Phân Tích SWOT Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình SWOT
Có thể bạn quan tâm
Last updated on 5 December, 2024
Phân tích SWOT chính là công cụ vừa hữu hiệu, lại vô cùng đơn giản để thiết lập chiến lược của một doanh nghiệp, giúp họ xây dựng và phát triển đường lối hoạt động trong dài hạn, không chỉ trong marketing nói riêng, mà còn cả trong kinh doanh nói chung.
Table of Contents
- SWOT là gì?
- Phân tích SWOT là gì?
- Ý nghĩa của việc sử dụng ma trận SWOT
- Ưu, nhược điểm của phân tích SWOT
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Tại sao doanh nghiệp cần phân tích SWOT?
- Những thành tố trong mô hình phân tích SWOT
- Strengths – Điểm mạnh
- Weaknesses – Điểm yếu
- Opportunities – Cơ hội
- Threats – Nguy cơ
- Mở rộng phân tích SWOT
- Thực hiện phân tích SWOT như thế nào?
- Về Công ty Tư vấn Quản lý OCD
SWOT là gì?
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình marketing nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT (SWOT) là yếu tố quan trọng để tạo dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của việc sử dụng ma trận SWOT
Phân tích SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Ưu, nhược điểm của phân tích SWOT
Ưu điểm
Miễn phí: Một trong những lợi thế lớn nhất của phân tích SWOT là nó không có chi phí liên quan. Đó là quá trình phân tích bất cứ ai làm kinh doanh cũng có thể hoàn thành một cách hợp lý, và do đó, không đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia hoặc tư vấn. Đây là một phương pháp hiệu quả để phân tích các dự án và đề xuất trong một công ty ở bất kỳ chức năng hoặc ngành nào.
Kết quả quan trọng: Tiền đề đằng sau phân tích SWOT là xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong khái niệm được phân tích. Kết quả lý tưởng đối với một công ty là tối đa hóa các điểm mạnh và giảm thiểu các điểm yếu để công ty có thể tận dụng các cơ hội được liệt kê ở trên, vượt qua các mối rủi ro đã xác định.
Ý tưởng mới: Một lợi ích khác của phân tích SWOT là có thể giúp tạo ra các ý tưởng mới cho doanh nghiệp. Bằng cách xem xét các vấn đề xuất hiện trong các cột và các phân tích SWOT. Nó không chỉ nâng cao nhận thức về những lợi thế (và bất lợi) tiềm ẩn và những mối đe dọa mà còn có thể giúp chúng ta phản ứng hiệu quả hơn trong tương lai, kế hoạch để chuẩn bị khi những rủi ro.
See also Nhân khẩu học trong nghiên cứu thị trường: Các yếu tố và phương pháp phân tích hiệu quảNhược điểm
Kết quả phân tích chưa chuyên sâu: Thông thường, phân tích SWOT khá là đơn giản, nó thường không được đưa ra phản biện. Nếu công ty chỉ tập trung vào việc chuẩn bị dự án dựa trên phân tích SWOT, nó không đủ toàn diện để đánh giá, định hướng các mục tiêu. Ví dụ, một danh sách dài các vấn đề không thể được giải quyết bởi các điểm mạnh, điểm yếu.
Nghiên cứu bổ sung cần thiết: Để phân tích SWOT thành công, nó cần nhiều hơn một danh sách về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các rủi ro. Ví dụ, một công ty nên xem xét điểm mạnh và điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh để xác định ưu thế của công ty mình so với đối thủ.Một bản phân tích SWOT kỹ lưỡng nên xem xét cơ hội hoặc quy mô của các rủi ro để xem nó có liên quan đến những điểm mạnh và điểm yếu của công ty hay không.
Hãy lưu ý rằng, kỹ thuật phân tích SWOT có thể đơn giản và dễ nắm bắt, tuy nhiên cần tập trung nhiều nghiên cứu và phân tích để có được một bức tranh toàn cảnh.
Phân tích chủ quan: Để phân tích ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, các quyết định kinh doanh phải dựa trên dữ liệu đáng tin cậy, có liên quan và có thể so sánh được. Tuy nhiên, thu thập và phân tích dữ liệu SWOT có thể là một quá trình chủ quan phản ánh sự thiên vị của những cá nhân tiến hành phân tích. Ngoài ra, dữ liệu đầu vào cho phân tích SWOT cũng có thể trở nên lỗi thời khá nhanh.
Tại sao doanh nghiệp cần phân tích SWOT?
Để tạo nên một bản phân tích mô hình SWOT thực sự hữu ích, thường các nhà sáng lập và lãnh đạo cấp cao trong một doanh nghiệp sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng chúng. Đây rõ ràng không phải là công việc có thể giao phó cho ai khác.
Nhưng đôi khi, đội ngũ lãnh đạo cấp cao lại không tham gia trực tiếp trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất, chiến lược SWOT cần phải có sự góp sức của một nhóm các thành viên đại diện cho nhiều phòng ban và bộ phận khác nhau. Ai cũng nên có một ghế trong nhóm xây dựng bản phân tích chiến lược SWOT.
Những doanh nghiệp lớn còn đi xa hơn, khi họ thu thập những thông tin trực tiếp từ khách hàng để phân tích SWOT. Các quan điểm khác nhau có thể giúp ích nhiều trong việc xây dựng và vạch chiến lược kinh doanh cụ thể.
Những thành tố trong mô hình phân tích SWOT
Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng của doanh nghiệp, dự án, sản phẩm… Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:
- Nguồn lực, tài sản, con người
- Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
- Tài chính
- Marketing
- Cải tiến
- Giá cả, chất lượng sản phẩm
- Chứng nhận, công nhận
- Quy trình, hệ thống kỹ thuật
- Kế thừa, văn hóa, quản trị
Weaknesses – Điểm yếu
Điểm yếu chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp đang có. Bạn cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
- Những điểm nào mà doanh nghiệp cần phải khắc phục để cạnh tranh tốt hơn?
- Quy trình nào mà doanh nghiệp cần phải cải thiện?
- Những tài sản nào mà doanh nghiệp cần phải bổ sung, như tiền bạc hay trang thiết bị máy móc?
- Tồn tại những khoảng trống nào cần phải được lấp đầy về con người đang làm việc trong doanh nghiệp của bạn?
- Liệu địa điểm / trụ sở mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động có phù hợp cho sự phát triển sau này?
Opportunities – Cơ hội
Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:
- Sự phát triển, nở rộ của thị trường
- Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
- Xu hướng công nghệ thay đổi
- Xu hướng toàn cầu
- Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
- Mùa, thời tiết
- Chính sách, luật
Threats – Nguy cơ
Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trên con đường đi đến thành công chính là nguy cơ (hay thách thức). Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp bạn tìm ra nguy cơ mà bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:
- Bạn có phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sau này?
- Liệu nhà cung ứng sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp theo mức giá hợp lý mà bạn có thể chấp nhận được?
- Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp bạn?
- Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng có là mối bận tâm tới hoạt động của doanh nghiệp?
- Xu thế của thị trường sau này có là thách thức cho doanh nghiệp trong tương lai?
Sau khi tìm ra nguy cơ, điều doanh nghiệp cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn.
Mở rộng phân tích SWOT
Sau khi đã trả lời một cách chính xác về tổ chức của bạn: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, giờ đã đến lúc doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản có thể tham khảo để đạt được mục tiêu cuối cùng:
- Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.
- Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội
- Chiến lược ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra
- Chiến lược WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài
Thực hiện phân tích SWOT như thế nào?
– Ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT, trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.
– Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.
– Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
– Phân tích ý nghĩa của chúng.
– Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ khỏi các nguy cơ, rủi ro.
– Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả.
Nguồn: Công ty Tư vấn Quản lý OCD tổng hợp
Đọc thêm: Digital Marketing là gì? Vai trò của Digital Marketing trong thời đại số.
Về Công ty Tư vấn Quản lý OCD
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co.) thành lập năm 2003, là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao. Trong hơn 20 năm qua, Công ty Tư vấn Quản lý OCD đã thực hiện thành công hàng trăm dự án tư vấn và đào tạo quản lý cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
OCD cung cấp các dịch vụ sau:
- Tư vấn tái cơ cấu
- Tư vấn Hệ thống Quản lý
- Đào tạo Quản lý
- Nghiên cứu Thị trường
- Tư vấn Chuyển đổi số
- Tư vấn chiến lược
OCD tự hào có một đội ngũ chuyên gia tư vấn và giảng viên:
- Được đào tạo bài bản về quản trị doanh nghiệp, có bằng cấp quốc tế
- Đã học tập và làm việc ở nước ngoài
- Nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao ở các doanh nghiệp
- Bề dày kinh nghiệm triển khai các dự án tư vấn xây dựng chiến lược phát triển và hệ thống quản lý doanh nghiệp hiện đại
- Bề dày thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao năng lực theo hướng kết hợp giữa kiến thức quản lý quốc tế với kinh nghiệm địa phương
Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia tư vấn của OCD luôn được khách hàng đánh giá cao về năng lực chuyên môn, khả năng giải quyết vấn đề cũng như tâm huyết với bài toán của khách hàng.
——————————-
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay!
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn
Có liên quan
Bài viết có nội dung liên quan
- Mô hình 5 forces (5 lực lượng cạnh tranh) là gì?
- Làm thế nào để triển khai KPI thành công cho doanh nghiệp?
- Ứng dụng AI trong quản trị nhân sự
- Dòng doanh thu là gì? Cách đa dạng hoá nguồn doanh…
- 20 mô hình Marketing kinh điển nhất mọi thời đại
Từ khóa » Swot Là Gì
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn AZ Dành Cho Người Mới – 2022
-
SWOT Là Gì? Phân Tích Và Xây Dựng Mô Hình SWOT Hiệu Quả
-
Phân Tích SWOT Là Gì? 3 Phút để Hiểu SWOT Như Một Chuyên Gia
-
SWOT Là Gì? Phân Tích Và Ứng Dụng SWOT Hiệu Quả - CET
-
SWOT Là Gì? 5 Bước CƠ BẢN để Xây Dựng Chiến Lược ... - Nhân Hòa
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Và Ứng Dụng Trong Chiến Lược Kinh Doanh
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Phân Tích Mô Hình SWOT Trong Kinh Doanh
-
Mô Hình SWOT Là Gì? Phân Tích Ví Dụ Của Coca, Vinamilk - Hoài AnZ
-
SWOT Là Gì? Phân Tích SWOT Và Lập Chiến Lược Chi Tiết Từ A-Z - Zafago
-
Swot Là Gì? Phân Tích Swot – Kiến Thức Mới Cập Nhật - Nef Digital
-
Phân Tích Swot Là Gì? Làm Thế Nào Để Xây Dựng Ma Trận SWOT ...
-
SWOT Là Gì? Ý Nghĩa Và ứng Dụng Của SWOT - Thiết Kế Web
-
SWOT Là Gì? Phân Tích Và Xây Dựng Chiến Lược SWOT Hiệu Quả
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Tổng Quan Về Phân Tích Mô Hình SWOT?
-
Khái Niệm Ma Trận SWOT Là Gì? - Luận Văn 123
-
SWOT Là Gì? - VnBiz
-
SWOT Là Gì? Khi Nào Và Tại Sao Bạn Nên Thực Hiện Phân Tích SWOT?