Phân Tích Những đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao TiếP - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Xã hội học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.43 KB, 13 trang )
BÀI TẬP LỚN HỌC KIĐỀ BÀI: (Đề 34) Phân tích những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp củangười Việt. Liên hệ những ưu và hạn chế trong văn hóa giao tiếp của sinhviên đại học Luật Hà Nội.Dàn bài:A – MỞ ĐẦUB – NỘI DUNGI – Những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt1. Khái niệm “đặc trưng”2. Phân tích đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người ViệtII – Liên hệ những ưu và hạn chế trong văn hóa giao tiếp của sinh viên đạihọc Luật Hà Nội1. Ưu điểm2. Hạn chếC – KẾT LUẬNA – MỞ ĐẦU1Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam đã hìnhthành và phát triển. Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường,nhân dân ta đã xây đắp lên một nền văn hóa kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấnbản sắc của dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộcViệt Nam.Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồngcác dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhờ nềntảng và sức mạnh văn hóa ấy mà dù có nhiều thời kì bị đô hộ, dân tộc ra vẫn giữvững và phát huy bản sắc, khẳng định được những đặc trưng của mình. Đặc trưngcủa văn hóa Việt Nam in đậm trong nhiều mặt của đời sống người dân Việt Nam.Sau đây em xin đi phân tích đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt cùngsự liên hệ thực tế đến những ưu và hạn chế trong giao tiếp của sinh viên trường đạihọc Luật Hà Nội.B – NỘI DUNGI – Những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt1. Khái niệm “đặc trưng”:“Đặc trưng” là những đặc điểm, dấu hiệu nổi bật chỉ có ở một sự vật, hiệntượng này mà không có ở những sự vật hiện tượng khác2. Những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt:Có 6 đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Việt được thểhiện trong 6 khía cạnh trong giao tiếp.- Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, cóthể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừarất rụt rè.Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việcgiữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính đó lànguyên nhân dẫn đến việc coi trọng giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra quan hệ :2“Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen”. Sự giao tiếp củng cố tìnhthân : “Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân”. Năng lực giaotiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá conngười : “Vàng thì thử lửa, thử than - Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thửlời”.Vì coi trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất thích giao tiếp. Việc thíchgiao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm: Từ góc độ của chủ thể giao tiếp,người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã là người Việt Nam, đã thânvới nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa,những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không donhu cầu công việc ( như ở Phươg Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tìnhnghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ. Với đối tượng giao tiếp thì ngườiViệt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơngười Việt, dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáovà tiếp đãi một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồăn ngon nhất :” Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không ai đóibữa”. Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tínhhầu như ngược lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước ngoàirất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau (tínhthích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làngxã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Đúng là người Việt Nam xởilởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi củacộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. Còn khi đã vượtra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những ngời lạ, nơi tính tự trị phát huytác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởngnhư trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong3những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất,là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.Trong xã hội hiện nay, thái độ thích giao tiếp tiếp tục phát huy tác dụng gắnkết những mối quan hệ, tạo không khí hòa nhập, gần gũi giữ người vớingười. Nhưng thái độ rụt rè đôi khi lại thể hiện sự thiếu tự tin trong giaotiếp, vì rụt rè mà “ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời”, cũng có thể tạo cảmgiác không thoải mái, mất hứng thú cho người đối diện.- Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểmtrọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét làm nguyên tắc ứng xử : “Yêu nhau yêu cả đường đi - Ghét nhau, ghét cảtông ti họ hàng”.Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm nguyên líchủ đạo nhưng vẫn thiên về âm tính hơn, thì trong cuộc sống người ViệtNam sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữatình với lí thì tình được đặt cao hơn lí : “Một bồ cái lí không bằng một tí cáitình”. Đặc trưng này một phần thể hiện được bản chất thẳng thắn, bộc trực,chất phát của người Việt Nam; song điều này chỉ thích hợp khi chúng tatham gia một quan hệ xã hội nhỏ, không dẫn tới những hậu quả nghiêmtrọng, dễ giải quyết. Còn trong xã hội hiện nay, cách giao tiếp trọng tình hơnlí không còn phổ biến như trước vì nó không thể hiện được sự khách quan,công bằng, chính trực.- Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quansát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạnggia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy traimấy gái,...) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm.Thói quen ưa tìm hiểu này khiến cho người nước ngoài có nhận xét là ngườiViệt Nam hay tò mò. Đặc tính này dù gọi bằng tên gọi gì đi chăng nữa chẳngqua cũng chỉ là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra. Do tính4cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến ngườikhác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệtchi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hôriêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưnghô cho thích hợp được. Tính hay quan sát khiến người Việt Nam có đượcmột kho kinh nghiệm xem tướng hết sức phong phú : chỉ cần nhìn vào cáimặt, cái mũi, cái miệng, con mắt,... là đã biết được tính cách của con người.Chẳng hạn, riêng về xem người qua con mắt đã có các kinh nghiệm : “Đànbà con mắt lá dăm- Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền”; “Người khôncon mắt đen sì- Người dại con mắt nửa chì nửa thau”. Biết tính cách, biếtngười là để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp: “Tùy mặt gửi lời, tùyngười gửi của”; “Chọn mặt gửi vàng”. Trong trường hợp không được lựachọn thì người Việt Nam sử dụng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt:“ở bầu thì tròn , ở ống thì dài” ; “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áogiấy”. Với đặc trưng ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá này giúp mọi người dễdàng ứng xử linh hoạt trong giao tiếp hơn, có được thái độ và cách xưng hôđúng đắn, thích hợp. Bên cạnh đó, nó cũng có hạn chế đó là sự tìm hiểu quámức sẽ gây cảm giác khó chịu cho đối phương, thậm chí có thể khiến họcảm thấy như đang bị xâm hại đến quyền cá nhân của họ, đặc biệt là đối vớingười nước ngoài.- Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới gốc độ chủ thểgiao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự : “Tốt danh hơn lành áo”.Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp : Lời nói ra để lạidấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên taitiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ "tiếng" trong tiếng Việt, từ nghĩa banđầu là "ngôn ngữ" (ví dụ: tiếng Việt ), đã được mở rộng ra để chỉ sản phẩmcủa ngôn ngữ ( ví dụ: tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa), và, cuối cùng, chỉ5cái thành quả mà tác động của lời nói đã gây nên - đó là "danh dự, uy tín" (vídụ: nổi tiếng). Trong một mức độ nào đó, thái độ trọng danh dự này đã pháthuy tính tích cực của nó là giúp chủ thể khẳng định được vị thế bản thân,thêm tự tin vào chính mình. Tuy nhiên cũng chính vì quá coi trọng danh dựnên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện: “Ở đời muôn sự của chung - Hơnnhau một tiếng anh hùng mà thôi”; “Đem chuông đi dấm nước người Không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh”. Ở chốn làng quê, thói sĩ diện thểhiện trầm trọng trong tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và tục chia phần. Các cụgià tám mươi, tuy ăn không được, nhưng vì danh dự ( sĩ diện), vẫn có thể totiếng với nhau vì miếng ăn: “Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp”.- Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sựhòa thuận.Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp "vòngvo tam quốc", không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề nhưngười phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấnxá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưađẩy, người Việt Nam trước đây có truyền thống "miếng trầu là đầu câuchuyện". Với thời gian, trong chức năng "mở đầu câu chuyện" này, "miếngtrầu" từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc, ly bia... Để biết ngườiđối ngoại với mình có còn cha mẹ hay không, người Việt Nam thường hỏi:“Các cụ nhà ta vẫn mạnh giỏi cả chứ?”. Để biết người phụ nữ đang nóichuyện với mình có chồng hay không, người Việt Nam ý tứ sẽ hỏi: “Chị vềmuộn thế liệu anh nhà( ông xã) có phàn nàn không?” Còn đây là lời tỏ tìnhrất vòng vo của người con trai Nam Bộ - nơi mà người Việt có tiếng là bộctrực hơn cả : “Chiếc thuyền giăng câu, Đậu ngang cồn cát, Đậu sát mé nhà,Anh biết em có một mẹ già, Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không?”( Ca dao). Lối giao tiếp "vòng vo tam quốc" kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về6đối tượng giao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi - "chào" điliền với "hỏi" : "Bác đi đâu đấy?", "Cụ đang làm gì đấy ?"... Ban đầu, hỏi làđể có thông tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cầnnghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu "trả lời" kiểu: "Tôi đi đằngnày một cái" hoặc trả lời bằng cách hỏi lại: “Cụ đang làm gì đấy?”.Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duycoi trọng các mối quan hệ (tư duy biện chứng). Nó tạo nên một thói quenđắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng : “Ăn có nhai, nói có nghĩ”; “Ngườikhôn ăn nói nữa chừng- Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo”,...Chính sự đắn đocân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyếtđoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, đểgiữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười làmột bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; có thể gặpnụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất. Tâm lý trọng sự hoàthuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn: “Một sự nhịnchín sự lành”; “Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm sôi nhỏ lửa có đời nàokhê”.-Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.Trước hết, đố là sự phong phú trong hệ thống xưng hô bằng các từ chỉ quanhệ họ hàng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm : Thứ nhất, có tính chấtthân mật hóa (trong tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họhàng trong một gia đình. Thứ hai, có tính chất xã hội hóa, cộng đồng hóa cao- trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái "tôi" chung chung. Quan hệxưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp- chú khi ni , mi khi khác. Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có khiđồng thời tổng hợp được hai quan hệ khác nhau : Chú - con, bác - con, bác em, anh- tôi,... Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự7sinh ( Cả, Hai, Ba, Tư...). Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng: Người ViệtNam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêmnhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp,nhưng có khi cả hai đều cùng xưng hô là em và đều cùng xưng là em và đềugọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng :người ta chỉ gọi tên cái ra để chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không đượctrùng với tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoàixã hội. Vì vậy mà trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai, hỏi tên chủnhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói lệch đi).Nghi thức lời nói trong lĩnh vực cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Dotruyền thống nặng về tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không cónhững từ cảm ơn, xin lỗi khái quát dùng chung cho mọi người trường hợpnhư người phương Tây. Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người ta cómột cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau : Con xin chú (Cảm ơn khi nhận quà),Chị chu đáo quá, Anh tốt quá (cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá(cảm ơn khi được tiếp đón nồng hậu), Quý hóa quá (cảm ơn khi có kháchđến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),...II – Liên hệ những ưu và hạn chế trong văn hóa giao tiếp của sinh viên đại họcLuật Hà Nội.1. Ưu điểm:- Thái độ giao tiếp: Sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viênđại học Luật Hà Nội nói chung khá năng động trong giao tiếp. Bộ phậnlớn sinh viên trường ta thích giao tiếp. Lí do một phần do sự năng độngcủa tuổi trẻ, thứ hai là do bản chất của ngành học. Thích giao tiếp vàmuốn giao tiếp giỏi nên sinh viên Luật khá tích cực trong việc học hỏi vàtrau dồi kiến thức giao tiếp. Có thể bắt gặp mọi lúc trong khuôn viên8trường những chỗ tụ tập của sinh viên bàn luận học hành, hỏi han côngviệc cá nhân của nhau. Điều đó đã tạo nên một môi trường sôi nổi, hòađồng và thân thiện.- Quan hệ giao tiếp: Lấy tình cảm làm nguyên tắc chủ đạo là đặc trưngtrong văn hóa giao tiếp của người Việt. Sinh viên trường Luật Hà Nộinhìn chung vẫn giữ được đặc trưng này. Không phải vì học luật mà sinhviên trở nên khô khan, ăn “luật”, nói “luật” như nhiều người nghĩ. Sinhviên vẫn biết được khi nào cần cứng rắn, khi nào nên nhu mì, nhườngnhịn. Là những nhà làm luật tương lai, sinh viên trường ta linh hoạt hơnngười xưa trong quan hệ giao tiếp, vẫn cố gắng giữ chữ “tình” trong giaotiếp nhưng cũng không quên sử dụng lí trí trong giao tiếp, cân bằng giữatình và lí để có những lối giao tiếp phù hợp nhất, thỏa đáng nhất.- Đối tượng giao tiếp: Vẫn giữ được đặc trưng giao tiếp của người Việt.Sinh viên chúng ta vẫn thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp,trình độ học vấn…của đối tượng giao tiếp. Lí do chính đáng cho việc nàyđể lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp. Trong xã hội ngày nay, nhucầu kết bạn ngày càng trở nên cần thiết, do đó nếu không biết rõ điềukiện, hoàn cảnh của người kia thì sẽ rất khó nói chuyện, giao lưu nhữngvấn đề khác. Cũng là một cách để thể hiện sự lịch sự, khi hỏi han, biếtđược tuổi tác của đối phương chúng ta sẽ dễ dàng xưng hô và tỏ thái độđúng mực. Nhưng linh hoạt hơn, sinh viên đã không còn quá đi sâu vàotìm hiểu đối tượng giao tiếp mà chỉ tìm hiểu một cách căn bản nhất đểhiểu sơ qua về người đối thoại, tránh được cảm giác khó chịu của ngườita. Bên cạnh đó, sinh viên đại học Luật Hà Nội cũng phát huy được ưuđiểm khác đó là mở rộng đối tượng giao tiếp. Không chỉ thu hẹp đốitượng trong khuôn viên trường học mà sinh viên trường ta còn khôngngại giao tiếp bên ngoài xã hội, với nhiều thành phần, tầng lớp khác9nhau. Sinh viên coi đó là những cơ hội để trải nghiệm thực tế, tiếp thuthêm kinh nghiệm giao tiếp, kết bạn, hiểu biết hơn con người trong xã hộihiện nay,…- Chủ thể giao tiếp: Sinh viên đại học Luật khi giao tiếp rất coi trọng danhdự. Do có ý thức cá nhân cao và coi trọng ngành học của mình nên sinhviên luôn cố gắng giữ phong thái đĩnh đạc, chững chạc để thể hiện tốtnhất phẩm giá bản thân khi giao tiếp. Ngoài ra, sinh viên luật còn rất tựtin, chủ động, cởi mở khi giao tiếp, vẫn giữ được sự nghiêm túc, chuẩnmực giao tiếp, vừa có ý thức tạo không khí giao tiếp thân thiện, hòa đồng.Đó là cũng có thể được coi là thế mạnh của sinh viên trường luật. Điềunày rất có ý nghĩa với công việc sau này của mỗi người.- Cách thức giao tiếp: Sinh viên trường ta giao tiếp rất khéo léo, ý tứ, trọngsự hòa thuận. Được học và đào tạo trong môi trường văn minh, chuyênnghiệp và ngành nghề mẫu mực nên lời ăn, tiếng nói đối với sinh viên đạihọc Luật cần hết sức khéo léo để vừa hợp tình vừa hợp lí, vừa tai mìnhmà cũng thuận lòng người nghe. Cách nói giảm, nói tránh, nói vòng vo, ýnhị vẫn được áp dụng rộng rãi để giảm mức độ quan trọng của sự việc,mang lại cảm giác nhẹ nhàng hơn đối với người đối thoại. Không chỉphát huy đặc trưng tốt đẹp trong văn hóa người Việt, sinh viên còn tiếpthu cách thức giao tiếpkhác cũng rất phù hợp với xã hội năng động bâygiờ đó là lối nói ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, tránh gây cảm giác phiềnhà mà lại đem lại hiểu quả giao tiếp cao, nhanh chóng được tiếp nhận vàxử lí thông tin.- Hệ thống nghi thức lời nói: Sinh viên duy trì hệ thống nghi thức lời nóiđặc trưng và phát huy hơn cả là nghi thức nói mang tính xã hội hóa cao,tính cộng đồng cao để dễ dàng thích ứng trong mọi trường hợp giao tiếpvà có thể áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau, dễ nhận được sự đồngtình từ mọi người trong hoạt động giao tiếp.102. Hạn chế:- Thái độ giao tiếp: Bên cạnh số đông những sinh viên thích giao tiếp thìvẫn có những sinh viên rụt rè trong giao tiếp. Chủ yếu đó là những sinhviên ở dưới quê lên, chưa bắt nhịp được với cuộc sống đô thị, khả năngthích ứng không cao nên chưa thể hội nhập và giao tiếp một cách thoảimái. Đó là một điểm hạn chế cần khắc phục ngay khi là sinh viên trườngđại học Luật. Bản chất nghề nghiệp không cho phép mỗi sinh viên ngậpngừng, thiếu tự tin khi giao tiếp. Để có thể tạo thái độ thích giao tiếp, mỗisinh viên cần không ngại ngùng thay đổi bản thân, trau dồi kiến thức xãhội và rèn luyện chăm chỉ.- Quan hệ giao tiếp: Một bộ phận nhỏ sinh viên đại học Luật Hà Nội quáthiên về chữ “tình”, hoặc “lí”. Qúa thiên về tình cảm thì không đúng bảnchất người học luật, điều này không thể áp dụng trong tương lai khi mỗisinh viên là người bảo vệ công bằng, lẽ phải cho xã hội. Nhưng một sốkhác lại quá cứng nhắc khi nghiêng về lí trí, khiến cho lời nói trở nêncứng nhắc. Trong giao tiếp thân mật với bạn cũng giữ thái độ như thếkhiến cho cuộc đối thoại trở nên hơi nặng nề, không có sự đồng cảm, chiasẻ và cảm thông. Để cân bằng cảm xúc và lí trí trong giao tiếp là điềukhông dễ, bắt buộc mỗi sinh viên phải cố gắng tích cực rèn luyện bảnthân.- Đối tượng giao tiếp: Đa số với những sinh viên từ quê lên học vẫn giữ lốiứng xử làng xã thân thuộc, vẫn có thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giáđối phương một cách hơi sâu, khiến cho người tiếp xúc không thoải mái.Điều này làm phản tác dụng vốn có của đặc trưng giao tiếp này. Khôngnhững không tạo sự gần gũi, lối ứng xử đúng đắn mà còn khiến cuộc hộithoại trở nên ngượng nghịu, không đạt được kết quả như mong đợi,…- Chủ thể giao tiếp: Là sinh viên của một trường danh giá hàng đầu đấtnước, sinh viên trường ta cũng ít nhiều mang trong mình sự kiêu ngạo.11Chúng ta có quyền ngẩng cao đầu hơn người khác, nhưng không có nghĩalà luôn quá đề cao mình mà đánh giá thấp người khác. Sinh viên trongtrường cũng không tránh khỏi “bênh sĩ diện” trong giao tiếp. Ăn “luật”,nói cũng “luật”, nhưng không phải ai cũng đủ thông minh để hiểu hếtnhững điều mình đang nói. Chỉ vì không muốn mất mặt với bạn bè, vớingười thân mà buôn ra đôi ba câu đề cập đến tình hình chính trị nghe cóvẻ uyên thâm, sâu sắc những có thể thực chất chỉ là nghe qua thầy cô,đọc sách báo, nhớ nhưng không hiểu,… Đây là căn bệnh nếu không chữakịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như nói đại, nói láo,nói bâng quơ, không đúng sự thật,…- Cách thức giao tiếp: Một bộ phận sinh viên đại học Luật Hà Nội ăn nóicòn bộp chộp, thiếu ý tứ, có gì nói đấy, không suy nghĩ. Điều này làmmất lòng khá nhiều người mà họ tiếp xúc. Có sinh viên lại cố gắng khắcphục nhược điểm của lối nói vòng vo một cách thái quá lại khiến chongôn từ trở nên cộc lốc, ngắn gọn quá mức đến khó hiểu, không nhữngkhông nhận được sự tiếp nhận của đối phương mà nếu giữ lối ứng xử ấytrong thời gian dài sẽ tạo thói quen ngại nói, ngại giao tiếp, thiếu kĩ năngmềm dẻo trong giao tiếp, xứng xử,…- Hệ thống nghi thức lời nói: Bên cạnh mặt tích cực kể trên, mặt hạn chếđáng nói về khía cạnh này là sự “lai căng” ngôn ngữ trong sinh viêntrường ta. Với xu thế hội nhập, Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọngvới mỗi người. Nhưng cũng chính vì thế mà nhiều sinh viên lợi dụng sựthông dụng của Tiếng Anh để sử dụng đồng thời cùng tiếng Việt mộtcách không hợp lí như “thanks nha” (tức là: cảm ơn nhé), hoặc dịch tiếngAnh sang tiếng Việt một cách đơn thuẩn, không ý nghĩa như “ugly tiger”( “ugly” = xấu, “tiger” = con hổ”, “ugly tiger” = xấu hổ). Đây là lối nói12đang làm hỏng giá trị và sự trong sáng của tiếng Việt, cần được sửa chữakịp thời để không làm mất đi bản sắc văn hóa người Việt…C – KẾT LUẬNNhững đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt không chỉ có mặt tích cựcmà vẫn mang trong mình những hạn chế nhất định. Trong xu thế hội nhập hiệnnay, giới trẻ nói chung và sinh viên trường đại học Luật Hà Nội nói chung cần cốgắng phát huy những mặt tích cực của những đặc trưng đó và linh hoạt hơn tronggiao tiếp để hạn chế những khiếm khuyết, bổ sung những lối ứng xử, giao tiếp củanhững nền văn hóa khác mà vẫn phù hợp với thuần phong, mĩ tục của người ViệtNam. Để làm tốt điều đó, mỗi sinh viên cần không ngừng học tập, trau dồi và bồidưỡng bản thân. Có như vậy, chúng ta mới xây dựng được một môi trường giaotiếp năng động, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với thời đại mà vẫn không phá bỏ bảnsắc riêng của văn hóa Việt Nam.13
Tài liệu liên quan
- Phân tích những đặc trưng cơ bản của thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay
- 11
- 2
- 3
- phân tích những đặc trưng cơ bản của thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay
- 12
- 9
- 12
- Tài liệu Đề tài Phân tích những đặc trưng văn hóa của công ty thông qua ( các sản phẩm, dịch vụ, nhãn hiệu...) và đánh giá ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới lựa chọn mua sắm của khách hàng pdf
- 20
- 1
- 7
- những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp nhật bản
- 88
- 2
- 6
- Những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Panama doc
- 4
- 1
- 2
- Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp mỹ
- 102
- 3
- 10
- những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp nhật bản
- 69
- 1
- 2
- 9 đặc trưng trong văn hóa ăn uống Việt Nam potx
- 4
- 531
- 1
- Tìm những bằng chứng thực tế của một doanh nghiệp để trình bày và phân tích những đặc trưng
- 14
- 191
- 0
- Phân tích những đặc trưng trong văn hóa giao tiếP
- 13
- 6
- 15
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(96.5 KB - 13 trang) - Phân tích những đặc trưng trong văn hóa giao tiếP Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Các đặc Trưng Trong Giao Tiếp
-
Các Nét đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Việt Nam
-
6 đặc Trưng Trong Văn Hoá Giao Tiếp Của Người Việt - Kênh Tuyển Sinh
-
Đặc Trưng Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Việt Nam
-
Đặc Trưng Của Văn Hóa Giao Tiếp - Wiki Phununet
-
Đặc Trưng Giao Tiếp Của Người Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc
-
6 Đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Việt Nam, Đặc ...
-
đặc Trưng Trong Giao Tiếp Của Người Việt - StuDocu
-
Khái Niệm Và đặc Trưng Cơ Bản Của Giao Tiếp - TaiLieu.VN
-
Những đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Việt Nam
-
6 Đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Nhật Bản - JVNET
-
Các Đặc Trưng Giao Tiếp Của Người Việt Nam - Cộng đồng In ấn
-
VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
-
đặc Trưng Về Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Việt Nam
-
Nét đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao Tiếp Và Tính Cách Của Người Anh ...