Phân Tích Nội Dung Một Số Hành Vi Sai Lệch Có Tính Nguy Hiểm Cho Xã ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Phân tích nội dung một số hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội (9điểm)
  • docx
  • 15 trang
Mục lục Mở đầu...................................................................................................................1 Nội dung.................................................................................................................1 I. Một số vấn đề lí luận chung................................................................................1 1. Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội.............................................................1 2. Sai lệch chuẩn mực xã hội..............................................................................2 3. Các yếu tố cấu thành sai lệch chuẩn mực xã hội............................................2 4. Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội........................................3 II. Một số hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội......................................3 1. Hành vi nghiện hút ma túy..............................................................................4 2. Hành vi say rượu.............................................................................................5 3. Hooligan..........................................................................................................6 4. Hành vi tự tử...................................................................................................7 5. Sự tha hóa về đạo đức.....................................................................................9 III. Các biện pháp phòng, chống một số hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội....................................................................................................................10 1. Biện pháp tiếp cận thông tin.........................................................................10 2. Biện pháp phòng ngừa xã hội.......................................................................11 3. Biện pháp áp dụng hình phạt........................................................................12 4. Biện pháp tiếp cận y – sinh học....................................................................12 5. Biện pháp tiếp cận tổng hợp.........................................................................13 Kết luận................................................................................................................13 Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................14 Mở đầu Trong đời sống xã hội, do nhu cầu thực tiễn cần phải điều chỉnh các loại quan hệ xã hội khác nhau nên đã xuất hiện và tồn tại nhiều loại chuẩn mực xã hội khác 0 nhau. Bao gồm chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị... Và nếu như mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội đều nghiêm chỉnh tuân thủ các quy tắc, yêu cầu của các loại chuẩn mực xã hội thì sẽ góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, trong thực tế xã hội không phải lúc nào các chuẩn mực xã hội cũng luôn được tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc mọi nơi mà thường xảy ra các hành vi sai lệch làm phớ vỡ hiệu lực, tính ổn định và sự tác động của các loại chuẩn mực xã hội đối với đời sống. Vì vậy em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích nội dung một số hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội” để trình bày những tìm hiểu của mình về vấn đề trên cũng như để hoàn thiện phần bài tập của mình. Nội dung I. Một số vấn đề lí luận chung 1. Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội Chuẩn mực xã hội là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội. [1] [1]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Tập bài giảng xã hội học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.167. 2. Sai lệch chuẩn mực xã hội Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có thể là một số hành vi sau: Con cái cãi láo cha mẹ (vi phạm chuẩn mực đạo đức), đi xe lạng lách đánh võng khi tham gia giao thông đô thị (vi phạm chuẩn mực pháp luật), viết báo có nội dung 1 tuyên truyền phản động (vi phạm chuẩn mực chính trị), xả rác bừa bãi ở nơi công cộng, viết vẽ tự do lên các công trình di tích lịch sử (vi phạm chuẩn mực thẩm mỹ)... Vậy theo đề bài thì sai lệch chuẩn mực xã hội được hiểu: “Sai lệch chuẩn mực xã hội là hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội (hành vi sai lệch)”. Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại thì hành vi sai lệch gồm có hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực. Trong đó những hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thinh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội đặc biệt là những hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội. Hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội đó là những hiện tượng, hành vi có tính chất chống đối xã hội và tạo ra trạng thái nguy hiểm cho xã hội bao gồm: Hiện tượng nghiện hút ma túy, Hiện tượng say rượu, Hiện tượng hooligan, hiện tượng tự tử, và hiện tượng tha hóa về đạo đức... 3. Các yếu tố cấu thành sai lệch chuẩn mực xã hội - Những sai lệch thuộc hệ thống giá trị; - Sự rối loạn các thiết chế xã hội; - Sự biến đổi của các chuẩn mực xã hội; - Sự thay đổi của các quan hệ xã hội. 4. Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội - Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng hoặc không chính xác các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội là một cơ chế dẫn đến hành vi sai lệch; 2 - Hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng đắn, sự suy diễn một số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán phi logic...là cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch; - Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ăn khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành...; - Việc đi từ quan niệm sai lệch dẫn tới việc thực hiện hành vi sai lệch. Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, có những quan điểm, quan niệm chỉ có ya nghĩa thực tiễn (chỉ đúng trong xã hội đó, xã hội trước đây) nhưng vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội nào đó làm theo các quan niệm sai lệch đó nên dẫn đến vi phạm chuẩn xã hội hiện hành, tức là đã thực hiên hành vi sai lệch; - Những khuyết tật về tâm – sinh lí của con người cũng chính là cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch; - Cơ chế về mối quan hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch. Đây là việc đi từ việc thực hiện hành vi sai lệch này tới hành vi sai lệch khác theo quan hệ nhân quả. Ví dụ: thực hiện hành vi sai lệch là sử dụng ma túy sẽ dẫn tới các hành vi sai lệch khác như: trộm cắp, cướp giật... để có tiền mua ma túy. II. Một số hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội Có 5 nhóm hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội phổ biến đó là: Hành vi nghiện hút ma túy, hành vi say rượu, Hooligan, hành vi tự tử và sự tha hóa về đạo đức. 1. Hành vi nghiện hút ma túy Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi thâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi tâm trạng , ý thức, trí tuệ của con người, làm cho con người bị lệ thuộc vào các chất đó. Do vậy, việc sản xuất, tàng trữ, 3 vận chuyển, buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản luật và chịu sự kiểm soát gắt gao của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nghiện hút ma túy [2] là căn bệnh xã hội nguy hiểm gây nên tác hại không lường, là biểu hiện của hành vi sai lệch nghiêm trọng. Nghiện hút ma túy là kết quả của quá trình sử dụng với liều lượng ngày càng tăng các chất gây nghiện hướng thần (ma túy) nhằm thỏa mãn trạng thái hưng phấn cao độ. Kết quả của quá trình nghiện hút ma túy là sự hủy hoại dần sức khỏ, tinh thần, nhân cách của cá nhân người nghiện. Hành vi nghiện hút ma túy có mặt ở hầu khắp các lứa tuổi, đặc biệt tỉ lệ nghiện hút ma túy trong nhóm lứa tuổi thanh, thiếu niên là rất đáng lo ngại; có mặt trong các tầng lớp, thành phần xã hội từ nhóm học vấn thấp (đối tượng lang thang, cơ nhỡ) cho tới các nhóm có trình độ học vấn, vị thế xã hội cao hơn (sinh viên, diễn viên, ca sĩ...). “Tính chất nghiêm trọng” của loại hành vi này còn thể hiện ở chỗ: - Hành vi nghiện hút ma túy là tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp phá hủy sức khỏe người nghiện (gây rối loạn thần kinh, hô hấp, tai biến, ...); - Hủy hoại nhân cách con người. Người nghiện thường thấy cuộc đời bế tắc, xử sự tiêu cực, bi quan, sống gấp, cổ vũ cho lối sống thực dụng... - Nó phá vỡ hạnh phúc gia đình, gánh nặng về kinh tế vì ma túy rất đắt đỏ. [2]. TS.Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật. Nxb Tư pháp – 2010, tr 235. - Ảnh hưởng xấu tới trật tự xã hội: mại dâm, làm lan truyền HIV/AIDS... - Đặc biệt, hành vi nghiện hút ma túy thường là nguyên nhân làm phát sinh các hành vi phạm tội khác như: buôn lậu (với người buôn bán ma túy), cờ bạc, 4 trộm cắp, cướp giật, giết người...(với người sử dụng ma túy) nhằm có tiền chơi ma túy. Nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi nghiện hút ma túy này, Bộ Luật hình sự năm 1999 của nước ta đã từng coi hành vi nghiện hút ma túy là một hành vi phạm tội: “Tội sử dụng trái phép chất ma túy”, quy định tại điều 199, Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999. Tuy nhiên gần đây, do sự thay đổi của quan niệm coi người nghiện ma túy là nạn nhân của tệ nạn này nên nhà nước ta đã loại bỏ điều Luật nói trên. 2. Hành vi say rượu Hiện tượng say rượu là trạng thái tinh thần bệnh hoạn, hình thành do kết quả của việc sử dụng quá nhiều trong một lần hoặc có hệ thống các đồ uống có cồn (rượu, bia); hậu quả là nống độ cồn cao làm cho người uống rơi vào trạng thái say, mất đi lí trí và sự tỉnh táo.[3] Hậu quả của hành vi say rượu  Với bản thân người say rượu - Người say rượu tạo ra hình ảnh bê tha, nhếch nhác, tự hạ thấp nhân cách, phẩm chất của chính mình; - Ảnh hưởng tiêu cực đến lao động, sản xuất, tốn kém về tiền bạc; - Đặc biệt, trạng thái say rượu làm cho người say mất đi năng lực tự kiềm chế, điều chỉnh, kiểm soát của bản thân, dễ bị kích động. [3]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Tập bài giảng xã hội học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.187.  Đối với xã hội - Say rượu thường là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, bạo lực trong gia đình, ảnh hưởng đến an ninh trật tự khô phố, lối xóm... 5 - Đặc biệt trong trạng thái, tình thế bị kích động mạnh, mất lý trí do say rượu, người say rượu có thể gây ra các hành vi tội ác. Theo Điều 14, Bộ Luật hình sự năm 1999, Người phạm tội do say rượu thì không được miễn trách nhiệm hình sự. Và để giảm thiểu những tác hại mà nạn say rượu có thể gây ra, nhà nước và các cộng đồng xã hội đã khuyến cáo và áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn; tuy nhiên hiểu quả của các biện pháp này phụ thuộc chủ yếu vào sự nhận thức và tự giác chấp hành của mỗi cá nhân. 3. Hooligan Hiện tượng hooligan là biểu hiện của những hành vi sai lệch có tính chất hung hãn, côn đồ, quậy phá, ẩu đả, chống đối xã hội; thường do những kẻ lưu manh, những người quá khích thực hiện, đôi khi mang tính tổ chức trong việc thực hiện hành vi. [4] Hooligan là một hiện tượng xã hội phức tạp, rất nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện. Hiện tượng này thường xảy ra trong các lĩnh vực thể thao, kinh doanh, quy hoạch, xây dựng, trong lĩnh vực an toàn trật tự công cộng. Trong đa số trường hợp, hiện tượng này xâm hại, nhiều khi xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản...của công dân; cản trở cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình thực thi công vụ. Do tính nguy hiểm của xã hội của hiện tượng này rất cao, nên nhiều hành vi thuộc hiện tượng [4]. TS.Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật. Nxb Tư pháp – 2010, tr 237. hooligan đã bị Luật hình sự quy định là tội phạm như: “Tội quảng cáo gian dối” (Điều 168 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi và bổ sung năm 2009), “Tội cản trở 6 giao thông đường bộ” (Điều 203 Bộ Luật hình sự 1999), “tội đua xe trái phép”(Điều 207 Bộ Luật hình sự 1999), “Tội chống người thi hành công vụ” (Điều 257 Bộ Luật Hình sự 1999); ... 4. Hành vi tự tử Tự tử là hành vi sai lệch (tự tử và các mưu toan tự tử từng bị coi là tội phạm ở nước Anh cho đến năm 1961) bộc lộ rõ nét nhất thái độ tiêu cực của cá nhân thông qua việc tự loại bỏ cuộc sống của chính mình bằng cách tìm đến với cái chết [5]. Sự tự nguyện lựa chọn cái chết của ai đó, bên cạnh các nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân xã hội của nó và chịu ảnh hưởng của những yếu tố nhất định như sự nghèo khổ, nạn thất nghiệp, trốn tránh trách nhiệm nào đó, tình trạng góa bụa, thất tình, khủng hoảng tinh thần, sự ám ảnh về một tội ác đã phạm phải, đánh mất niềm tin vào cuộc sống, tin vào những điều mê tín dị đoan, điều nhảm nhí, thất tình... Tự tử không chỉ đơn thuần là việc cá nhân tự loại bỏ mạng sống của chính mình. Bên cạnh những tổn thất, mất mát đối với gia đình (mất đi người thân), hành vi tự tử của một người có thể để lại những hậu quả xã hội to lớn. Ví dụ: món nợ ngân hàng gồm nhiều tỉ đồng mà người tự tử để lại, hiệu ứng dây chuyền dẫn đến những hành vi tự tử của người khác, hay đơn giản là hậu quả để lại với gia đình, người thân của họ ... Trong mọi trường hợp, tự tử là hành vi sai lệch cần được ngăn chặn, phòng chống. Tự tử là hiện tượng thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều nhà xã [5]. TS.Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật. Nxb Tư pháp – 2010, tr 238. 7 hội học, trong đó, nổi tiếng nhất là nhà xã hội học người Pháp E. Durkheim (1858-1917). Vấn đề tự tử được ông trình bày trong tác phẩm “Tự tử” xuất bản lần đầu tiên năm 1897 cho đến nay vẫn được coi là công trình xã hội học kiểu mẫu, có rất ít hoặc không có những công trình sau này có thể so sánh được với nó. Theo định nghĩa của Durkheim, tự tử là mọi trường hợp chết như kết quả trực tiếp hay gián tiếp từ 1 hành động tíc cực hay tiêu cực do bản thân nạn nhân thực hiện và biết sẽ gây ra kết quả này. Một trường hợp tích cực có thể là treo cổ mình chẳng hạn. Một hành động tích cực có thể là viên thuyền trưởng cùng chết với con tàu bị đắm. Durkheim đưa ra kết luận rằng, tỷ lệ tự tử biến đổi giữa các xã hội và biến đổi giữa các nhóm khác nhau trong cùng một xã hội. Có tình hình đó là do “mức độ thống nhất của các nhóm xã hội mà cá nhân là một bộ phận”. Dựa vào đây, ông đã chia hành vi tự tử thành ba loại cơ bản: tự tử vì ích kỉ, tự tử vị tha và tự tử vô tổ chức.  Tự tử vì ích kỉ Tự tử vì ích kỉ là hành vi tự tử xảy ra nhiều nhất, là kết quả của “chủ nghĩa cá nhân thái quá” trong số những người ít chịu sự ràng buộc xã hội, nghĩa là khi các cá nhân trở lên tách rời khỏi các giá trị xã hội và các mong đợi được chia sẻ bởi những người xung quanh họ. Nói cách khác, một mức độ thống nhất thấp làm tỷ lệ tự tử tăng cao và ngược lại. Chẳng hạn, người độc thân, góa bụa, ly hôn dễ tự tử hơn những người có vợ chồng; hoặc vào thời buổi đất nước có chiến tranh, sự thống nhất dân tộc cao hơn, ý thức cộng đồng dân tộc mạnh hơn là cái liên kết dân chúng khiến các cá nhân miễn dịch trước sự tự tử.  Tự tử vị tha 8 Tự tử vị tha xảy ra khi các cá nhân hoàn toàn bị ngập vào trong nhóm xã hội của họ, bị liên kết cao độ khiến cho cá nhân có rất ít hoặc không có giá trị. Ví dụ người đàn bà góa ở Ấn Độ tự nhảy vào giàn hỏa thiêu của chồng để chết bởi vì nhóm xã hội dang trông đợi bà ta làm như vậy, và nghĩa là bà ta đang tuân theo mong muốn của nhóm xã hội mà không đếm xỉa gì tới việc giữ mạng sống của mình.  Tự tử vô tổ chức Tự tử vô tổ chức xảy ra khi tồn tại một tình thế “vô tổ chức” khiến các thành viên xã hội mất đi cái trật tự tiêu chuẩn mà dữ vào đó, hành vi và những mong đợi của họ được điều chỉnh. Khi trật tự xã hội bị xáo trộn, rối loạn xảy ra sự sụp đổ về kinh tế...thì xảy ra sự gia tăng số vụ tự tử vô tổ chức. Chẳng hạn, khủng hoảng tài chính thế giới khiến một số người trắng tay và đi tìm đến cái chết. 5. Sự tha hóa về đạo đức Tha hóa là khái niệm nói lên quá trình trong đó những sản phẩm do con người tạo ra (sản phẩm lao động, đồng tiền, các quan hệ xã hội...) cũng như những thuộc tính hoặc năng lực nào đó của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định, lại biến thành những thứ độc lập với con người và chi phối lại con người. Tha hóa còn chỉ những hiện tương và những quan hệ nào đó biến thành một cái gì khác với bản thân chúng, trở thành cái thống trị con người, trở thành mục đích sống của con người. [6] Tha hóa về đạo đức là một trong những biểu hiện của sự tha hóa nói chung, sự thoái hóa về phẩm chất và đạo đức con người. Nó là biểu hiện của những [6]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Tập bài giảng xã hội học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.188 - 189. 9 hành vi xấu, tiêu cực, phản ánh mặt trái của cơ chế thị trường. Hiện tượng tha hóa về đạo đức thường tập trung ở một số thành phần xã hội, bao gồm những người có thái độ lệch lạc, hành vi xem nhẹ, coi thường các giá trị truyền thống đạo lí, do đó tự đánh mất danh dự, nhân phẩm của chính mình; buông thả theo lối sống phóng túng, trụy lạc và thực dụng, đề cao sức mạnh của vật chất – tiền bạc. Từ chỗ lao động kiếm tiền chân chính để đồng tiền phục vụ nhu cầu cuộc sống chính đáng của mình, người ta quay lại tôn vinh sức mạnh vật chất, trở thành nô lệ của đồng tiền. Điều nguy hiểm của hiện tượng này là ở chỗ, khoảng cách giữa các hành vi tha hóa về đạo đức và hành vi phạm tội chỉ gần nhau trong gang tấc. Để thỏa mãn các nhu cầu bất chính, phi pháp của bản thân, người ta có thể dính líu vào các hành vi phạm tội như: trộm cắp, tham ô tài sản, nhận hối lộ, mua dâm... Đây lại là những loại tội phạm có tình hình ẩn giấu rất cao. III. Các biện pháp phòng, chống một số hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội Công tác phòng và chống các hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giữ gìn và bảo vệ trật tự, kỉ cương an toàn xã hội. Và dưới đây là một số biện pháp phòng chống: 1. Biện pháp tiếp cận thông tin Hoạt động trao đổi, tiếp nhận và xử lý thông tin trong cuộc sống hàng ngày có tác dụng rất to lớn trong việc nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết của con người trong những chừng mực nhất định giúp họ biết được những việc nên làm, điều nên tránh trong hành vi của mình. Biện pháp tiếp cận thông tin hướng tới việc cung cấp, trang bị, hướng dẫn, giải đáp các thông tin về nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật. 10 Ví dụ: Việc nắm bắt được ở địa phương, khu vực nào hành vi tự tử hay xảy ra sẽ giúp cơ quan nhà nước có những chuẩn bị từ trước để ngăn ngừa những đối tượng muốn tự tử. Đồng thời, việc thu thập thông tin về nguyên nhân tự tử sẽ giúp ta đưa ra được các giải pháp, những lời tuyên truyền để gảm thiểu các hành vi sai lệch trên. Cũng như cho người dân thấy được những tác hại to lớn của hành vi sai lệch đó. 2. Biện pháp phòng ngừa xã hội Phòng ngừa xã hội luôn là một biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực pháp luật và tội phạm mang lại hiệu quả cao, nó thường được đặt lên vị trí hàng đầu trong số các biện pháp được áp dụng, xuất phát từ nguyên tắc “nhà pháp luật thông thái phải là người biết cách ngăn ngừa tội phạm để không bị bắt buộc phải trừng trị nó”. [7] Đây là biện pháp tiếp cận nhằm tìm hiểu rõ, làm sáng tỏ các nguyên nhân điều kiện dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và tội phạm, từ đó mà đề xuất các phương hướng, biện pháp phòng ngừa cụ thể. Biện pháp phòng ngừa xã hội thường được thể hiện ở hai cấp độ là phòng ngừa chung và phòng ngừa chuyên ngành: - Phòng ngừa chung được thực hiện trên cơ sở tạo ra những tiền đề tích cực, những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật cơ bản nhằm loại trừ sai lệch chuẩn mực pháp luật và tội phạm. Bao gồm việc trang bị cho nhân dân kiến thức, hiểu biết pháp luật, hình thành và phát triển ý thức pháp luật tích cực cho công dân, nâng cao trình độ học vấn, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. [7]. TS.Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật. Nxb Tư pháp – 2010, tr 243. 11 - Phòng ngừa chuyên ngành là tập hợp những giải pháp cụ thể nhằm đi sâu vào việc ngăn ngừa những loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và hành vi phạm tội nhất định. Trong đó, đối với tội phạm, phòng ngừa hình sự là biện pháp quan trọng nhất, ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng tội phạm. 3. Biện pháp áp dụng hình phạt Áp dụng hình phạt là phương thức pháp lý hình sự trong đấu tranh phòng chống các hành vi sai lệch nguy hiểm cho xã hội. Hình phạt được áp dụng đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự, có lỗi và do đó bị đe dọa phải chịu một hình phạt. Việc truy tố, xét xử và buộc kẻ phạm tội phải chịu một hình phạt nhất định có tác dụng rất quan trọng trong phòng chống tội phạm. Ngoài việc trực tiếp trừng trị kẻ phạm tội, cải tạo cảm hóa họ trở lại con đường hướng thiện, trở thành công dân có ích cho xã hội; hình phạt còn có ý nghĩa giáo dục, ngăn ngừa, răn đe, tác động tới những người khác, khiến cho họ phải từ bỏ những thói quen, những hành vi nguy hiểm cho xã hội đó. 4. Biện pháp tiếp cận y – sinh học Trong công tác phòng, chống các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và tội phạm, biện pháp tiếp cận y- sinh học thường do các nhân viên cơ quan nghiệp vụ như y tế, điều tra, giám định, chuyên gia tâm thần học... thực hiện đối với những người có hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và phạm tội. Mục đích của biện pháp này là tìm hiểu, phát hiện ở họ những khuyết tật về thể chất như: mù, câm, điếc; những khuyết tật về trí lực như: mắc các chứng bệnh hoang tưởng, bệnh tâm thần hoặc phạm tội trong trạng thái say rượu, nghiện ma túy... Những khuyết tật đó làm cho người vi phạm không có, mất một phần hoặc toàn bộ khả năng tự kiềm chế, kiểm soát hành vi của bản thân, do đó bị mất năng lực chịu trách 12 nhiệm hành vi. 5. Biện pháp tiếp cận tổng hợp - Cần nhận thức rõ ràng về công tác phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật và tội phạm không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân hay cơ quan hữu trách nào mà nó phải được coi là tách nhiệm chung của toàn xã hội. - Cần củng cố các nguyên tắc đạo đức gắn liền với sự tôn trọng của những người có chức, có quyền khi giải quyết công việc của người dân, có thái độ trân trọng đúng mực đối với các nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của người dân. - Giáo dục các giá trị văn hóa pháp luật, giá trị đạo đức truyền thống, xây dựng và phổ biến lối sống lành mạnh, tiến bộ, hình thành lối sống theo pháp luật cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội. - Mở rộng các loại hình hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, tiến bộ cho các tầng lớp thanh niên nói riêng - Cải tiến đổi mới công tác giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường học; - Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng... Kết luận Hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội ngày càng phổ biến hơn trong đời sống của chúng ta. Những hành vi này đã và đang gây ra những hậu quả, thiệt hại to lớn đối với mỗi cá nhân và đối với xã hội. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức và các cơ quan nhà nước cần có những biện pháp thích hợp để giảm thiểu những hành vi sai lệch trên cũng như giúp cho người dân có cách nhìn nhận đúng đắn về những hiện tượng thực tế đời sống này, góp phần xây dựng xã hội ổn định làm cho đất nước giàu mạnh hơn. 13 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Tập bài giảng xã hội học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 2. TS.Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật. Nxb Tư pháp – 2010. 14 Tải về bản full

Từ khóa » Các Biện Pháp Phòng Chống Sai Lệch Chuẩn Mực Pháp Luật