Phân Tích SWOT - IUHers
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, trong các lớp học, mỗi phòng ban, doanh nghiệp, từ sinh viên, nhân viên cho đến các lãnh đạo cấp cao, phân tích SWOT trở nên không còn xa lạ. Người ta nói, bàn luận, phân tích, tranh luận với nhau về SWOT, tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu sâu sắc về phương pháp phân tích hiệu quả này? 1) ĐIỂM QUA VỀ SWOT Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh ( Strengths), Điểm yếu ( Weaknesses), Cơ hội ( Opportunities) và Nguy cơ ( Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp bạn. * THỰC HIỆN SWOT SWOT là một công cụ hữu ích khi chúng được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đã đến lúc bạn nghiên cứu kỹ hơn về SWOT để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhất.Trước tiên, SWOT có cấu trúc như sau:
SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có: Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu. Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà bạn đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Nói cách khác, SWOT chỉ ra cho bạn đâu là nơi để bạn tấn công và đâu là nơi bạn cần phòng thủ. Cuối cùng, kết quả SWOT cần phải được áp dụng một cách hợp lý trong việc đề ra một Kế hoạch hành động ( Action plan) thông minh và hiệu quả .Sau khi đã hiểu kỹ hơn về S, W, O, T , giờ là lúc lấp đầy thông tin ở bảng phân tích trên. Tuy nhiên việc lấp đầy này không hoàn toàn đơn giản khi mà chúng ta thường khó nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân hoặc dễ cảm thấy bối rối, nhầm lẫn khi phải chỉ ra rõ ràng điểm tích cực và tiêu cực là gì. Dưới đây là những câu hỏi gợi ý mà bạn có thể hỏi chính mình cũng như nhân viên để hoàn thành bản phân tích này một cách thẳng thắn, chính xác nhất. ==> Strengths – Điểm mạnh Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng bạn, doanh nghiệp, dự án, sản phẩm…của bạn. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà bạn đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà bạn có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình: Nguồn lực, tài sản, con người Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu Tài chính Marketing Cải tiến Giá cả, chất lượng sản phẩm Chứng nhận, công nhận Quy trình, hệ thống kỹ thuật Kế thừa, văn hóa, quản trị … Nên nhớ, bạn cần thực tế, không tỏ ra khiêm tốn thái quá, sáng suốt và luôn đúng mực khi đánh giá điểm mạnh của bạn, đặc biệt khi so sánh với đối thủ. ==> Weaknesses – Điểm yếu Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc bạn làm chưa tốt. Nếu cảm thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh vực tôi đã gợi ý trên kia như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém. Ngoài ra bạn tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Công việc nào mình làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì mình đang né tránh? Lời nhận xét tiêu cực nào bạn nhận được từ người tiêu dùng và thị trường v..vBạn chỉ cần nhớ một điều: điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong con người hoặc tổ chức mà chúng cản trợ bạn trên con đường đạt được mục tiêu của mình. Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, bạn sẽ trả lời được câu hỏi Đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua. ==> Opportunities – Cơ hội Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là: Sự phát triển, nở rộ của thị trường Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu Xu hướng công nghệ thay đổi Xu hướng toàn cầu Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư Mùa, thời tiết Chính sách, luật … ==> Threats- Nguy cơ Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho bạn trên con đường đi đến thành công chính là Nguy cơ. Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp bạn tìm ra nguy cơ mà bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:Sau khi tìm ra nguy cơ, điều bạn cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn. Bạn đã có cách đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ này. ** MỞ RỘNG SWOT Nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT và không có bất cứ động thái gì tiếp theo, thì việc phân tích này sẽ chăng thể phát huy bất kì tác dụng đặc biệt nào. Sau khi đã trả lời một cách chính xác 4 điều về tổ chức của bạn: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, giờ đã đến lúc bạn đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản mà bạn có thể tham khảo để đạt được mục tiêu của mình: Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty. Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội. Chiến lược ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra. Chiến lược WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài. 2) VẬN DỤNG SWOT
Giờ bạn đã hiểu cách lập ra một SWOT, hãy xem ví dụ cụ thể sau đây để hiểu hơn về công cụ phân tích này.Dưới đây là phân tích SWOT của một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ngoài mới đặt chân vào thị trường Việt Nam:
LỜI KẾT Sau khi đã đọc xong tất cả các phần trên, mong rằng bài viết sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn toàn diện nhất về phân tích SWOT, bước đầu hiểu và áp dụng phương pháp phân tích hữu dụng này vào mọi lĩnh vực của cuộc sống mà bạn cần giải quyết. Một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Nguồn: SAGA
Từ khóa » Swot Của Sinh Viên
-
điểm Mạnh, điểm Yếu, Cơ Hội Thách Thức Của Sinh Viên - Thả Rông
-
Bài Tập SWOT Phân Tích Và đánh Giá Bản Thân - StuDocu
-
BÁO CÁO LẬP MA TRẬN SWOT, XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ KẾ ...
-
Lộ Trình Thành Công - SWOT Bản Thân – Công Cụ định Hướng Nghề ...
-
Chiến Lược" Bán Thân" Của Sinh Viên áp Dụng Ma Trận SWOT - LinhFrely
-
Phân Tích SWOT Bản Thân
-
Phân Tích Ma Trận SWOT Bản Thân Giúp Bạn Xác định Nghề Nghiệp
-
Hiểu Rõ Bản Thân Với Phân Tích SWOT Cá Nhân - Hướng Nghiệp GPO
-
Bài Tập Vị Dụ Về Mà Trận SWOT Bản Thân Sinh Viên
-
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Phân Tích SWOT - YBOX
-
Sử Dụng Kỹ Thuật SWOT để Phân Tích Nghề Nghiệp | Talent Community
-
(PDF) TỔ KĨ NĂNG MỀM | Huty Nguyen