Phân Tích Những ưu Việt Trong Hệ Thống Quản Lý Kho Hàng Của Amazon
Có thể bạn quan tâm
1. Phân tích hệ thống quản lý kho hàng của Amazon
1.1. Amazon hiện đang quản lý số lượng kho hàng khổng lồ
Được thành lập vào năm 1994 và chỉ sau vài thập kỷ Amazon hiện đang là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới. Bạn có thể tìm thấy hàng triệu sản phẩm khác nhau trên Amazon. Hiện tại, Amazon có khoảng hơn 110 kho hàng quy mô “khổng lồ” được đặt ở khắp nơi trên thế giới. Kho hàng lớn nhất được đặt tại bang Arizona, Hoa Kỳ với diện tích lên đến hơn 111.000 m2 (tương đương với diện tích của 28 sân bóng đá gộp lại). Hệ thống nhà kho của họ nhập, xuất hàng chục nghìn kiện hàng hóa mỗi ngày.
Với hệ thống nhà kho “đồ sộ” như vậy, họ luôn phải quản lý và kiểm soát hàng vào, ra, tồn kho với quy mô và số lượng không tưởng. Tuy vậy, Amazon đã và đang làm điều này rất thành công. Các kho hàng của họ đều được vận hành đúng cách và góp phần tạo nên thành công của họ như ở thời điểm hiện nay.
1.2. Tìm hiểu hệ thống quản lý kho hàng của Amazon
1.2.1. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào quản lý và lưu trữ hàng hóa
Như đã đề cập ở trên, số lượng hàng hóa vào ra mỗi ngày ở các kho hàng của Amazon là không thể kể xiết. Trước tình trạng như vậy, nếu vẫn giữ nguyên cách quản lý kho hàng theo kiểu truyền thống thì nhà bán lẻ hàng đầu ở Mỹ sẽ không thể kiểm soát hết được số lượng hàng hóa vào ra.
Trước tình trạng này, những người quản lý kho hàng của Amazon đã sớm ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào việc quản lý kho hàng. Amazon hiện đang áp dụng mô hình CFN (Customer Fulfillment Networking) vào trong hệ thống quản lý kho hàng. Kho hàng của họ được tin học hóa cao độ.
Máy tính sẽ gửi đi thông tin về sản phẩm cần được lấy xuống khỏi giá. Mọi trình tự lấy hàng, đóng gói và bốc dỡ lên xe đều được thực hiện với sự hỗ trợ của máy móc. Hàng hóa sẽ được lấy đúng chủng loại và mẫu mã theo yêu cầu, sau đó được xử lý theo đúng quy trình dưới sự giám sát của những người quản lý kho hàng.
Chính nhờ sự hiệu quả của mô hình FCN mà năng suất của kho hàng được tăng lên tới 40%, đồng thời chi phí vận hành kho chỉ còn tương đương với 10% tổng doanh thu.
1.2.2. Hoạt động lấy hàng và xuất kho hàng hóa
Trong hệ thống quản lý kho hàng của Amazon, quy trình lấy hàng và xuất kho hàng hóa mới là thứ đáng để cho chúng ta nể phục và học tập nhiều nhất. Mỗi nhân viên kho đều sở hữu một thiết bị cầm tay. Đơn hàng của khách sẽ được phân phối đến các thiết bị cầm tay đó. Đồng thời, sau khi có được thông tin về vị trí của nhân viên và đơn hàng, hệ thống sẽ điều hành nhân viên đó di chuyển đến vị trí của hàng hóa một cách nhanh nhất.
Bên trong những nhà kho “khổng lồ” của Amazon thì việc có thể nhanh chóng di chuyển đến vị trí lưu trữ hàng hóa là một thành công vô cùng lớn. Điều này giúp hàng hóa được đóng gói và bốc dỡ nhanh chóng hơn rất nhiều.
Để làm được điều này, mỗi khi nhân viên bốc dỡ hàng lên kệ lưu trữ, họ sẽ quét mã vạch của hàng hóa và của kệ nơi cất hàng. Thông tin này được hệ thống máy tính lưu trữ lại và được sử dụng để “chỉ đường” cho nhân viên khi cần bốc dỡ hàng hóa xuống khỏi kệ. Quả thực là một cách làm vô cùng hiệu quả, giúp giảm thiểu tối đa sai sót khi lấy hàng, rút ngắn thời gian lấy hàng. Từ đó, hàng hóa sẽ được giao nhanh hơn và khách hàng cũng sẽ hài lòng hơn với dịch vụ của Amazon.
1.2.3. Tận dụng tối đa không gian lưu trữ
Amazon nhập xuất hàng chục nghìn kiện hàng hóa mỗi ngày. Số lượng hàng hóa trong các kho hàng là rất nhiều. Những người quản lý kho hàng của Amazon điều hành việc lưu trữ hàng hóa với phương châm tận dụng tối đã mọi không gian lưu trữ, bất kỳ kẽ hở nào cũng sẽ được tận dụng để để chứa sản phẩm.
Với cách làm này, sức chứa của các kho hàng được nâng cao lên một cách đáng kể, ít nhất là gấp đôi so với cách sắp xếp hàng hóa trong kho hàng truyền thống. Nhà kho của Amazon chứa đựng một số lượng hàng hóa khổng lồ được sắp xếp ngẫu nhiên, nhưng việc lấy hàng vẫn luôn được thực hiện rất nhanh chóng nhờ vào chỉ dẫn từ các thiết bị cầm tay mà mỗi nhân viên đều được trang bị.
1.2.4. Sử dụng robot để hỗ trợ quản lý kho hàng
Đây là điểm đột phá nhất trong hệ thống quản lý của Amazon. Hiện nay công ty này đang sử dụng hàng chục nghìn con robot hỗ trợ quản lý kho hàng. Những con robot này có nhiệm vụ bốc xếp hàng hóa lên kệ và dỡ hàng hóa xuống khỏi kệ. Chúng có tuyến đường di chuyển riêng và được điều hành bởi hệ thống máy tính.
Những con robot trong các nhà kho của Amazon kết hợp rất tốt với hệ thống xếp hàng hóa ngẫu nhiên mà họ đang áp dụng. Theo thống kê, những con robot này chỉ mất khoảng 15 – 20 phút để hoàn thành việc tìm kiếm, bốc xếp hoặc lấy hàng hóa xuống từ trên kệ. Trong khi đó, thời gian để công việc này được hoàn thành bởi nhân viên có thể lên đến 60 – 70 phút.
Xem thêm: Quy trình bảo quản hàng hóa trong kho chuẩn xác nhất
2. Rút ra bài học gì từ hệ thống quản lý kho hàng của Amazon?
Trong khi hầu hết các công ty thương mại điện tử hiện nay chỉ chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mà bỏ quên kho hàng. Shopee, Tiki, Lazada… tuy rằng có nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khá tốt, tuy nhiên họ vẫn còn phải cải thiện nhiều về phương diện giao hàng. Có những đơn hàng khiến khách đợi rất lâu mà vẫn chưa giao thành công.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty là rất quan trọng. Nguồn gốc của điều này là từ chất lượng của sản phẩm và dịch vụ vận chuyển. Khách hàng sẽ luôn hài lòng nếu hàng hóa được giao đến trong thời gian ngắn nhất.
Điều này sẽ được giải quyết nếu các công ty thương mại điện tử đầu tư hơn vào hệ thống kho hành như cái cách mà Amazon đang thực hiện. Việc chia xây dựng nhiều kho hàng ở nhiều nơi sẽ rút ngắn thời gian giao hàng đi rất nhiều và làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Hơn nữa quãng đường vận chuyển ngắn cũng giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Các doanh nghiệp cũng nên tìm kiếm và sử dụng phần mềm để hỗ trợ cho việc quản lý kho hàng hiệu quả hơn. Phần mềm quản lý kho hàng 365 là một trong những phần mềm quản lý kho hàng miễn phí tốt nhất hiện nay với giải pháp tối ưu hóa quy trình quản lý kho hàng và nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong kho hàng.
Như vậy là qua việc phân tích những ưu việt trong hệ thống quản lý kho hàng của Amazon, chúng ta đã phần nào hiểu được nguyên nhân đằng sau sự thành công của nhà bán lẻ hàng đầu nước Mỹ. Các công ty thương mại điện tử ở Việt Nam cũng cần phải đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống kho hàng để không bị tụt lại trong cuộc đua cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng.
Từ khóa » Kho Hàng Của Amazon Tại Việt Nam
-
Quy Trình Vận Chuyển Vào Kho Hàng Amazon - ONBRAND
-
Hệ Thống Kho Hàng - Yếu Tố Tạo Nên Thành Công Cho Amazon - VILAS
-
THỦ TỤC GỬI HÀNG VÀO KHO AMAZON - Tra Cước Vận Chuyển
-
Dịch Vụ Phân Loại Vị Trí Hàng Trong Kho được Hoàn Thiện Bởi Amazon ...
-
Tiết Lộ Cách Vận Hành Bên Trong Kho Hàng Amazon - Blog
-
Tìm Hiểu Về Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Trên Amazon
-
Gửi Hàng Đến Kho Amazon FBA Bằng Cách Nào? Những Điểm ...
-
10 Bí Mật Bên Trong Các Kho Hàng Khổng Lồ Của Amazon
-
DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐẾN KHO AMAZON - (FBA
-
Làm Thế Nào để đưa Hàng Việt Lên Amazon Và Bán đi Khắp Thế Giới?
-
Bí Mật Bên Trong Các Kho Hàng Khổng Lồ Của Amazon - Vietnamnet
-
Kho Hàng Amazon Tại Việt Nam - Quang Silic
-
Gửi Hàng đi Kho Amazon Bằng Cách Nào? Những Lưu ý Cần Tránh
-
Bán Hàng Trên Amazon Tại Việt Nam Với AGlobal