PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THUÝ VÂN TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Ôn thi Đại học - Cao đẳng
  4. >>
  5. Văn
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THUÝ VÂN TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.8 KB, 10 trang )

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THUÝ VÂN TRONG TRUYỆNKIỀU CỦA NGUYỄN DUThuý Vân là mẫu người hài hoà, quân bình, nàng được xây dựng để đối lập với ThuýKiều - nhân vật đa sầu đa cảm. Thuý Vân chủ tỉnh, Thuý Kiều chủ động. Cùng là chị emgái, cùng là con một nhà nhưng bẩm thụ hai người khác nhau, mỗi người một vẻ, hìnhdạng khác nhau, tính khí khác nhau, cách nhìn nhận vấn đề cũng hoàn toàn khác nhau.Thế nên tuy cùng cảnh ngộ, cùng cơn gia biến mà cách giải quyết của họ chẳng giốngnhau, dẫn đến vận mệnh mỗi người mỗi khác. Nguyễn Du chỉ dùng 4 câu thơ cũng đủkhắc họa Thuý Vân từ cốt cách, diện mạo, ngôn ngữ đến tính khí, mệnh vận:Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang,Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.Thuý Vân là con gái thứ của Vương Ông, đối chiếu với Dịch Lý,Thuý Vân tương hợp vớiquẻ Ly.Theo Kinh Dịch, quẻ Ly bao gồm các hình tượng: Trung nữ (con gái thứ), lửa, lệ thuộc,mặt trời, trái tim, sáng suốt.Quẻ Ly gồm có một hào âm ở giữa, nương tựa vào một hào dương ở trên và một hàodương ở dưới. Vì vậy Ly có nghĩa là lệ thuộc. Trong Truyện Kiều, Thuý Vân là hiện thâncủa hình tượng này, và đúng như cách nghĩ của nhiều người, Vân sống lệ thuộc ngườikhác, nàng sống để trả nợ ân tình cho Thuý Kiều, lo toan cho cha, cho mẹ, cho chị, choem, cho chồng, cho con. Thuý Vân không sống cho bản thân mình.Hào âm ở giữa là phản thân của hào dương, hào dương là vạch liền, đặc ruột biểu hiệntính cách trung thực, hào âm là vạch đứt, rỗng ruột, biểu hiện hình tượng trong lòng trốngkhông, hư tâm. Hư tâm là tâm không bị vọng nhiễm chứ không phải là vô tâm với nghĩavô tình, ích kỷ.Thuý Vân bẩm sinh tốt, đó là người con gái có sinh lực, một thân thể tráng kiện tất nhiênsẽ chứa một tinh thần khoẻ mạnh.Thuý Vân có phong thái ung dung, cốt cách đoan trang, một khuôn mặt phúc hậu, đầyđặn. Lông mày thanh tú, thể hiện sức sống dồi dào. Nguyễn Du dùng chữ nét ngài để tảlông mày của Thuý Vân, còn chữ mày ngài để chỉ lông mày của Từ Hải, một bên đẹp màdịu dàng, một bên rậm mà quắc thước.Thiên "Thượng cổ thiên chân luận" sách Tố Vấn, mô tả một người bình thường lý tưởngsống khoẻ mạnh, hạnh phúc: "Trong lòng điềm đạm hư vô, chân khí thuận theo, tinh thầnbền vững, bệnh còn do đâu mà sinh ra được, vì vậy mà chí nhàn mà ít dục, tâm yên màkhông sợ, hình mệt mà không quá,chân khí điều hoà, mọi sự đều được mãn nguyện".Ở Thuý Vân không có sự thái quá, mà cũng không có sự bất cập, vui vẻ nhưng nghiêmtrang, tề chỉnh, cười nói có ý có tứ, đoan trang, hiền hậu. Hình thái đó thể hiện ở nét ngàinở nang, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Một người muốn làm chủ được mình,trước hết phải có một sinh lý điều hoà. Tóc nhiều hay ít là do thận mạnh hay yếu, tócmướt hay khô gãy là hình thái của Tâm thể hiện ra ngoài. Thiên "Lục tiết tạng tượngluận" sách Tố Vấn: "Tâm là gốc của sinh mạng vinh nhuận ra ở mặt, làm đầy đủ ở huyếtmạch" huyết kém thì mặt xanh xao, tóc không tươi nhuận, da đen. Bốn câu thơ củaNguyễn Du, tuy đơn giản nhưng nói được điều thi hào muốn nói về một Thuý Vân cómột sức lực dồi dào và một tinh thần minh mẫn, vững chắc không hoảng sợ trước nghịchcảnh, thường có được giấc ngủ bình yên. Thật vậy, nếu tâm nhiệt giấc ngủ sẽ chập chờn,phiền loạn, ngược lại người có tâm hư giấc ngủ không yên, mộng mị đảo điên, thường sợhãi, hồi hộp, lo sầu vô cớ.Vũ Hạnh đã rất tinh tế khi phát hiện:"Nhìn vào Thuý Vân ta không thấy mắt, chỉ thấylông mày và cái khuôn mặt no đầy tròn trịa" rồi ông viết tiếp những dòng lý thú: "ThuýVân có mắt, điều ấy thực hiển nhiên rồi. Mắt nàng chắc hẳn là đôi mắt đẹp, đôi mắt bồcâu, là đôi mắt phượng, hay bình dân hơn là đôi mắt lá răm. Mắt nàng chắc sáng, chắcđen, long lanh, tình tứ. Nhưng đôi mắt nàng chỉ là đôi mắt nằm trên khuôn mặt để làmđầy đủ lệ bộ của một khung diện mà thôi. Nàng có nhìn thực, có thấy thực, nhưng nàngchỉ nhìn, chỉ thấy bằng con mắt khác của người. Nấm mộ bên đường hoang lạnh, nàngcũng nhìn thấy như cậu Vương Quan, như nhiều kẻ khác hững hờ. Kim Trọng phong nhã,hào hoa nàng cũng nhìn thấy như bao cô gái thuỳ mị, hiền lành trong khung cửa. Cho đếngia biến của nàng tơi bời tan tác, nàng cũng nhìn thấy như nhiều kẻ vô tư êm đềm, saymột giấc xuân. Nàng thấy hay nàng không thấy, điều đó vẫn không gì đổi khác. Nàngthấy hay người khác thấy vẫn không đổi khác gì đâu.Chính vì thấy như không thấy, mà nàng nực cười khi nhìn Thuý Kiều:Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!Thấy như người khác mà nàng lấy chồng do người chị chọn nên. Cố nhiên, đó là cách nóiđể tránh một tiếng tĩnh từ đơn giản gán định quá dễ cho nàng. Nhưng một cô gái, sau cơngia biến, ngủ vùi một giấc, rồi choàng tỉnh dậy thấy chị ngồi khóc bên đèn lụn bấc mộtmình, buột miệng hỏi rằng:Cớ sao ngồi nhẫn tàn canh?Thì thực giản dị vô tình nhiều quá. Ngày sau khi lấy chàng Kim, sống mười lăm nămduyên nợ, mà buổi tái ngộ với Kiều, nàng đã nói về tấm lòng yêu Kiều của kẻ chung chăngối với mình trong bấy nhiêu lâu:Những là rày ước mai ao,Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tìnhThì thật hết sức thản nhiên, lạnh lẽo tưởng như không còn giữ riêng cho mình chút tự ái,một tí nhiệt tình.Cái nhìn Thuý Vân hiền lành, có một vẻ gì cam chịu đáng thương nhưng không tránhđược một sự dễ dàng đáng ghét. Đôi con mắt ấy phóng ra tia nhìn là để rập theo tình ý kẻkhác, miễn tình ý ấy thuộc về lẽ phải hiển nhiên, thuộc về trật tự đã được cuộc đời chấpnhận. Sự rập theo ấy hoàn toàn thụ động, như đúc theo khuôn, khiến ta lầm tưởng tâmhồn nàng là thứ bột nếp đã được rây lọc mịn màng. Như thế phỏng nàng có mắt haykhông điều ấy thực chẳng lấy gì can hệ. Nàng đâu cần nhìn, nàng đâu cần thấy? Xã hội,gia đình, luân lý, trật tự xã hội đã nhìn thay thế cho nàng một cách bình yên như khônghề biết có nàng, có sự phản ứng của nàng. Và sự tuân phục chính đáng có thể làm ta cảmđộng nhưng chưa đủ làm ta kính yêu, tuy có làm ta yên lòng nhưng không làm ta gần gũi.Bởi vậy suốt trong tác phẩm, không hề thấy Thuý Vân cười, không hề thấy Thuý Vânkhóc. Chúng ta ao ước chừng một giọt lệ, chừng nửa nụ cười và cái khuôn trăng sẽ bớtđầy đặn, mày ngài sẽ kém nở nang, để chia xẻ bớt chúng ta những nỗi ưu tư, phiền muộn,cùng những cố gắng hy sinh".Vũ Hạnh nói đúng cách nhìn của Thuý Vân lệ thuộc người khác "miễn ý tình ấy thuộc vềlẽ phải tự nhiên". Như vậy là Thuý Vân hành sự có cân nhắc, chọn lọc đấy chứ. Điều nàyDịch lý nói rất rõ. Thoán từ quẻ Ly nói "Ly: lệ, trinh, hanh" (Ly:dựa vào, bền chặc, hanhthông). Thoán Truyện giảng rõ hơn nghĩa của hành vi dựa vào người khác: "Ly lệ dã,nhật nguyệt lệ hồ thiên, bách cốc thảo mộc lệ hồ thổ. Trùng minh dĩ lệ hồ chính, nãi hoáthành thiên hạ. Nhu, lệ hồ trung chính cố hanh..." (Ly, lệ thuộc, ví như mặt trời, mặt trănglệ thuộc bầu trời. Mùa màng cây cỏ lệ thuộc vào đất đai. Càng sáng suốt mà lệ thuộc vàochỗ chính thì mới có thể giáo hoá thành tựu cho thiên hạ. Nhu thuận mà lệ thuộc vào chỗchính cho nên hanh thông). Trình Di trong "Chu Dịch Trình Thị Truyện" khẳng định"Trong vòng trời đất không vật nào không bị lệ thuộc, nếu lệ thuộc chỗ chính thì sẽ đượchanh thông". Có hai cách lệ thuộc, lệ thuộc vào người hay, lẽ phải là cách lệ thuộc tốt,đáng làm; lệ thuộc vào kẻ xấu, lẽ tà là cách lệ thuộc xấu, không nên làm. Cho được thế,cần phải có trí phán đoán, có cái nhìn sáng suốt.Có thể Vũ Hạnh tri âm, tri kỷ với Thuý Kiều chứ không là người thanh khí với ThuýVân. Ông chán Thuý Vân vì cái vẻ no tròn, phụ thuộc của nàng. Ông bất bình vì ThuýVân thụ động. Đấy chỉ vì ông đem tâm tình của con người hiện đại có pha chút lãng mạnđể soi xét con người của xã hội định khuôn, ước lệ thời xưa, cái thời của những cô gáirăng đen hạt huyền, chỉ sống cho người khác quên cả hạnh phúc của riêng mình.Hình như Nguyễn Du không định có óc hài hước để vẽ nên một khuôn mặt Thuý Vântròn vành vạnh mà chỉ muốn chúc phúc cho nhân vật thầm lặng của mình một khuôn mặthiền hoà, viên mãn, rạng rỡ như trăng rằm. Khuôn mặt trung hậu mà ai thoạt nhìn cũngthấy có một cái gì ấm áp, đáng tin cậy, phù hợp với những ai thích một gia đình êm ấmvới một hạnh phúc đơn sơ. Khuôn mặt đó chỉ hứa hẹn niềm vui, sự âu yếm, chứ không ẩnchứa ba đào. Khuôn mặt đó hoà hợp với tự nhiên với hoàn cảnh, đến mây cũng thua,tuyết cũng nhường, tạo vật thấy không có gì phải tranh chấp với Thuý Vân, có lẽ nàng ănở quá tròn với vũ trụ. Vẽ hiền hoà của Thuý Vân ngược hẳn nét sắc sảo của Thuý Kiều, ởđâu cũng chỉ thấy hờn ghen, lúc nào cũng xung đột. Thuý Vân sinh phùng thời còn ThuýKiều là con người bất phùng thời. Thuý Vân là con người của may mắn, Thuý Kiều làcon người của rủi ro.Vì vậy, bên mồ Đạm Tiên, khi mà Kiều "mê mẫn tâm thần", "ủ dột nét hoa, sầu tuôn đứtnối châu sa vắn dài" Thuý Vân không thể đồng tình. Tất nhiên trước câu chuyện bithương về số phận Đạm Tiên, Thuý Vân có thể xúc động nhưng không bi lụy, phải có bãnlĩnh, phải tỉnh trí lắm Thuý Vân mới phê Kiều "Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa".Thuý Vân (quẻ Ly) là ngọn lửa ấm đốt lên giữa bãi tha ma. Thuý Kiều (quẻ Tốn) chính làngọn gió hiu hiu ngoài nghĩa địa.Lần đầu tiên gặp Kim Trọng, chàng văn nhân phong nhã đã làm trái tim Thuý Kiều thổnthức, sao lại chẳng làm xao động trái tim Thuý Vân. Mà trong nỗi háo hức của KimTrọng đâu chỉ riêng một Kiều:Trộm nghe thơm nức hương lân,Một nền Đồng tước khoá xuân hai Kiều.Nước non cách mấy buồng thêu,Những là trộm giấu thầm yêu chốc mòng.Từ cái nhìn đầu tiên hai Kiều không hẹn mà có cùng phản ứng như nhau: "e lệ nép vàodưới hoa". Thuý Vân cũng đỏ bừng hai gò má như Kiều, cũng e thẹn bẽn lẽn khác gìKiều đâu? Sao nàng không được chia xẻ cùng Kiều niềm mong đợi bâng khuâng: "tìnhtrong như đã mặt ngoài còn e". Một cô gái đã biết làm duyên thì ít nhiều đã có tình ý rồi.Trong tình trường chẳng ai được độc quyền yêu. Kim Trọng muốn có cả hai "Xuân lan,thu cúc mặn mà cả hai". Thuý Kiều bắt đầu yêu, Thuý Vân cũng bước đầu phát triển tìnhyêu. Chẳng may Thuý Vân là người thiệt thòi, lép vế, Thuý Kiều bao giờ cũng đi trướcThuý Vân một bước. Đứng một mình Thuý Vân không kém phần xinh đẹp, nhưng đicùng Thuý Kiều, vẻ sắc sảo của người chị liền lấn lướt cô em. Gặp Kim Trọng, Thuý Vânvề ngủ một giấc thoải mái, còn Thuý Kiều suốt đêm trăn trở vì tình, vì vận mệnh, nàngphát triển tình yêu rất nhanh và là người chiến thắng. Khi gia đình gặp cơn gia biến, ThuýKiều tự đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết, tự hy sinh bán mình chuộc cha. Thuý Vâncòn biết làm gì hơn, khi Thuý Kiều giao lại món nợ ái ân cho nàng:Ngày xuân em hãy còn dàiXót tình máu mũ thay lời nước nonChị dù thịt nát xương mòn,Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.Lại còn cả cha nàng chủ trương việc đó:Lời con dặn lại một haiDẫu mòn bia đá dám sai tấc vàngThuý Kiều đã hy sinh vì đại sự, việc Thuý Vân nhận lời chị, vâng lệnh cha nào có gì đángtrách. Nếu trong tình huống đó Thuý Vân từ chối, để đi tìm tình yêu, để sống cho cá nhâncủa mình mới là người đáng trách. Phương chi trong trái tim Thuý Vân, Kim Trọng đã làđối tượng "tình trong như đã" thì xét cho cùng nàng chẳng phải hy sinh, cũng chẳng bị épbuộc, chẳng là cục bột hất đâu lăn đó. Nàng chấp nhận vì việc đó hợp tình, hợp lý và hợpcả ý của nàng.Sống với người chồng mà "Khi ăn ở, lúc ra vào. Càng âu duyên mới, càng dào tình xưa",càng thương cô em, càng nhớ cô chị. Thuý Vân không ghen, không phải vì không biếtyêu, vì vô tình, vì không có trái tim, vì không có mắt. Hãy để nhân vật sống thực trongthời đại của họ, thời của chủ nghĩa đa thê, trong hoàn cảnh của họ,lấy chồng thay chị, thìcon ngươì đạo nghĩa như Thuý Vân phải đặt chữ tình dưới chữ nghĩa, nàng luôn luônhiểu rằng vị trí của nàng bên Kim Trọng là vị trí của Thuý Kiều, nàng chỉ thay thế chứkhông thể độc chiếm. Vả lại nếu Kim Trọng chỉ biết có hiện tại Thuý Vân mà quên lãngbóng hình Kiều thì có lẽ Thuý Vân sẽ là người buồn lắm. Suốt mười lăm năm Thuý Kiềusống cảnh hoa trôi bèo giạt thì cả nhà nàng không ai không mong ngóng bước chân trở vềcủa nàng, nếu không ngày đêm nghĩ về người chị đang lưu lạc nơi góc bể chân trời, thìVân đâu có được loại thần giao cách cảm:"Nàng Vân nằm bỗng chiêm bao thấy nàng"Ta càng yêu, càng nễ Thuý Vân khi giữa tiệc đoàn viên nàng khẳng khái:"Đứng lên Vân mới giải bày một hai,Rằng "Trong tác hợp cơ trời,Hai bên gặp gỡ một lời kết giao,Gặp cơn bình địa ba đào,Vậy đem duyên chị, buộc vào cho em,Cũng là phận cải duyên kimCũng là máu chảy ruột mềm chớ sao,Những là rày ước mai ao,Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình,Bây giờ gương vỡ lại lành,Khuôn thiên lừa lọc đã đành có nơi,Còn duyên, may lại còn người,Còn vừng trăng bạc, còn lời nguyền xưa,Quả mai ba bảy đang vừa,Đào non, sớm liệu xe tơ kịp thì.Lời nói của Thuý Vân có tình có lý, có máu chảy, có ruột mềm, biết người, biết ta, đâuphải là loài gỗ đá. Khi ai ký thác cho ta vật gì, ta manh tâm chiếm hữu mới là kẻ xấu xa,bạc tình, bạc nghĩa. Đàng này, hơn ai hết, Thuý Vân biết rõ mình phải làm gì khi chịmình chịu cảnh đắng cay trở về, "hoàn trả" là đúng đạo lý, hành xử như vậy chứng tỏnàng là con người có thiện tâm, thiện ý, có bãn lĩnh, biết cân nhắc, biết hy sinh. Phải nóilà Thuý Vân có tầm nhìn hết sức đúng đắn. Thúy Vân đã can đảm đối diện với sự thực,không thẹn với người, không thẹn với lòng mình. Còn ai hơn nàng đứng lên đặt vấn đề,giải quyết vấn đề, Vương ông chăng? Kim Trọng chăng? Thuý Kiều chăng?Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du ít khi cực tả về mắt. Ngoài Kim Trọng chỉ có Thuý Kiềucó làn thu thuỷ còn Thuý Vân, Từ Hải, Thúc Sinh và các nhân vật khác chẳng ai có mắtcả. Chỉ có 7 lần Nguyễn Du nói về mắt, trong đó có 3 lần con mắt được sử dụng đúngchức năng để nhìn, một lần Kim Trọng "tường đông ghé mắt, ngày ngày hằng trông", mộtlần Kiều "đã mòn con mắt phương trời đăm đăm" khi trông ngóng Từ Hải, một lần Kiềumở to mắt nhìn cảnh đoàn viên "Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao". Hai lần Từ Hải nóiđến mắt "mắt xanh đã có ai vào hay chưa", "khen cho con mắt tinh đời", hai lần mắtkhông nhìn: "cũng liều nhắm mắt đưa chân", "làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng".Nguyễn Du thích tả lông mày hơn là mắt, trong bài "Long thành cầm giả ca" nhà thơcũng thể hiện như vậy khi gặp lại cô Cầm. Khi trở lại Thăng Long trong một bữa tiệc hátxướng mà các bạn Nguyễn Du đã thếch đãi để tiển ông đi sứ, Nguyễn Du đã gặp lại côCầm, cô đào hát cũ của Nguyễn Ức, em ruột ông, Nguyễn Du đã xúc động khi gặp lạicảnh cũ người xưa đã hoàn toàn biến đổi. "Cái cô Cầm xưa, không đẹp lắm, nhưng nướcda trắng trẻo, thân hình đẩy đà, khéo trang điểm, lông mày thanh tú, má đánh phấn, áomàu hồng, quần lụa cánh chả, có vẻ phong nhã" phải chăng sau này được tái hiện nơiThuý Vân.Thuý Kiều là người nhiều nước mắt, mau nước mắt, đời nàng là đời đầy nước mắt. Nàngkhóc Đạm Tiên để rồi khóc cho nàng. Nàng khóc cho nàng để khóc cho đời, khóc mườilăm năm, khóc trăm năm, khóc ba trăm năm hay khóc mãi nghìn thu, "lai nhật kỷ hà, khứnhật khổ đa" (ngày sau ra sao, ngày trước khổ nhiều-Tùng Thiện Vương, Đoản ca hành)ai mà biết được!Thuý Kiều là người ra đi, ra đi để khóc, lấy nước mắt viết nên bản cáo trạng.Thuý Vân là người ở lại, đem sức may thuê vá mướn cáng đáng cảnh nhà sa sút.Theo Kinh Dịch, Thuý Kiều thuộc quẻ Tốn Phong,Thuý Vân thuộc quẻ Ly Hoả, cả haihợp lại là quẻ Phong hoả Gia Nhân. Tốn là trưởng nữ,quẻ ngoại, ứng với Thuý Kiều rađối mặt với bên ngoài. Ly là thứ nữ,quẻ nội, ứng với Thuý Vân giữ việc trong nhà.Nếu Từ Hải là chỗ dựa của Thuý Kiều "chút thân bèo bọt dám phiền mai sau", thì ThuýVân lại là chỗ dựa cho Kim Trọng khi chàng "ruột tằm ngày một héo hon, Tuyết sươngngày một hao mòn mình ve, Thẩn thờ lúc tỉnh lúc mê, máu theo nước mắt, hồn lìa chiêmbao". Không có Thuý Vân, Kim Trọng chắc phải sống dở, chết dở có đâu đến lúc "VươngKim cùng chiếm bảng xuân một ngày" để nhờ đó mà lần tìm ra dấu vết nàng Kiều.Đôi khi nhìn khuôn mặt phính phính của Thuý Vân ta cứ ngỡ nàng là người đẫy đà, thậtra Thuý Vân cũng "yểu điệu thục nữ" phong nhã thướt tha, nếu không, khi gặp KimTrọng làm sao nàng "e lệ nép vào dưới hoa". Hình ảnh nàng sánh duyên cùng Kim Trọngthật là duyên dáng:Người yểu điệu, kẻ văn chương,Trai tài gái sắc xuân đương vừa thì.Nếu Thuý Kiều là tâm sự của Nguyễn Du, Từ Hải là hoài bão của Nguyễn Du thì ThuýVân là mơ ước của Nguyễn Du.Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, cha ông mất năm ông lên 10, mẹ mất năm ông lên13, mẹ ông chết rất trẻ, lấy chồng năm 16 tuổi, kém chồng 32 tuổi, thế mà chỉ 3 năm saukhi chồng mất, bà cũng theo chồng qui tiên. Bà vợ cả của Nguyễn Du là em gái của ĐoànNguyễn Tuấn, quê ở Thái Bình, cũng mất sớm, cho đến người con trai cả của ông làNguyễn Tứ cũng chẳng sống lâu (Theo Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Du người tình vàNguyễn Du tình người). Bản thân Nguyễn Du cũng đau ốm triền miên:"Ba tháng xuân, bệnh liên miên, nghèo không thuốc"(Khởi hứng lan man I)Bệnh hoạn không ngớt ám ảnh Nguyễn Du đến nỗi ba năm sau khi vợ ông mất, ông đãviết về giấc mộng gặp vợ:Ngày đêm nước chảy xuôi dòng,Người đi xa mãi chờ mong tháng ngày.Ba năm chẳng thấy mặt mày,Lấy gì an ủi bấy chầy tương tư.Giờ đây ta gặp trong mơ,Tìm ta,người khổ nỗi chờ bên sông.Dung nhan xem vẫn mặn nồng,Áo quần xộc xệch bập bồng chẳng sao !Thoạt nghe kể nỗi ốm đau,Rồi nghe than nỗi bấy lâu xa vời.Sụt sùi nói chẳng nên lời,Xa nghe như cách màn ngoài vọng sang !......(Vân Trình dịch-Theo Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Du người tình và Nguyễn Du tìnhngười)Vợ mất rồi khi hiện về lại kể nỗi ốm đau, lòng Nguyễn Du không khỏi "thao thức rốibời". Những người thân theo nhau vì bệnh mà mất không hưởng trọn tuổi trời, có thể đãgợi cho Nguyễn Du một mơ ước có sức khoẻ dồi dào để có hạnh phúc bền lâu". Điều nàyphải chăng đã thôi thúc Nguyễn Du sáng tạo một Thuý Vân mạnh khoẻ, sinh động để bùđắp cho những thiệt thòi mà bản thân và gia đình ông đã hứng chịu.

Tài liệu liên quan

  • Phân tích nhân vật vợ Tràng trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân - văn mẫu Phân tích nhân vật vợ Tràng trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân - văn mẫu
    • 3
    • 2
    • 28
  • Phân tích nhân vật Từ Hải trong Phân tích nhân vật Từ Hải trong "Truyện Kiều" - Nguyễn Du pot
    • 5
    • 20
    • 97
  • Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
    • 5
    • 2
    • 6
  • Phân tích đoạn nỗi thương mình (trích truyện Kiều của Nguyễn Du) Phân tích đoạn nỗi thương mình (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)
    • 3
    • 835
    • 0
  • Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng của Pus-kin. Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng của Pus-kin.
    • 1
    • 636
    • 1
  • Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải
    • 4
    • 807
    • 0
  • Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải. Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải.
    • 4
    • 519
    • 0
  • Phân tích nhân vật vợ Tràng trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân Phân tích nhân vật vợ Tràng trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân
    • 3
    • 850
    • 4
  • Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật Thuý Kiều, Hoạn Thư trong đoạn trích “Thuý Kiều báo ân, báo oán” (Trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du) Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật Thuý Kiều, Hoạn Thư trong đoạn trích “Thuý Kiều báo ân, báo oán” (Trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du)
    • 2
    • 759
    • 0
  • Phân tích nhân vật Phi- lip trong truyện ngắn Bố của Xi- mông của nhà văn Guy đờ Mô-pa-xăng. Phân tích nhân vật Phi- lip trong truyện ngắn Bố của Xi- mông của nhà văn Guy đờ Mô-pa-xăng.
    • 1
    • 904
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(83.5 KB - 10 trang) - PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THUÝ VÂN TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thuý Kiều Thuý Vân Là Ai