Phân Tích Nhân Vật ông Họa Sĩ Trong Bài Lặng Lẽ Sa Pa Của ... - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Trung học cơ sở - phổ thông
  4. >>
  5. Lớp 9
Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.32 KB, 4 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíPhân tích nhân vật ông họa sĩ trong bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành LongNhững ý chính cần có- Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vàocái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sỹ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiênđến nhân vật chính của truyện - người thanh niên.- Ông là 1 nghệ sỹ chân chính, 1 trí thức lịch duyệt, 1 nhân cách đẹp có đời sống nội tâmphong phú.- Ngòi bút như là 1 quả tim nữa của ông vì suốt đời ông chỉ đi và vẽ, ông khao khát nghệthuật, vì thế mà ông thêm yêu cuộc sống và con người. Lúc nào ông cũng trăn trở phải vẽđược cái gì mà suốt đời mình thích.- Người hoạ sỹ ngay từ phút đầu gặp gỡ, bằng cả sự từng trải nghệ thuật và khao khát tìmcái đẹp của cuộc sống đã nhận ra vẻ đẹp từ tâm hồn anh thanh niên và thực sự thấy bối rối,xúc động. “Vì hoạ sỹ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nétthôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác”.=> Ông phát hiện ra vẻ đẹp mới ở Sa Pa, đẹp hơn cả thiên nhiên Sa Pa, đó là vẻ đẹp từtâm hồn con người ở Sa Pa. Và ông cảm nhận được anh thanh niên chính là đối tượngkhơi nguồn cho cảm xúc.- Ông hoạ sỹ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký hoạ, và “người con traiấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩvề anh. Và về những điều anh suy nghĩ…”.- Từ ông, ta thấy được mục đích của người làm nghệ thuật là tìm ra cái đẹp tiềm ẩn trongcuộc sống, trong con người. Ông đã bộc lộ cái niềm say mê lao động, sáng tạo, từng trải,có thể cảm nhận được đối tượng nghệ thuật của con người lao động nghệ thuật chân chính.- Những suy nghĩ của ông đã làm nổi bật anh thanh niên, từ đó làm cho anh sáng rõ hơn,đẹp hơn, chứa đựng chiều sâu tư tưởng và làm rõ chủ đề truyện.=> Ta càng thêm cảm phục và kính trọng ông.Bài văn mẫu 1: Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong bài Lặng lẽ Sa Pa của NguyễnThành LongTrong truyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, ngoài nhân vật chính - anhVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíthanh niên, các nhân vật khác như ông già họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe, không chỉ tham giavào câu chuyện, làm rõ nét hơn cho nhân vật chính mà còn làm phong phú, sâu sắc hơnchủ đề của truyện. Trong số nhân vật phụ đó, đáng chú ý nhất là nhân vật ông họa sĩ già.Người kể chuyện trong tác phẩm hầu như nhập vai vào cái nhìn, suy nghĩ của ông họa sĩđể quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính trong truyện.Ngay từ phút giây đầu gặp anh thanh niên, cùng trước đó với những lời giới thiệu của báclái xe làm nhà họa sĩ già xúc động mạnh về hình dáng một người con trai có tầm vóc nhỏbé, nhưng nét mặt rạng rỡ. Những phút đầu gặp gỡ, bằng sự từng trải nghề nghiệp, niềmkhao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, khiến họa sĩ già xúc động vàbối rối "bắt gặp một điều thực ra ông vẫn ao ước được biết. Một nét thôi đủ khẳng địnhmột tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị của một chuyến đi dài".Ở tuổi già, tuổi của những nghỉ ngơi, trái tim người nghệ sĩ này bỗng như trẻ lại, thấycuộc sống còn bao ý nghĩa, khát khao sống, khát khao sáng tạo. Ông họa sĩ muốn ghi lạihình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký họa: "Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làmcho ông nhọc quá. Với những điều làm người ta suy nghĩ về anh, và về những điều anhsuy nghĩ... cuồn cuộn hiện ra khi gặp người".Với nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó nhọc, gian nan. Cảm giác "nhọc mệt" màngười thanh niên cho ông chính là niềm vui, hạnh phúc, sung sướng được gặp con ngườingoài đời, chân dung nghệ thuật mà ông khát khao đi tìm. Một trái tim nghệ thuật, mộtkhát khao tiếp tục được sáng tạo, được cống hiến sống dậy, thúc dục ông phải vẽ. Giâyphút xúc động ấy, ông nhận ra được những âm vang đẹp đẽ, ngọt ngào của cuộc đời, đểrồi vang vọng mãi trong tâm hồn ông, biến thành tác phẩm nghệ thuật.Những lời nói, suy nghĩ, ứng xử, thái độ chân thành của anh thanh niên đã bắt ông suynghĩ về những cái đã làm và chưa làm được, cái ông dám nghĩ mà không dám làm. Nhữngnghĩ suy về nghệ thuật với sức mạnh và sự bất lực "có sẵn mà chưa rõ hay chưa đúng" vềmảnh đất Sa Pa mà ông nghĩ đến "nghỉ ngơi trong giai đoạn cuối đời". Cho nên nhân vậthoạ sĩ già còn là hoá thân bằng xương bằng thịt của một tuyên ngôn nghệ thuật.Nhân vật ông họa sĩ già là nét đẹp trong cuộc sống, một con người ý thức được vị trí,trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng đất nước, là người nhạy cảm trước cáiVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíđúng, cái sai, cái đẹp luôn hướng thiện, mong muốn làm điều tốt đẹp cho cuộc sống. Hìnhảnh ông cùng các nhân vật khác để lại cho Lặng lẽ Sa Pa những vang vọng, tác độngmạnh đến tư tưởng, tình cảm của mỗi người.Bài văn mẫu 2: Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong bài Lặng lẽ Sa Pa của NguyễnThành LongNhân vật là nòng cốt, là trụ cột của tác phẩm. Thông qua nhân vật, tác giả gửi gắm chủ đề,tư tưởng, tình cảm, thái độ, tấm lòng của mình vào đó. Nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽSa Pa của Nguyễn Thành Long tuy chỉ là một nhân vật đứng phía sau nhưng tác giả đã đặtđiểm nhìn vào nhân vật này, quan sát và gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống, con ngườivà nghệ thuật.Nhà văn không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhậpvào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh sắc thiênnhiên đến nhân vật chính trong truyện những suy ngẫm và bình luận.Ngay từ những phút đầu gặp gỡ người thanh niên, bằng sự trải nghiệm của một nghệ sĩ,ông xúc động đến bối rối vì đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước, khao khát đi tìm:một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác. Với ông, “người contrai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá” bởi những điều làm cho người ta suynghĩ về anh, về những điều anh suy nghĩ. “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng cónhững vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác”. Ví như, câuchuyện với người thanh niên, ông họa sĩ đã suy nghĩ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sựbất lực của nó trước cuộc đời, với con người và mảnh đất Sa Pa. Ngòi bút nào có thể nóihết được sự cống hiến của tuổi trẻ đối với Tổ quốc. Tổ quốc còn nghèo lại phải đương đầuvới chiến tranh liên tiếp xảy ra, nếu không có những người lao động thầm lặng như anhthanh niên, như ông kĩ sư vườn rau, như người cán bộ khí tượng trên đỉnh Phan-xi-păngcao 3142m, người nghiên cứu sét suốt 11 năm làm việc không ngừng nghỉ, lập bản đồ, tìmra của nổi của chìm dưới lòng đất cho Tổ quốc… Nếu như không có những con người sẵnsàng vượt qua mọi khó khăn, vượt qua chính bản thân để cống hiến thì làm sao đất nướcđánh thắng được kẻ thù xâm lược? Những xúc cảm và suy tư của người họa sĩ về anhthanh niên và những điều khác ấy đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp vàVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíchứa đựng nhiều chiều sâu tư tưởng.Trước những việc làm, suy nghĩ và đặc biệt là sự khiêm tốn, sự ân cần chu đáo, quý kháchcủa người thanh niên trẻ, ông họa sĩ ngỡ trong lồng ngực của mình như có thêm một quảtim nữa. Ông bỗng trẻ lại, thấy thêm yêu cuộc sống, khao khát sống, khao khát sáng tạomặc dù đã đến tuổi hưu trí và có lẽ đây là chuyến đi thực tế cuối cùng của ông. Ông rungđộng trước vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa – mảnh đất thơ mộng, không khí mát mẻ mà trờiđất đã ban tặng cho đất nước, con người Việt Nam, song điều làm ông rung động, bối rốihơn cả là cuộc sống và con người Sa Pa có bao điều mới lạ, chất vàng mười còn khuất lấptrong mỗi người lao động bình thường mà chưa ai khai thác. Bởi nghĩ đến Sa Pa – vùngđất lặng lẽ ấy, người ta chỉ nghĩ đến nơi điều dưỡng, nghỉ ngơi. Nhưng trong thực tế trênnhững triền núi cao quanh năm lặng lẽ, rét giá ấy có biết bao con người đang lao độngthầm lặng mà không lặng lẽ. Họ nhiệt tâm, nhiệt tình, hết lòng vì công việc, ngày đêm saymê dâng mật ngọt cho đời. Chính vì lẽ đó mà họa sĩ thấy trăn trở về sức mạnh và sự bấtlực của ngòi bút với cuộc đời, con người và mảnh đất Sa Pa này.

Tài liệu liên quan

  • Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long doc Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long doc
    • 3
    • 26
    • 98
  • Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long
    • 1
    • 77
    • 429
  • Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long – bài mẫu 1 Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long – bài mẫu 1
    • 3
    • 36
    • 110
  • Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long - văn mẫu Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long - văn mẫu
    • 2
    • 16
    • 77
  • Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long - văn mẫu Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long - văn mẫu
    • 1
    • 28
    • 90
  • bài dự thi  dạy học tích hợp liên môn bài lặng lẽ sa pa của nguyễn thành long   một truyện ngắn khơi gợi nhiều dư âm bài dự thi dạy học tích hợp liên môn bài lặng lẽ sa pa của nguyễn thành long một truyện ngắn khơi gợi nhiều dư âm
    • 19
    • 4
    • 26
  • Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ sa pa của nguyễn thành long Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ sa pa của nguyễn thành long
    • 2
    • 2
    • 2
  • Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long
    • 2
    • 2
    • 1
  • Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
    • 2
    • 2
    • 11
  • Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ( bài 2). Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ( bài 2).
    • 2
    • 950
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(119.32 KB - 4 trang) - Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hình ảnh ông Họa Sĩ Trong Lặng Lẽ Sa Pa