Phân Tích Nguyên Lý Về Sự Phát Triển – Liên Hệ Thực Tiễn, Vận Dụng ...

Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động xu hướng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển của mình trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn.

Trang 1

Phân tích nguyên lý về sự phát triển – liên hệ thực tiễn, vận dụng vào nước ta?

BÀI LÀM

Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với

nhau: quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng Quan điểm siêu hình xem sự

phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự

thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự

thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra

cái mới với những chất mới Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát

triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thăng

trầm, phức tạp

Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển

là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy

vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Dù trong hiện thực khách quan hay

trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mà rất

quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời

Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần

về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết

mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn

Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo

về nguồn gốc của sự phát triển Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn

gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật Đó là do mâu thuẫn trong chính sự

vật quy định Quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó,

cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi sự vật

1 Khái niệm về sự phát triển

Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện

thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một phạm trù triết học

dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ

kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật

Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung Nó

chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động - xu hướng vận động đi lên của sự

vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc

biệt của sự vận động Trong quá trình phát triển của mình trong sự vật sẽ hình thành

dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu,

phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng

hoàn thiện hơn

2 Tính chất của sự phát triển

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển cũng có ba tính

chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú

- Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan Bởi vì, như trên đã phân

tích theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong

bản thân sự vật Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong

Trang 2

sự tồn tại và vận động của sự vật Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển Vì thế sự phát

triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người

- Sự phát triển mang tính phổ biến Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu

là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng

nào của thế giới khách quan Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện

thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển; chỉ trên cơ sở của sự phát

triển, mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù, mới có thể

phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vận động và phát triển

- Sự phát triển còn có tính đa dạng, phong phú Phát triển là khuynh hướng

chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có quá

trình phát triển không giống nhau Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác

nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau Đồng thời trong quá trình phát triển của mình,

sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố,

điều kiện Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi

khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật

thụt lùi Chẳng hạn, nói chung, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất

lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành

quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại Trong thời đại hiện nay, thời

gian công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các quốc gia chậm phát triển và

kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do đã thừa

hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước Song vấn đề còn ở chỗ,

sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn

vào những nhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát

triển

Những điều kiện nêu ra ở trên cho thấy, dù sự vật, hiện tượng có thể có những

giai đoạn vận động đi lên như thế này hoặc như thế khác, nhưng xem xét toàn bộ quá

trình thì chúng vẫn tuân theo khuynh hướng chung

3 Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động

thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm phát triển Quan điểm phát triển đòi

hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào đó con người phải đặt chúng ở

trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển Quan điểm phát triển

đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ

khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi

đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi Song điều cơ bản là phải khái

quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật

Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình

phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp

nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc

kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời

sống của con người

Trang 3

Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến

trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn

Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện,

quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt

động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con

người Song để thực hiện được chúng, mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của

chúng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận

dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình

Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, khó

khăn, nhiều thử thách và cũng có lúc sự lãnh đạo của Đảng mắc phải những bệnh

chung của các nước xã hội chủ nghĩa như : bệnh giáo điều, bệnh bảo thủ trì trệ, chủ

quan duy ý chí … dẫn đến sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế xã hội Tuy nhiên,

Đảng vẫn khẳng định ““CNXH trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại

cũng như từ những khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả

năng tạo ra bước phát triển mới Theo quy luật tiến hóa của lịch sử loài người nhất

định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” (Văn kiện Đại hội IX, trang 65) Nhận định này

xuất phát từ nguyên lý về sự phát triển và quan điểm phát triển trong triết học Mác

Lênin và thực tiễn tình hình thế giới cũng như tình hình xây dựng CNXH ở Việt

Nam

Bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều cùng với bệnh chủ quan duy ý chí là

những căn bệnh chung của các nước XHCN và nó gây ra hậu quả tất yếu là làm cản

trở, thậm chí kéo lùi sự phát triển của kinh tế - xã hội, đưa chúng ta đến sai lầm

nghiêm trọng

Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng ta luôn đấu tranh phê

phán với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến Văn kiện Đại hội Đảng lần IX có

viết : “ Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành

phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin tưởng lẫn nhau hướng tới tương lai” (trang 124)

Việc Đảng ta kiên trì đổi mới xây dựng đất nước phát triển theo con đường

XHCN là căn cứ vào quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng trên cơ

sở tin tưởng vào sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản mặc dù trong bối cảnh lịch sử

hiện nay CNXH trên thế giới đang ở giai đoạn thoái trào và công cuộc quá độ đi lên

chủ nghĩa xã hội của đất nước ta cũng như các nước XHCN

Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy

các sự vật phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra

mâu thuẫn của sự vật và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn, phải

thấy được sự phát triển là quá trình khó khăn, phức tạp Do đó vận dụng quan điểm

về sự phát triển vào thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay, trong điều kiện

CNXH đã thoái trào và sụp đổ; CNĐQ và các thế lực thù địch không ngừng chống

phá các nước XHCN còn lại thì quan điểm của Đảng CSVN là kiên quyết chống lại

quan điểm bảo thủ, trì trệ, bệnh giáo điều, định kiến và nhận định: Chủ nghĩa xã hội

hiện đứng trước nhiều khó khăn thử thách, lịch sử thế giới đang trải qua những bước

Trang 4

quanh co, song loài người cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy

luật phát triển tất yếu của lịch sử

Từ khóa » Nguyên Lý Phát Triển Và ý Nghĩa Phương Pháp Luận