Phân Tích Nhân Vật ông Sáu Trong Chiếc Lược Ngà - CungHocVui
Có thể bạn quan tâm
Cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để hiểu về con người Nam bộ, yêu kháng chiến, yêu con như sinh mệnh, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.
Phân tích nhân vật ông Sáu
Mở bài phân tích nhân vật ông Sáu
Mỗi một nhà văn đều có cho mình một vùng đất để thương, để nhớ. Là Nguyễn Trung Thành viết về Tây Nguyên đại ngàn dẫu chìm trong đau thương vẫn sáng ngời ý chí đấu tranh, là Kim Lân luôn khắc khoải mảnh đất nông thôn Bắc Bộ nơi có những con người chân chất thật thà, và là Nguyễn Quang Sáng yêu mảnh đất Nam Bộ trong từng hơi thở. Hoạt động ở chiến trường từ thời kháng chiến chống Pháp khiến ông thấu hiểu và luôn hướng ngòi bút đến cuộc sống con người Nam Bộ. Chính lẽ đó, ông đã khắc họa nên hình tượng nhân vật Ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” với đủ đầy những tính chất con người Nam Bộ - Yêu kháng chiến và yêu con như sinh mệnh.
Xem thêm:
Phân tích tình cha con trong chiếc lược ngà
Dàn ý cảm nhận tình cha con trong chiếc lược ngà
Thân bài phân tích nhân vật ông Sáu
Phân tích ông Sáu trong chiếc lược ngà
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 khi Nguyễn Quang Sáng đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong những ngày tháng kháng chiến chống Mỹ khốc liệt nhất. Được rút ra từ tập truyện cùng tên, truyện ngắn được kể theo ngôi kể của bác Ba, chính thế vừa đảm bảo tính mạch lạc và khách quan cho mạch truyện.
Ngày đất nước xảy ra chiến tranh, ông Sáu cùng những thanh niên, cánh đàn ông khác xung phong ra chiến trận. Ngày ông xa quê ra đi vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc quê hương, bé Thu con ông chưa đầy một tuổi. Từ đấy, ông bám trụ vào những bức ảnh hiếm hoi của đứa con thơ dại như một điểm tựa tinh thần mà mỗi lần vợ ông liều mình ra tiền tuyến thăm chồng vì thương nhớ.
Được nghỉ phép ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn ba ngày, ông Sáu trở về nhà ngay bởi ông đã khao khát cái thời khắc này từ lâu. Ông nhớ nhà, nhớ vợ nhưng nhớ hơn cả là đứa con gái nhỏ của mình, ông chờ đợi khoảnh khắc này cũng đằng đẵng tám năm ròng “Cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh”. Trong giây phút đoàn tụ, từ khoảnh khắc đầu tiên bằng linh cảm của một người cha và sự thiêng liêng khó tả của tình thân, ông đã nhận ra ngay đứa con thơ tám năm dài cách biệt “ Đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bên, anh nhún chân nhảy thót lên”.
Khao khát muốn nhanh chóng gặp con “anh bước vội những bước dài”, “vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con”. Tám năm nay, ông chỉ dựa vào ngày đoàn tụ này như động lực để bản thân chiến đấu, ông cất tiếng gọi con trìu mến “Thu! Con” thế nhưng đáp lại ông là thái độ ngơ ngác, lạ lùng của bé Thu. Ông vẫn kiên trì, giọng lắp bắp, run run: “Ba đây con”.
Sự mong nhớ con kìm nén bấy lâu dằn vặt ông mỗi ngày nay đã được giải tỏa bởi đứa con đang đứng trước ông, là bé Thu bằng da bằng thịt. Nỗi xúc động ấy đã làm vết sẹo dài trên má phải của ông đỏ ửng lên. Khiến bé Thu sợ hãi: “mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên”. Tất cả diễn ra ngoài dự đoán, nỗi thất vọng như bám chặt lấy tâm can ông mà dày xé “Nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
Xem thêm:
Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà
Dàn ý đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà
Ba ngày ông ở nhà còn đau lòng, thất vọng và bất lực hơn cả lúc ở tiền tuyến mong con. Ông càng cố gần gũi, bù đắp kéo sát khoảng cách tám năm xa cách, thế nhưng “Càng vỗ về con bé càng đẩy ra”. Ra sức bù đắp cho con những thiếu thốn về tinh thần trong những tháng ngày không cha bên cạnh, đứa nhỏ lại càng trở nên cự tuyệt.
Bất lực là thế ông chỉ có thể “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Ông cười nụ cười bất lực, từng giây từng khắc ở chiến trường ngóng trông ngày đoàn tụ, tất cả những gì ông nhận được là sự xa lánh từ con. Tuy thế, ông vẫn luôn tận tình chăm sóc con, tận tình quan tâm bằng cả tình thương.
Trong bữa cơm, ông gắp cho con miếng trứng cá to vàng, được xem là phần ngon nhất của miếng cá thế nhưng bé Thu vẫn kháng cự đến cùng. Nó hất cái trứng ra khỏi chén khiến cơm văng tung tóe khắp cả mâm, vì quá tức giận ông Sáu vung tay đánh vào mông nó và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”. Sự đau đớn trong hai ngày vừa qua khiến ông bộc phát đến đỉnh điểm, càng đau đớn khi chỉ còn một đêm nữa ông phải trở về căn cứ, rời xa vợ và con để tiếp tục chiến đấu.
Phân tích về nhân vật ông Sáu
Khoảnh khắc đoàn viên trở nên ngắn đến lạ, ba ngày trôi qua làm thế nào cũng chẳng bì được với những mất mát mà khoảng trống tám năm mang đến. Tưởng rằng ba ngày ấy sẽ giúp anh sống trong tiếng cười rộn vang ngôi nhà nhỏ, trong những bữa cơm chiều ấm áp thơm nồng vị bếp quê. Ông nỗ lực kéo con lại gần để bù đắp những tháng ngày ấm áp mà chiến tranh đã lạnh lùng cướp đi thì con bé lại càng lạnh lùng với ông như người dưng.
Giờ chia tay đã điểm, ông Sáu bận thu xếp đồ đạc rồi tiếp đón bà con, họ hàng đến tiễn chân rất đông vào lúc này nên ông không còn thời gian chú ý đến đứa con gái nhỏ của mình nữa. Ngay thời khắc chuẩn bị lên đường, bé Thu chạy đến ôm chầm lấy cổ ông và cất tiếng gọi ba. Một chữ đơn giản nhưng dường như là khát khao cả đời của ông. “Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt”.
Giọt nước mắt của ông kết tinh muôn vàn cảm xúc, là cảm động vì đứa con dại tám năm xa cách đã từng chống cự quyết liệt nay lại ấm áp gọi một tiếng “ba”, là quyến luyến vì thời khắc chia ly đã cận kề, gia đình từ nay lại mang nỗi thống khổ chia xa và vì tình thân đang rung lên từng hồi bên trong ngực trái. Giá mà thời gian có thể ngưng đọng, anh và con có thể sống mãi trong vòng tay ấm áp này. Anh ôm chặt con cho thỏa những nhớ mong mà bom đạn chiến tranh gây nên.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật bé Thu
Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu hay
Cảm nhận về đoạn trích chiếc lược ngà
Mang theo lời hứa mua tặng cho con chiếc lược ông trở về căn cứ, tìm được khúc ngà ông hớt hải chạy về làm ngay cho con một chiếc lược. Tình yêu của ông dành cho con len lỏi vào từng chi tiết nhỏ, đan cài ngày một lớn dần hình hài nên được cây lược. Tình yêu của ông dành cho con cao cả đến thiêng liêng ở “hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc cho con từng nét”: “Yêu nhớ tặng con Thu của ba”. Chiếc lược ngà là biểu tượng của tình cha con bất diệt, tình phụ tử thiêng liêng đến lúc mất ông vẫn giữ kĩ bên mình rồi nhờ đồng đội trao cho con. Có lẽ chiếc lược còn mang thông điệp rằng dẫu ông không tồn tại, tình yêu của ông dành cho con vẫn mãi mãi trường tồn.
Kết bài phân tích nhân vật ông Sáu
Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa nên hình tượng nhân vật ông Sáu với đủ đầy những nét đặc trưng của con người Nam Bộ - Yêu Cách mạng và yêu con đến da diết. “Chiếc lược ngà” còn là câu chuyện về tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt không những của ông Sáu, bé Thu mà còn là hàng vạn những gia đình bị tước đi quyền được hạnh phúc vì bom đạn chiến tranh.
Tags phân tích nhân vật ông sáu phân tích nhân vật ông sáu trong chiếc lược ngà Chiếc lược ngà phân tích về ông sáuTừ khóa » đặc điểm Nhân Vật ông Sáu Trong Chiếc Lược Ngà
-
Đặc điểm Nhân Vật Ông Sáu Trong Chiếc Lược Ngà - Toploigiai
-
đặc điểm Chính Của Nhân Vật ông Sáu Ngắn Gọn Câu Hỏi 735687
-
Phân Tích ông Sáu Trong Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà (21 Mẫu) - Văn 9
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật ông Sáu Hay Nhất (10 Mẫu) - Văn Mẫu Lớp 9
-
Phân Tích Nhân Vật ông Sáu Trong Truyện Chiếc Lược Ngà | Văn Mẫu 9
-
Cảm Nhận Nhân Vật ông Sáu Trong Chiếc Lược Ngà Hay Nhất
-
Dàn ý Phân Tích Nhân Vật ông Sáu Trong Truyện Chiếc Lược Ngà
-
Phân Tích ông Sáu Trong Truyện Chiếc Lược Ngà Của Nhà Văn Quang ...
-
Phân Tích Nhân Vật Ông Sáu Trong Chiếc Lược Ngà ❤️️15 Mẫu
-
Phân Tích Nhân Vật ông Sáu Trong Chiếc Lược Ngà – Văn Mẫu Lớp 9 ...
-
Phân Tích Nhân Vật ông Sáu Trong Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà
-
Chiếc Lược Ngà
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật ông Sáu Trong đoạn Trích Chiếc Lược Ngà
-
Phân Tích Nhân Vật ông Sáu Trong Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà Cua ...