Phân Tích SWOT Bản Thân để Có định Hướng Tốt Cho Công Việc Và ...

Mô hình SWOT là một trong những công cụ phổ biến được áp dụng nhiều trong phân tích doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều tiến hành phân tích SWOT để nhìn nhận năng lực của doanh nghiệp, từ đó tạo nền tảng phát triển kinh doanh. Vậy đã bao giờ, bạn nghe đến phân tích SWOT bản thân? Phân tích SWOT bản thân là gì và tại sao phải tiến hành phân tích SWOT bản thân?

I. SWOT là gì?

Mô hình SWOT là mô hình phân tích kinh doanh được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp để phân tích mọi yếu tố liên quan đến doanh nghiệp một cách khách quan nhất. Những yếu tố nào được sử dụng khi phân tích SWOT là gì?

1

Phân tích SWOT là gì?

SWOT được cấu thành từ Strength (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) - 4 yếu tố này được xem là 4 yếu tố chính được áp dụng phổ biến để tiến hành phân tích SWOT. Khi hiểu được phân tích SWOT là gì, doanh nghiệp có thể đạt được kết quả khả quan nhằm cải thiện tình hình kinh doanh bằng những định hướng đúng.

Strengths - Weaknesses là hai yếu tố nội bộ doanh nghiệp bao gồm đặc điểm, vị trí địa lý, quản trị thương hiệu,... đây là những yếu tố mà doanh nghiệp có thể chủ động thay đổi.

Opportunities - Threats là hai yếu tố chỉ tác động bên ngoài như nguồn cung ứng, đối thủ cạnh tranh, sự biến đổi của nền kinh tế,... những yếu tố này không chịu ảnh hưởng của doanh nghiệp.

II. Phân tích SWOT là gì?

Tại sao doanh nghiệp phải phân tích SWOT? Phân tích SWOT là gì mà đóng vai trò quan trọng trong phát triển doanh nghiệp?

Thực tế, khi một doanh nghiệp phân tích SWOT, họ đang tự nhìn nhận năng lực của họ về lợi thế cũng như bất lợi của họ so với thị trường. Từ đó, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sau khi phân tích 4 yếu tố trên của doanh nghiệp, họ có thể xác định được mục tiêu chiến lược và hướng đi chính cho doanh nghiệp.

  • Strengths là điểm mạnh của doanh nghiệp mang lại lợi thế cạnh tranh cho họ so với những công ty đôi thủ.
  • Weaknesses là những điểm yếu mà doanh nghiệp cần cải thiện để nâng cao khả năng cạnh tranh.
  • Opportunities là những cơ hội đến từ nhân tố bên ngoài mà doanh nghiệp có thể khai thác để đạt lợi thế cạnh tranh.
  • Threats là những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp.

III. Tại sao bạn cần thực hiện phân tích SWOT cá nhân?

Phân tích SWOT trong doanh nghiệp là hoạt động phổ biến được áp dụng thường niên nhằm đánh giá năng lực của doanh nghiệp sau từng năm hoạt động để định hình hướng đi cho doanh nghiệp.

Vậy đã khi nào bạn phân tích SWOT cá nhân? Phân tích SWOT cá nhân dù chưa phổ biến nhưng lại là phương pháp khá hiệu quả để nhìn nhận lại bản thân của mỗi người. Phân tích SWOT cá nhân là cách để một người tự nhìn nhận khả năng của bản thân, nhờ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong mỗi giai đoạn để đạt được mục tiêu cuối cùng. Nhiều bạn sinh viên trong thời gian học tập thường sử dụng mô hình SWOT bản thân để tự nhìn nhận bản thân - những điểm mạnh, điểm yếu để định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

2

Phân tích SWOT bản thân là gì?

Khi nào bạn cần phân tích SWOT cá nhân? Cuộc sống hàng ngày có quá nhiều bận rộn khiến chúng ta không có thời gian để nói chuyện với chính mình, dù có thì họ cũng không dành thời gian để đối mặt với chính bản thân họ. Việc nhìn nhận bản thân là một bước quan trọng để định hướng nghề nghiệp. Thông thường, sau một năm hoặc một công việc, thời điểm chuyển giao chính là lúc mà mỗi người có thể phân tích SWOT bản thân. Khi đó, họ có thể nhìn nhận bản thân và so sánh phiên bản của họ hôm nay với họ của trước đây 1 năm. Nếu chính bạn không thấy mình có sự phát triển bản thân hay thay đổi về nhận thức thì bạn nên cân nhắc về công việc hay thái độ của bạn về nhận thức.

IV. Những lợi ích của phân tích SWOT cá nhân là gì?

Phân tích SWOT bản thân là một trong những phương pháp tự đánh giá bản thân một cách khách quan để tự đánh giá bản thân mình. Khi phân tích SWOT bản thân, bạn sẽ nhận được một số lợi ích:

  • Tự nhận thức và nâng cao sự hiểu biết về bản thân
  • Đưa ra những yếu tố ưu tiên trong cuộc sống
  • Nhận phản hồi từ bản thân về khả năng, phẩm chất, điểm yếu và tiềm năng
  • Xác nhận điểm yếu cần khắc phục
  • Tìm kiếm giá trị cốt lõi của bản thân
  • Nhận biết điểm mạnh để nắm bắt cơ hội
  • Theo dõi hoạt động quản lý thời gian hiệu quả

V. Tiến hành Phân tích SWOT cho bản thân như nào?

Hoạt động phân tích SWOT trong doanh nghiệp thường được tiến hành bởi một nhóm người trong công ty. Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích SWOT bản thân chỉ có cá nhân bạn, vì vậy bạn sẽ không dễ dàng tìm được kết quả khách quan nhất.

Trước tiên, để phân tích SWOT bản thân, bạn nên xác định mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong tương lai ví dụ như định hướng nghề nghiệp, sau đó bạn tiến hành phân tích để hiểu về bản thân mình hơn. Khi đã hiểu về bản thân, bạn sẽ xác định được những yếu tố bên ngoài nào tác động đến bản thân bạn.

3

Tại sao cần phân tích SWOT bản thân

Tiếp theo, bạn nên lập một danh sách thật chi tiết về những tính cách của bạn bao gồm cả tích cực và tiêu cực để phát triển bản thân. Để danh sách này đạt được sự khách quan, bạn có thể hỏi ý kiến người thân hay bạn bè xung quanh để có thêm ý kiến.

Bản phân tích SWOT bản thân sẽ gồm:

  • Strengths: Bạn giỏi nhất điều gì?
  • Weaknesses: Bạn cần cải thiện điều gì?
  • Opportunities: Yếu tố nào phù hợp với bạn?
  • Threats: Yếu tố cản trở bạn?

Điểm mạnh của bạn trong SWOT bản thân là những thói quen tốt, tính cách và nguồn lực bên trong tạo sự khác biệt cho bạn với những cá nhân khác. Thông thường, bạn có thể nhìn nhận điểm mạnh có mình nhờ vào những góp ý hay lời khen từ người ngoài.

Điểm yếu của bản thân là những kỹ năng hoặc thói quen xấu cần loại bỏ để cải thiện năng lực hoặc hiệu suất làm việc. Không ai hoàn hảo 100%, vì vậy bạn nên nhìn nhận bản thân một cách trung thực để nâng cấp giá trị bản thân.

Cơ hội cho bản thân là những lợi ích xuất phát từ môi trường bên ngoài như xu hướng thị trường, cách khai thác để tạo lợi thế cho bản thân.

Thử thách là những yếu tố ngoại cảnh cản trở con đường tiến tới mục tiêu của bạn. Ví dụ điển hình nhất chính là dịch bệnh Covid năm vừa qua khi mọi người đều bị động chịu sự ảnh hưởng của nó.

Khi phân tích SWOT bản thân, điều khó khăn nhất mà bạn sẽ gặp là tính xác thực của kết quả phân tích, vì kết quả này do chính bạn xác định nên sẽ không có tiêu chí nào để đánh giá sự chính xác của kết quả. Bên cạnh đó, kết quả này mang tính chủ quan vì vậy có thể xuất hiện khá nhiều điểm yếu, tuy nhiên sự nhìn nhận nghiêm khắc cũng là một cách để phân tích SWOT bản thân và phát triển bản thân tốt hơn.

VI. Cách để phát triển phân tích SWOT cá nhân

Để tiến hành phân tích SWOT bản thân hiệu quả, đặc biệt trong quá trình định hướng nghề nghiệp, bạn cần tự nhìn nhận một cách khách quan nhất. Thông qua những câu hỏi đúng và cụ thể, bạn có thể xác định SWOT cá nhân:

6.1 Sức mạnh cá nhân:

Đây là những tài năng và điểm mạnh riêng của bản thân có thể hỗ trợ bạn trong quá trình hoàn thiện bản thân và tạo lợi thế cạnh tranh cho chính mình. Để phân tích SWOT bản thân, bạn nên dùng giấy bút và viết ra danh sách những phẩm chất và kỹ năng mềm nổi bật của bạn:

  • Những việc bạn có thể làm tốt nhất?
  • Điểm nào của bạn tốt hơn người khác?
  • Tài năng bẩm sinh của bạn là gì?
  • Những kỹ năng và khả năng đặc biệt của bản thân?
  • Những phẩm chất mà người khác thường ngưỡng mộ tôi?
  • Những thành tựu tôi đã đạt được và tự hào về nó?
  • Những nguồn lực mà tôi có thể sử dụng để phát triển bản thân?
  • Chuyên môn thế mạnh của tôi là gì?
  • Những giá trị cốt lõi của bản thân tạo nên giá trị của tôi?

4

SWOT bản thân đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống

6.2 Điểm yếu cá nhân:

Điểm yếu trong SWOT bản thân nên được nhìn nhận một cách cẩn trọng để không tạo sự khắt khe quá đà với bản thân. Khi thật sự nhận ra điểm yếu của bản thân, bạn có thể tìm cách cải thiện và biến suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực giúp ích cho quá trình định hướng nghề nghiệp.

  • Những điểm tôi chưa làm tốt là gì?
  • Những thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân tôi?
  • Những lĩnh vực mà tôi cần cải thiện?
  • Những đánh giá tiêu cực từ sếp, đồng nghiệp hay bạn bè?
  • Những nhiệm vụ tôi thường trì hoãn vì tôi không thích?
  • Một số thói quen mà tôi không mong muốn?
  • Nỗi sợ của tôi trong sự nghiệp?

6.3 Cơ hội cá nhân:

Đây là những yếu tố bên ngoài mà bản thân mỗi người có thể sử dụng để nắm bắt kịp thời. Nhiều người đã đánh mất cơ hội của mình chỉ vì thiếu tự tin và chưa nhìn nhận đúng đắn về khả năng của bản thân và sự phát triển bản thân:

  • Những ngành nghề nào đang phát triển?
  • Những công nghệ mới có thể giúp ích cho bạn định hướng nghề nghiệp?
  • Tiềm năng phát triển của bản thân trong ngành?
  • Những vấn đề phải đối mặt trong sự nghiệp hoặc công ty của tôi?
  • Những yếu tố nào tôi có thể tận dụng để tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh?

6.4 Mối đe dọa cá nhân:

Môi đe dọa trong SWOT bản thân là những yếu tố bên ngoài mà bản thân bạn không thể ảnh hưởng hay thay thế được, ví dụ như dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, không phải không có cách với những mối đe dọa này. Bản thân mỗi người có thể lường trước những mối đe dọa có thể xảy ra bằng cách đánh giá tình hình hiện tại nhằm tạo tiền đề cho những quyết định đúng đắn.

  • Những tiêu chí cần cải thiện trong công việc của tôi?
  • Những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến mục tiêu của tôi?
  • Những thay đổi về thị trường có thể đe dọa vị trí của tôi?
  • Điểm yếu nào của tôi dẫn đến mối đe dọa?
  • Nhu cầu về thị trường hay sự thay đổi của công nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển của tôi?

Khi đặt ra những câu hỏi đúng, bạn sẽ nhận được những câu trả lời đúng cho từng khía cạnh của bản thân. Trong công việc hay bất cứ khía cạnh nào trong cuộc sống, bạn đều có thể phân tích SWOT, với chính bản thân bạn thì việc trả lời những câu hỏi liên quan đến bản thân là cách tốt nhất để có được sự tự nhìn nhận những thói quen xấu và tốt.

VII. Kết luận và đề xuất

Để tiến hành phân tích SWOT bản thân hiệu quả, một số lưu ý cũng như tiêu chí khách quan mà chính bạn phải tự xem xét:

Thành thật với chính mình - nghe thì có vẻ dễ nhưng điều này có vẻ rất khó thực hiện. Không phải ai cũng có thể dễ dàng chấp nhận điểm yếu của bản thân và sự thua kém của chính mình so với những người khác, đặc biệt là bạn bè cùng trang lứa. Chính vì vậy khi phân tích SWOT bản thân, kết quả sẽ không mang lại thay đổi tích cực. Vì vậy, hãy tập và thử ngồi lại nhìn nhận và quan sát sự thay đổi của bản thân trong thời gian trước đây để tiến tới sự thay đổi tích cực hơn trong thời gian tới.

6

SWOT bản thân để tự nhìn nhận

Tập trung - nếu bạn quyết định phân tích SWOT bản thân, hãy tập trung nhìn nhận nội tại bên trong chính bạn. Hãy tạo một môi trường yên tĩnh, thoải mái với một bài nhạc nhẹ kích thích brainstorm để bản thân bạn có thể thả mình vào đó mà suy nghĩ. Sự tập trung sẽ mang lại cho bạn những kết quả mà chính bạn cũng không tưởng tượng được.

Suy nghĩ kỹ - sau khi đã hoàn thành bản phân tích SWOT bản thân, bạn hãy quan sát và xem xét lại lần nữa từng tiêu chí để xem mức độ chính xác hay khách quan của một tiêu chí. Sẽ không có ai giúp bạn trong quá trình phân tích SWOT bản thân, vì vậy, chỉ có bạn mới là người đánh giá khách quan nhất về bản thân của mình.

Xem xét ý kiến của những người xung quanh - ý kiến của những người xung quanh là những ý kiến khách quan từ môi trường và cách đối xử của bạn. Đôi lúc bạn sẽ không nhìn nhận được thái độ và cách cư xử của bạn với những người xung quanh, vì vậy họ chính là người mang lại cho bạn những cái nhìn khách quan về tính cách của bạn.

VIII. Kết

Không phải tất cả mọi người đều có can đảm dám làm phân tích SWOT bản thân vì khi đó, họ phải tự nhìn nhận những điểm yếu của mình - những tính cách mà chính họ cũng không dám đối mặt. Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân, mỗi người đều cần sự tự nhìn nhận để dám thay đổi và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình của hiện tại.

Từ khóa » Sơ đồ Swot Về Bản Thân