vấn đề có liên quan. Trong khi đó, quyền hạn chức năng vẫnđược thể hiện thông qua quyền nhận, thu thập các tài liệu, thông tin từ các bộ phậnkhác trong trường có liên quan để nghiên cứu, phổ biến các vấn đề khoa học,đào tạo cũng như thực hiện các biện pháp, phương án quản lý về nhân lực và các lĩnhvực khác.Cơ quan hay cá nhân làm công tác tham mưu đều phải có bản lĩnh, hiểu biết, khôngthể chỉ đơn thuần là “có đủ đức, tài”. Xét tình hình thực tế, người làm công tác tham mưucần phải:+ Trung thực, thẳng thắn, có thái độ nghiêm túc trong công việc, cần cù, tỉ mỉ, thận trọng.Có tính nguyên tắc cao, nhưng xem xét giải quyết công việc cụ thể với thái độ kháchquan, biện chứng, không định kiến, không bảo thủ, phải căn cứ vào kết quả công việc màngười cán bộ đang làm, phải thấy sự biến đổi của họ trong thực tiễn, bởi “trong thế giới,cái gì cũng biến hoá. Tư tưởng của người cũng biến hoá, một người cán bộ khi trước cósai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi.+ Không thiên về cảm tính, “không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem tính cách của họ.Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn bộ quá trình, công việc của họ”.Tuyệt đối không vì lợi ích, động cơ cá nhân, trung thành với lợi ích chung của tập thể lànguyên tắc cao nhất của người làm công tác tham mưu.+ Nhất thiết phải là người cương nghị, có chính kiến, dám đề xuất, dám chịu trách nhiệm,dám đấu tranh để bảo vệ chân lý.+ Phải có năng lực chuyên môn, tinh thông về lĩnh vực mình đảm trách. Nói cách khác,người làm nghề tham mưu phải có tính chuyên nghiệp cao. Đây là chỗ mạnh của thammưu mà người lãnh đạo, quản lý cần đến họ.17Hầu hết các trường đại học Việt Nam, quyền quyết định đều tập trung chongười lãnh đạo cao nhất là Hiệu trưởng. Lãnh đạo chức năng theo dõi việc thựchiện; hướng dẫn việc thực hiện quyết định của Hiệu trưởng về quản lý nhân lực đối vớicấp dưới, cũng như đối với các bộ phận ngang cấp, chứ không ra các quyết định riêng.Trong thực tế, đôi khi người lãnh đạo tập trung vào những vấn đề cụ thể của cácbộ phận chức năng sẽ khó hòan thành nhiệm vụ quản lý chung. Mặt khác, bộphận chức năng dù mạnh, giỏi đến đâu cũng không thấy hết được và tự điều hòađược các mối quan hệ chung của đơn vị. Vì vậy, lãnh đạo các đơn vị trongtrường (lãnh đạo trực tuyến) cần phải thông tin qua Hiệu trưởng (lãnh đạo chung).Từ đó, một vấn đề quan trọng trong mối quan hệ giữa trực tuyến và tham mưulà liệu những người quản lý trực tuyến có phải tuân theo những lời khu yên của bộphận chức năng hay không? Một cách truyền thống thì những người quản lý trựctuyến có quyền chấp nhận lời khuyên của tham mưu, có quyền sửa đổi chúng hoặc từchối chúng. Tuy nhiên, ngà y na y, tại các trường đại học cũng như ở cácdoanh nghiệp tiên tiến trên thế giới, xu hướng chung là giao quyền nhiều hơncho các bộ phận chức năng trong những lĩnh vực nhất định để các bộ phận đó có thể hoạtđộng tích cực và năng động hơn. Trong những lĩnh vực nà y, chấp nhận nhữngyêu cầu của tham mưu là bắt buộc đối với những người quản lý trực tuyến, sự kêu cahay chống lại phải được đệ lên cấp quản lý cao hơn. Ví dụ, đối với sự phân chia tráchnhiệm quản lý nguồn nhân lực trong trường, người quản lý cần phải nhận thứcrằng quản lý nguồn nhân lực là công việc hàng ngày của mình; đồng thời, nhậnthức được vai trò quan trọng ngày càng tăng của bộ phận chuyên trách về nguồnnhân lực. Bộ phận nguồn nhân lực phải được đặt ngang hàng với các bộ phậnchức năng khác trong tổ chức, phải được thu hút vào những vấn đề mang tính chất chiếnlược của tổ chức.18IV. KẾT LUẬN4.1 Điểm mạnh của cơ cấu tổ chức trường Đại học Quốc tếHiện tại, với mô hình quản lý tại trường:-Cơ cấu tổ chức hợp lý và có phân quyền hạn rõ ràng-Các bộ phận chức năng phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và hỗ trợ hiệu quả lẫn nhau4.2 Điểm yếu của cơ cấu tổ chức trường Đại học Quốc tếBên cạnh những ưu điểm nêu trên, một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý chưa hoàn toànhiểu rõ về quyền hạn trong quản trị nên chưa khai thác hết được quyền hạn tham mưutrong đơn vị mình.4.3 Đề xuấtĐể công tác quản lý luôn đạt hiệu quả cao, người lãnh đạo, quản lý cần có bản lĩnh khidùng tham mưu vì cần biết phát huy dân chủ. Dân chủ trong tư tưởng và trong hànhđộng, dân chủ phải trở thành thói quen và lối sống để biết tôn trọng và lắng nghe ý kiếncủa tham mưu. Như vậy, phải lấy dân chủ làm tiền đề, dân chủ trước tập trung sau thìnguyên tắc tập trung dân chủ mới thực sự phát huy tác dụng.Ngoài ra, người lãnh đạo, quản lý cần tạo điều kiện cho cấp dưới làm tốt nhiệm vụ,vừa biết đánh giá đúng họ để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm và giúp họ sửachữa sai lầm. Tóm lại, nhà lãnh đạo, quản lý phải biết xây dựng bộ máy tham mưu vữngvề chính trị, giỏi về chuyên môn, trong sáng về đạo đức, có lối sống lành mạnh để cónhững người làm công tác tham mưu vừa là những người đồng nghiệp vừa là nhữngngười bạn tận tâm của mình. Muốn vậy, bản thân nhà lãnh đạo, quản lý phải là nhữngngười xứng đáng với chức quyền mà họ đang nắm giữ, họ phải là những người mà cấpdưới ai cũng tin cậy, yêu mến, khâm phục, ai cũng muốn tỏ bày lòng trung thành, sẵnsàng chia sẻ và hy sinh vì người lãnh đạo, quản lý của họ.19TÀI LIỆU THAM KHẢO1. PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, 2011. Giáo trình môn Khoa học quản lý đại cương.2. Trần Minh Hải, Giáo trình Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang />3. />4. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, Trao quyền: Cái gì, khi nào và như thế nào? - Tạp chí KTPT số86 tháng 8/2004.5. Giáo trình KHQL Tập 2 – Khoa KHQL – NXB KHKT năm 2002 Trang 23William6. />20
Tài liệu liên quan
- Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ- con tại công ty Hợp tác kinh tế
- 74
- 762
- 2
- Phân tích mối quan hệ giữa VC và YT vận dụng vào việc xây dựng XHCN ở nước ta
- 13
- 683
- 0
- Cơ sở lý luận cho việc phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- 16
- 776
- 1
- Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động logistics hỗ trợ và các hoạt động logistics then chốt
- 18
- 972
- 1
- Phân tích mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát
- 71
- 835
- 2
- PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG
- 66
- 866
- 1
- PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG
- 63
- 842
- 2
- phân tích mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế
- 32
- 925
- 16
- Phân tích mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp
- 4
- 9
- 70
- Nghiên cứu việc phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- 18
- 669
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(229.65 KB - 21 trang) - phân tích mối quan hệ giữa quyền hạn trực tuyến và tham mưu? liên hệ với một tổ chức giáo dục cụ thể Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ví Dụ Về Quyền Hạn Trực Tuyến
-
Quyền Hạn Trực Tuyến (Line Authority) Trong Tổ Chức Là Gì? - VietnamBiz
-
Khoa Học Quản Lý - Hỗ Trợ Ôn Tập - Hotroontap
-
Quyền Hạn Chức Năng Là Gì? Giao Phó Và Phạm Vi Quyền Hạn
-
Quyền Hạn Trong Quản Trị - Đề Cương ôn Tập Môn Quản Trị Học
-
Ví Dụ Về Cơ Cấu Tổ Chức Trực Tuyến Chức Năng
-
[PDF] BÀI 5 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC - Topica
-
[PDF] Quyền Hạn Của Quý Vị Khi Mua Sắm - NSW Fair Trading
-
Đề Tài Cơ Cấu Tổ Chức Trực Tuyến - Ưu, Nhược điểm Và Phạm Vi áp ...
-
[PDF] BÀI 4 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC - Topica
-
Bảo Vệ Quyền Riêng Tư Của Bạn Trên Internet - Microsoft Support
-
Chính Sách Bảo Mật | Trợ Giúp Trực Tuyến Của ESET
-
Quản Lý Là Gì ? Khái Niệm, Vai Trò Chức Năng Của Người Quản Lý ?