Phân Tích SWOT Của Jollibee - rketing

SWOT của Jollibee: Jollibee là chuỗi cửa hàng thực phẩm lớn nhất ở Philippines, có gần 1.150 cửa hàng trên toàn thế giới. Jollibee trực thuộc Jollibee Food Corporation, một công ty đa quốc gia trong chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Philippines. Jollibee được thành lập vào tháng 1 năm 1978 bởi Tony Tan Caktiong. Trụ sở chính công ty đặt tại Jollibee Plaza, Pasig, Philippines.

Các sản phẩm chính của Jollibee bao gồm bánh ngọt, pizza, bánh bao, đồ ăn nhẹ cho bữa sáng, món tráng miệng, cà phê, khoai tây chiên, gà chiên và bánh mỳ kẹp thịt. Các công ty đối thủ cạnh tranh của Jollibee là Burger King, In-N-Out Burgers, White Castle, Whataburger, Chick-fil-A, A&W Restaurants, Jack in the Box, McDonald’s, Starbucks…

Tuy có những đối thủ cạnh tranh đáng gờm như trên nhưng Jollibee vẫn có những thành công vang dội trong thị trường đồ ăn nhanh bởi lẽ Jollibee được đánh giá là có một phong cách tiếp thị rất độc đáo và hiệu quả, cũng như chất lượng sản phẩm vượt xa đối thủ. Ngoài ra, công đoạn sản xuất và quản lý hậu cần rất chuyên nghiệp của Jollibee cũng là nhân tố tạo nên thành công cho thương hiệu này.

Bài viết dưới đây nằm trong series các bài phân tích SWOT với các thông tin về chiến lược SWOT của Jollibee, tập trung vào bốn điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà thương hiệu này đang gặp phải.

MỤC LỤC
  1. 1. Điểm mạnh của Jollibee 
    1. ・Sản phẩm đa dạng 
    2. ・Là một thương hiệu nổi tiếng ở Philippines
    3. ・Lòng trung thành của Khách hàng 
    4. ・Vị trí thuận tiện và mở cửa 24h
    5. ・Phát triển thương hiệu gia đình
    6. ・Mạng lưới phân phối 
  2. 2. Điểm yếu của Jollibee 
    1. ・Xu hướng ăn uống lành mạnh
    2. ・Quá phụ thuộc vào thị trường Philippines
    3. ・Không ứng dụng công nghệ 
    4. ・Nghèo nàn về marketing 
    5. ・Giá cả cao hơn trung bình 
  3. 3. Cơ hội của Jollibee
    1. ・Sự mở rộng các chuỗi cửa hàng trên toàn cầu 
    2. ・Đặt hàng trực tuyến 
    3. ・Sản phẩm và dịch vụ mới 
  4. 4. Thách thức của Jollibee
    1. ・Cạnh tranh từ các đối thủ “đáng gờm”
    2. ・Xu hướng ăn lành mạnh 
  5. 5. Lời kết 

1. Điểm mạnh của Jollibee

・Sản phẩm đa dạng

Điểm mạnh đầu tiên của Jollibee chính là nằm ở thực đơn phong phú. Jollibee có một danh mục thực đơn đa dạng hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh, chưa kể các công thức nấu ăn được Jollibee sử dụng đều đã được kiểm chứng, thử nghiệm an toàn và tuân theo các tiêu chuẩn vận hành cấp thế giới.

・Là một thương hiệu nổi tiếng ở Philippines

Jollibee có sức mạnh thương hiệu tương đương với McDonald tại Philippines về sự nhận biết của Khách hàng. Người dân Philippines rất yêu thích Jollibee và cực kỳ trung thành với thương hiệu.

・Lòng trung thành của Khách hàng

Giống như các thương hiệu khác thì lòng trung thành của Khách hàng luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với một thương hiệu và Jollibee không phải là trường hợp ngoại lệ. Jollibee có điểm mạnh chính là nằm ở tính nhất quán trong các dịch vụ mà nó cung cấp tới Khách hàng. Chính vì vậy, Khách hàng đã từng tới Jollibee thường có xu hướng quay lại mua thêm ở những lần tiếp theo nhờ vào độ ngon của thực phẩm và sự đảm bảo về chất lượng mà Jollibee đem lại.

Nhận ra điều này, Jollibee đã luôn tập trung vào các mục tiêu của mình. Chính điều này đã giúp Jollibee trở thành một thương hiệu được ưa chuộng nhất ở Philippines.

・Vị trí thuận tiện và mở cửa 24h

Với hơn 1150 cửa hàng, dịch vụ giao hàng, lái xe đưa đồ ăn hoạt động 24 giờ, Jollibee được đánh giá rất cao về mặt bằng phục vụ khi thương hiệu cố gắng mang đến những trải nghiệm cho Khách hàng và tránh không để gây ra rắc rối. Tuy mở cửa cả ngày nhưng thời điểm sáng sớm là thời gian mà Jollibee đông khách nhất trong ngày.

・Phát triển thương hiệu gia đình

Trọng tâm của Jollibee là nằm ở truyền thống gia đình mà thương hiệu vốn có. Jollibee luôn giữ vững cách tiếp cận Khách hàng theo mô hình gia đình trong hướng cấu trúc và quản lý công ty.

Jollibee biết rất rõ Khách hàng của mình là ai và họ muốn gì. Chính vì thế, truyền thống văn hóa ăn uống cùng gia đình luôn được Jollibee tập trung đẩy mạnh. Các chiến dịch tiếp thị của Jollibee cũng tập trung chủ yếu vào giá trị văn hóa gia đình. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc đẩy Jollibee thành chuối cửa hàng thức ăn nhanh dành cho gia đình số một ở Philippines và giúp Jollibee trở thành thương hiệu thức ăn nhanh (QSR – Quick Service Restaurant) số một tại Philippines cũng như trên toàn thế giới.

・Mạng lưới phân phối

Jollibee là thương hiệu chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất tại Philippines. Theo ước tính, Jollibee có khoảng 750 cửa hàng tại Philippines trên tổng số 1150 cửa hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với điểm mạnh về tính nhất quán trong phục vụ và chất lượng sản phẩm của mình, Jollibee luôn đảm bảo cửa hàng luôn có những món đồ mà Khách gọi cũng như luôn cố gắng duy trì dịch vụ ở mức tốt nhất có thể.

Jollibee hiện có các cửa hàng tại nhiều nước như Ả Rập Xê Út, Singapore, Malaysia, Canada, Mỹ, Anh, Ý, Thái Lan, Úc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.

swot-jollibee

Phân tích SWOT của Jollibee (Ảnh minh họa)

Các bài viết liên quan ・Chiến lược marketing của Highlands Coffee・Phân tích mô hình SWOT trong kinh doanh nhà hàng

2. Điểm yếu của Jollibee

・Xu hướng ăn uống lành mạnh

Các thương hiệu thức ăn nhanh gần đây có xu hướng chuyển sang các loại thực phẩm ăn nhanh “siêu lành mạnh”, với nhiều rau trái hơn. Tuy nhiên, cho dù có thế nào đi chăng nữa thì thức ăn nhanh đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân là một loại hình thức ăn không tốt cho sức khỏe. Đây chính là yếu điểm đầu tiên của Jollibee trong quá trình chinh phục người tiêu dùng.

・Quá phụ thuộc vào thị trường Philippines

Trong số 1150 cửa hàng trên toàn thế giới thì số lượng cửa hàng ở Philippines đã chiếm hơn một nửa. Cho dù có thể nói rằng, Jollibee đã thống lĩnh thị trường đồ ăn nhanh tại Philippines tuy nhiên điều này không xảy ra đối với các thị trường nước ngoài. Số lượng các cửa hàng Jollibee ít ỏi tại các thị trường ngoài Philippines đã cho thấy, người dùng ở nước ngoài có thể sẽ chọn các thương hiệu mang tính quốc tế hơn là một thương hiệu đến từ một quốc đảo ít ai biết đến.

・Không ứng dụng công nghệ

Theo các đánh giá gần đây, Jollibee vẫn sử dụng các phương pháp nấu ăn cũ và có tính thủ công. Các phương pháp này tuy ngon miệng nhưng lại tốn nhiều thời gian và làm giảm năng suất chế biến. Jollibee nên chọn và áp dụng các phương pháp nấu ăn tự động công nghệ mới nhất vào thực đơn của thương hiệu, giúp cho việc vận hành nhà máy trở nên hiệu quả.

・Nghèo nàn về marketing

So với các thương hiệu đồ ăn nhanh khác như McDonald, Burger King… Jollibee chỉ dành một ngân sách rất khiêm tốn cho các hoạt động tiếp thị của mình. Vậy nên cho dù thâm nhập vào nhiều thị trường trên thế giới nhưng Jollibee vẫn là một thương hiệu được ít người biết đến.

・Giá cả cao hơn trung bình

Tuy được đánh giá là đồ ăn ngon nhưng Jollibee cũng được cho là bán với mức giá cao hơn trung bình, so với các thương hiệu khác. Chính vì vậy, nhiều người tiêu dùng hạn chế lựa chọn Jollibee vì giá thành của thương hiệu.

3. Cơ hội của Jollibee

・Sự mở rộng các chuỗi cửa hàng trên toàn cầu

Chính nhờ sự độc đáo trong hương vị mà nhiều người tiêu dùng đã chọn Jollibee cho điểm dừng chân của mình. Và Jollibee đang có ý định mở rộng thị trường của mình trên toàn cầu dựa vào mùi vị thức ăn đặc biệt của mình.

swot-jollibee

Phân tích SWOT của Jollibee (Ảnh minh họa)

・Đặt hàng trực tuyến

Đại dịch COVID 19 đã làm thay đổi ngành nhà hàng khi mà nhiều người chọn ăn ở nhà chứ không ra ngoài hàng. Jollibee đã giống rất nhiều Doanh nghiệp khác là kết hợp với các đơn vị vận chuyển cũng như ​chọn cách đặt hàng trực tuyến là phương tiện cung cấp thực phẩm cho Khách hàng của mình.

・Sản phẩm và dịch vụ mới

Jollibee vẫn đang nỗ lực cung cấp và cho ra các sản phẩm mới có hương vị khác biệt. Ngoài ra, thương hiệu này cũng đang thử thách vào thị trường đồ ăn chay, cũng như ứng dụng công nghệ vào bán hàng như thanh toán trực tuyến, quản lý đầu vào thực phẩm bằng công nghệ…

4. Thách thức của Jollibee

・Cạnh tranh từ các đối thủ “đáng gờm”

Kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn nhanh nên Jollibee có rất nhiều đối thủ là các ông lớn trên toàn cầu trong lĩnh vực đồ ăn nhanh. Đây thực sự là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với thương hiệu, khi Jollibee cần phải tối ưu hóa lợi nhuận, đẩy mạnh các kế hoạch marketing, không ngừng phát triển sản phẩm mới để giữ chân Khách hàng….

・Xu hướng ăn lành mạnh

Người tiêu dùng ngày nay đang rất cẩn trọng với chế độ ăn uống và sức khỏe của mình. Vậy nên các thương hiệu đồ ăn nhanh như Jollibee đang phải cố gắng để tranh giành và giữ chân Khách hàng. Nếu xu hướng ăn đồ chay, hay ăn nhiều rau trái lành mạnh đang trở thành xu hướng của người tiêu dùng thì điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh của Jollibee.

Các bài viết liên quan

・Mô hình SWOT của quán cà phê・Phân tích ma trận SWOT của công ty du lịch

5. Lời kết

SWOT của Jollibee đã phân tích bốn yếu tố trong SWOT bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với thương hiệu đồ ăn nhanh có nguồn gốc tại Philippines. Một thương hiệu vẫn đang trên đà chiếm đánh các thị trường mới, không ngừng mở rộng kinh doanh để cạnh tranh với các ông lớn trong ngành đồ ăn nhanh.

Nguồn tham khảo:

・https://managementglossary.com/swot-analysis-of-jollibee/・https://www.swotanalysistemplate.com/swot-analysis-of-jollibee/・https://swotandpestleanalysis.com/swot-analysis-of-jollibee/

Từ khóa » Tích điểm Jollibee