Phân Tích Quan điểm Toàn Diện? Cho Ví Dụ ? | Vatgia Hỏi & Đáp

Giáo dục, tham khảo > Đại học - Cao Đẳng

Phân tích quan điểm toàn diện? cho ví dụ ? thu thu Trả lời 12 năm trước

Nội dung cơ bản như sau:- Quan điểm toàn diện: đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, Trong 20 năm đổi mới Đảng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại.- Quan điểm lịch sử cụ thể:đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn, thường thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó .- TK: Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.Chúc vui!

Ngô Văn Dũng Ngô Văn Dũng Trả lời 7 năm trước

abcdkhurbsewph

Ngô Văn Dũng Ngô Văn Dũng Trả lời 7 năm trước

qưertyuiopcvk

Bông Kẹo Bông Kẹo Trả lời 5 năm trước

Quan điểm toàn diện là cái nhìn khách quan và chính xác nhất khi đánh giá, nhìn nhận về sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Có nghĩa là ta phải đánh giá được cả mặt tốt lẫn mặt xấu của chúng.

Ví dụ: Bạn có quan điểm đánh giá thế nào về Công và tội của nhà Nguyễn?

-Theo mình nhà Nguyễn vừa có công cũng vừa có tội, công là thống nhất toàn vẹn lãnh thổ từ Bắc đến Nam, đánh dấu chủ quyền biển đảo. Nhưng tội cũng không hề nhỏ, để mất đất cho giặc, làm hủy hoại nền độc lập phong kiến Việt Nam,...

Linh Linh Trả lời 5 năm trước

Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta khi phân tích SV-HT phải đặt nó trong mối quan hệ với SV_HT khác, phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, kể cả các mắt khâu trung gian, gián tiếp của chúng.

Khanh Tran Khanh Tran Trả lời 5 năm trước

Nội dung chính của quan điểm toàn diện:

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.

Ví dụ, khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng lý thuyết hệ thống, tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”); mặt khác, cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, tức là xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó...

nguồn: loigiaihay.com

Linh Linh Trả lời 4 năm trước

bạn tham khảo nội dung này nhé

Nội dung chính của quan điểm toàn diện

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.

Ví dụ, khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng lý thuyết hệ thống, tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”); mặt khác, cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, tức là xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó...

nguồn: loigiaihay.com

Ngọc Trần Ngọc Trần Trả lời 4 năm trước

- Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, phát triển va lịch sử cụ thể:

Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Chúng được xây dựng trên cơ sở lý giải theo quan điểm duy vật biện chứng về tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ và sự phát triển của tất thảy các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Nội dung chính của quan điểm toàn diện

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.

Ví dụ, khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng lý thuyết hệ thống, tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”); mặt khác, cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, tức là xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó...

- Nội dung chính của quan điểm phát triển

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật theo một quá trình không ngừng thay đổi về chất ở trình độ cao hơn qua sự biểu hiện của nó ở các giai đoạn, các hình thái xác định, nhờ đó giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật theo một quá trình không ngừng phát triển của nó. Cũng từ đó có thể dự báo được giai đoạn, hình thái phát triển trong tương lai của nó.

Nguyễn Ngọc Ánh Nguyễn Ngọc Ánh Trả lời 4 năm trước

Thanks mọi người nhiềuạ!!! Xin phépđc tổng hợp câu trả lời của mọi người cho bài thi sắp tới

Lê Hương Lê Hương Trả lời 4 năm trước

Quan điểm toàn diện: đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, Trong 20 năm đổi mới Đảng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại.

CÂU HỎI LIÊN QUAN

Phân tích đạo đức cách mạng trong tư tưởng hồ Chí Minh, liên hệ bản thân của mình? Nguyên lí về mối liên hệ của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn? Lấy ví dụ chứng minh? Những điểm mới quan trọng trong tuyển sinh ĐH,CĐ 2010 là gì? Phân tích đề và cách làm bài thi ĐH thế nào để đạt điểm cao nhất? Cho em hỏi năm 2010 em dự thi vào đại học Thủy lợi khu vực phía Bắc? Điểm Chuẩn Cao Đẳng Tài chính Hải Quan 2010 ? Tớ học không hiểu môn Phân Tích Định Lượng trong kinh doanh, bạn nào giúp tớ với? Phân tích yếu tố tự hoạt động trong sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân ? Những sai sót thường gặp trong hồ sơ đăng ký dự thi ĐH ? Phân vân giữa ngành Dược và Quan hệ quốc tế?

Từ khóa » Nội Dung Quan điểm Toàn Diện Là Gì