Phân Tích Nguồn Gốc, Bản Chất, Chức Năng Của Nhà Nước.

a. Nguồn gốc:

– Theo quan điểm thần học: Thượng đế là người sáng tạo ra nhà nước quyền lực của nhà nước là vĩnh cửu và bất biến. – Thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quả của sự phát triển của gia đình, quyền lực của nhà nước như quyền gia trưởng của gia đình. – Thuyết bạo lực: Nhà nước ra đời là kết quả của việc bạo lực này với thị tộc khác – Thuyết tâm lý : họ dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy tâm để giải thích của sự ra đời nhà nước ——--> Họ giải thích không đúng về sự ra đời của nhà nước.

* Theo học thuyết Mác –Lênin: – Nhà nước ra đời khi có sự phân hóa và đấu tranh giai cấp. – Quyền lực của nhà nước không phải là vĩnh cửu. – Nhà nước tồn tại và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự phát triển của nó không còn nữa. + Lần 1: ngành chăn nuôi tách ra khỏi ngành trồng trọt thành một ngành kinh tế độc lập. + Lần 2: cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi và trồng trọt thủ công nghiệp cũng ra đời và phát triển dẫn đến lần phân công lao động thứ 2 là thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp. + Lần 3: sự ra đời của sản xuất hàng hóa làm cho thương nghiệp phát triển đã dẫn đến sự phân công lao động xã hội lần thứ 3 đây là lần phân công lao động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự tan dã của chế động cộng sản nguyên thủy.

READ: Phần 11 bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương từ câu 201 đến 220

b. Bản chất của nhà nước:

Nhà nước là sản phẩm của giai cấp xã hội

– Quyền lực về kinh tế: Có vai trò rất quan trọng nó cho phép người nắm giữ kinh tế thuộc mình phải chịu sự chi phối của họ về mọi mặt. – Quyền lực về chính trị: Là bạo lực của các tổ chức này đối với giai cấp khác. – Quyền lực về tư tưởng: Giai cấp thống trị trong xã hội đã lấy tư tưởng của mình thành hệ tư tưởng trong xã hội .

* Bản chất của xã hội : – Nhà nước còn bảo vệ lợi ích của người dân trong xã hội. – Nhà nước là một tổ chức duy nhất có quyền lực chính trị một bộ máy chuyên làm cưỡng chế và chức năng quản lý đặc biệt để duy trì trật tự xã hội. – Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

c. Chức năng của nhà nước:

– Là các phương diện và những mặt hoạt động của nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước. – Chức năng đối nội: Là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước diễn ra ở trong nước . – Chức năng đối ngoại: Là những mặt hoạt động chủ yếu thể hiện với các nhà nước và dân tộc khác . ——--> Hai chức năng của nhà nước là đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định từ tình hình thực hiện các chức nẳng đối ngoại phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội và phải phục vụ cho việc thực hiện các chức năng đối nội. đồng thời việc thực hiện các chức năng đối nội lại có tác dụng trở lại với việc thực hiện các chức năng đối ngoại. So với các chức năng đối ngoại thì các chức năng đối nội giữ vai trò quyết định. Bởi vì việc thực hiện các chức năng đối nội là việc giải quyết mối quan hệ bên trong. Thực hiện các chức năng đối ngoại là việc giải quyết mối quan hệ bên ngoài. Giải quyết mối quan hệ bên trong bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng quyết định đối với việc giải quyết các mối quan hệ bên ngoài.

READ: Khái niệm, dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý - PLĐC

Hay hay:

  1. Khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm pháp lý
  2. Chức năng của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – PLĐC
  3. Khái niệm và đặc điểm cơ quan hành chính Nhà nước – PLĐC
  4. Bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương phần 1 câu 1 đến câu 20

Từ khóa » Trình Bày Bản Chất Chức Năng Của Nhà Nước