Phân Tích Những Luận điểm Cơ Bản Của Hồ Chí ... - Bài Giảng Mẫu

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Bài Giảng

Bài Giảng Mẫu

Tổng hợp bài giảng điện tử mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học

Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc?

1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản

Thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ cách mạng chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn. Hồ Chí Minh vượt lên trên những hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu yêu nước, đến với học thuyết cách mạng vô sản. “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, tức là phải theo đường lối Mác-Lênin”. Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng vô sản ở thuộc địa bao hàm nội dung sau:

- Làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền, dần dần làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

- Lực lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí.

- Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. “Ai làm cách mạng trong thế giới cũng là đồng chí của người An nam ta cả”. Cách mạng thuộc địa phải gắn chặt với cách mạng vô sản chính quốc.

2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo

 

docx4 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 0download Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trênCH: Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc? 1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản Thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ cách mạng chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn. Hồ Chí Minh vượt lên trên những hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu yêu nước, đến với học thuyết cách mạng vô sản. “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, tức là phải theo đường lối Mác-Lênin”. Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng vô sản ở thuộc địa bao hàm nội dung sau: - Làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền, dần dần làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản. - Lực lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí. - Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. “Ai làm cách mạng trong thế giới cũng là đồng chí của người An nam ta cả”. Cách mạng thuộc địa phải gắn chặt với cách mạng vô sản chính quốc. 2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn giải phóng dân tộc thành công “trước hết phải có đảng cách mệnh... đảng có vững cách mệnh mới thành công”... “Cách mệnh phải làm cho dân giác ngộ”, “Phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”, “sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh”. Cách mạng giải phóng dân tộc phải có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Bác cho rằng các tổ chức cách mạng theo kiểu cũ không thể đưa cách mạng đến thành công vì nó thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học. Các lãnh tụ yêu nước tiền bối tuy đã ý thức được tầm quan trọng của chính đảng cách mạng và một đường lối chính trị đúng đắn, song họ chưa làm được. Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của phong trào cách mạng nước ta. 3. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc - Cách mạng giải phóng dân tộc là “việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”, phải đoàn kết toàn dân “dân tộc cách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Trong lực lượng đó “công - nông là chủ cách mạng” ... “công - nông là gốc của cách mạng”, “còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”.  - Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc là đánh đổ Đế quốc Pháp và đại địa chủ phong kiến giành độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng cần vận động tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang bị mất nước. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, để huy động sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân. Công nông là gốc, liên minh với các giai tầng khác phải chú ý đến lợi ích của giai cấp công- nông và của dân tộc. - - Trong Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đảng phải tập hợp đại bộ giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi về phe vô sản giai cấp; đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An-nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ”. - Chủ trương tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người. Năm 1942, Người chủ trương già, trẻ, gái, trai, dân, lính đều tham gia đánh giặc. Năm 1944, Người viết: “cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, vũ trang toàn dân”Kháng chiến chống Mỹ: “cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người Việt Nam yêu nước”. “31 triệu đồng bào talà 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”. Đây là tư tưởng có ý nghĩa chiến lược về tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. - Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, Hồ Chí Minh phát động chiến tranh nhân dân. “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng được”. Quân sự là chính, kết hợp đấu tranh ngoại giao, thêm bạn bớt thù, phân hoá, cô lập kẻ thù. Đấu tranh kinh tế chống lại sự phá hoại của địch. Đấu tranh văn hoá, tư tưởng cũng quan trọng. Song Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh: “Trong khi liên lạc giai cấp, phải cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công- nông mà đi vào thảo hiệp”. 4. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc - Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Luận cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở Đại hội VI Quốc tế cộng sản (1928): “chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Ngay từ Đại hội V quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa...”. Luận điểm về con đỉa 2 vòi cho thấy cần thiết phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa cách mạng vô sản chính quốc với cách mạng thuộc địa. - Dựa vào quan điểm của Mác, “sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”. Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: “công cuộc giải phóng anh, em (nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Khối liên minh các dân tộc thuộc địa sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng thế giới. “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”.  Nguyễn Ái Quốc nhận thức vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và nhờ đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã nói: Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước”... “họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Trong tác phẩm - - Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng đó tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cách mạng Việt Nam đã chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh là đúng đắn. 5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực: a) Bạo lực cách mạng “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương 8 khoá I nhận định: cuộc cách mạng Đông Dương kết thúc bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, mở đầu có thể là cuộc khởi nghĩa từng phần, từng địa phương... mở đường cho cuộc khởi nghĩa lớn. - Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị, vũ trang, phải “tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợpgiành thắng lợi cho cách mạng”. Người cũng chủ trương giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, thương lượng, chấp nhận nhượng bộ có nguyên tắc. Tư tưởng bạo lực cách mạng với tư tưởng nhân đạo hoà bình thống nhất biện chứng. Nhấn mạnh khởi nghĩa vũ trang, Hồ Chí Minh chỉ đạo:  Phải xây dựng căn cứ địa cách mạng, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng tổ chức chính trị của quần chúng, lập đội du kích vũ trang, đón thời cơ, phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám và giành thắng lợi chỉ trong vòng có hơn 10 ngày. b) Chiến lược đánh lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc  “Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”.”Thắng lợi với trường kỳ phải đi đôi với nhau”. “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữasong nhân dân Việt nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tự lực cánh sinh là phương châm của bạo lực cách mạng “kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mìnhcố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác”. Phương châm đúng đắn ta đã giành thắng lợi to lớn.

File đính kèm:

  • docxCH.docx
Bài giảng liên quan
  • Phân tích những cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

    2 trang | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng Lịch sử 12 - Bài 31: Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII

    30 trang | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 1

  • Bài giảng Vật lý 12 - Bài 21: Nhiệt năng

    8 trang | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0

  • Quan điểm Hồ Chí Minh những chuẩn mực đạo đức, cách mạng

    2 trang | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng Lịch Sử 7 - Bài 20: Nước đại việt thời lê sơ (1428 – 1527)

    14 trang | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 0

  • Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc

    46 trang | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 3

  • Máy biến áp - Bài 7: Một số vấn đề chung về máy biến áp

    25 trang | Lượt xem: 4573 | Lượt tải: 2

  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội

    1 trang | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0

  • Tìm hiểu về Đông Nam Bộ

    18 trang | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1

  • Bài giảng Lịch sử 9 - Bài 27- Tiết 35: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)

    24 trang | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 BaiGiangMau.com - Thư viện bài giảng điện tử, Sáng kiến kinh nghiệm STEM, Bộ đề thi

BaiGiangMau.com on Facebook Follow @BaiGiangMau.com

Từ khóa » Các Luận điểm Về Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc