Phân Tích Tác Phẩm Rừng Xà Nu - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Ngữ văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.84 KB, 11 trang )
“RỪNG XÀ NU” ( Nguyễn Trung Thành)I/ Định hướng kiến thức cơ bản : 1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Trung Thành (NguyênNgoc): - Là nhà văn có sự gắn bó mật thiết , sâu nặng và có nhiều hiểu biết phong phú về mảnh đất vàcon người Tây Nguyên. - Sáng tác của Nguyễn Trung Thành trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thườngđề cập đến những vấn đề trọng đại của dân tộc, của đất nước.Ông rất nhạy cảm với những gì quyếtliệt và có chất hoang dã, dữ dội.Tác phẩm của Nguyễn Trung Thành luôn thể hiện khuynh hướngsử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn . 2 Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Rừng xà nu”: - Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết vào năm 1965. Đây là thời điểm Mỹđổ quân tham chiến ở Miền Nam. Chiến tranh ở Miền Nam đến hồi quyết liệt. Mỹ ngụy điên cuồngđánh phá cách mạng miền Nam nhưng tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân vàcách mạng miền Nam không thể nào tiêu diệt nổi, ngược lại càng phát triển mạnh mẽ từ miền xuôiđến miền ngược.3/Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Rừng xà nu”: - Nhan đề “Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa hiện thực , vừa mang ý nghĩa biểu tượng: + Ý nghĩa tả thực : Nhà văn nói về cây xà nu- một loài cây sống thành rừng ở TâyNguyên.Loài cây này có sức sống mãnh liệt , không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thờitiết.Cây xà nu luôn gắn bó mật thiết và quan hệ chiếu ứng với cuộc sống của người dân TâyNguyên. + Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗiđau và sức sống , phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc khángchiến chống Mỹ. 4/ Tóm tắt cốt truyện và ý nghĩa của tác phẩm:.a/ Cốt truyện: Truyện kể về nhân vật Tnú, người dân làng Xô Man, thuộc dân tộc Strá ở Tây Nguyên. + Tnú tham gia cách mạng. Giặc bắt vợ con anh, đánh đập dã man để dụ bắt anh. Tận mắtchứng kiến cảnh đau đớn ấy, Tnú không chịu nổi, anh xông ra giữa vòng vây của kể thù để cứu vợcon Mai. Nhưng anh không cứu được: Vợ con anh chết, anh thì bị giặc bắt và bị đốt cháy 10 đầungón tay. Anh được dân làng cứu. + Sau đó Tnú vẫn xin nhập quân giải phòng. Ba năm sau anh xin đơn vị cho nghỉ phép mộtđêm về thăm buôn làng. Trong đêm hôm đó, Cụ Mết triệu tập cả bản và kể chuyện về Tnú vàchuyện về buôn làng cho cả làng nghe nhằm giáo dục truyền thống anh hùng,. bất khuất cho cảbuôn làng. + Sáng hôm sau cụ Mết và Dít và bé Heng lại tiễn Tnú lên đường trước hình ảnh “những rừngxà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.b.Ý nghĩa : Rừng xà nu là câu chuyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng củadân làng XôMan cũng như của dồng bào Tây Nguyên .Chân lý tất yếu mà họ nhận ra là : chỉ códùng bạo lực cách mạng mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng 5: Ý nghĩa cụ thể và giá trị tượng trưng của hình ảnh cây xà nu trong tác phẩm:- Tác phẩm được mở đầu bằng hình ảnh một khu rừng ngày nào cũng bị đại bác bắn phá và kết thúccũng bằng hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Điều này vừa có ý nghĩa cụthể vừa có gía trị tượng trưng:- Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho sự mất mát, đau thương, uất hận của dân làng Xô Man:+ Cả rừng xà nu đều bị thương, có những cây bị “chặt đứt ngang thân”, “chỗ vết thương nhựa ứara”, “bần đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn” > ấy là hình ảnh cả làng Xô Man khi bịbọn Mỹ ngụy khủng bố: “tiếng kêu khóc dậy cả làng”; bà Nhan bị chặt đầu, anh Xút bị treo cổ, mẹ1con Mai bị đánh đập dã mang đến chết Tội ác của giặc làm nên lòng câm thù bằng sức phảnkháng của dân làngXô Man.- Cây xà nu tượng trung cho sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man: + Cây xà nu sinh sôi rất khỏe, “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng” – cũng như cảdân làng Xô Man dù bị khủng bố, vừa bị tra khảo, nhưng không ai khai nửa lời. Họ đoàn kết lại,dùng giáo mác tiêu diệt cả tiểu đội giặc.- Cây xà nu còn tượng trưng cho các thế hệ người dân Tây Nguyên kế tiếp nhanh chóng trưởngthành trong chiến tranh: + Cạnh một cây mới ngả gục, có bốn năm cây con mọc lên “chúng vượt lên rất nhanh thay thếnhững cây ngã xuống” - cũng như anh Quyết hi sinh thì có Tnú nối tiếp. Mai ngã xuống thì có Dítthay, và tiếp đến là bé Heng - Cây xà nu tượng trưng cho khát vọng, tự do của người dân Tây Nguyên: + Cây xà nu là một loại cây họ thông, gỗ và nhựa rất quý, sinh sôi nảy nở “rất khỏe, rất hamánh sáng mặt trời”, “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”. Cây xà nu có một sức sốngmãnh liệt và chịu đựng dẻo dai “đạn đại bác không giết nổi chúng”. Nhà văn đã mượn những tínhchất này của cây xà nu để nói lên sức sống mãnh liệt của người dân Tây Nguyên trong khát vọngvươn đến tự do trước sự đàn áp dã man của quân thù. + Nhà văn kết cốt truyện bằng hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” là mộtsự khẳng định chắc chắn không gì có thể ngăn được sức sống mãnh liệt của cây xà nu và cũngchính là sức sống mãnh liệt của người dân làng Xô Man và đồng bào dân tộc Tây Nguyên vươnđến ánh sáng của lý tưởng cách mạng. Cây xà nu là hình tượng nghệ thuật đặc sắc , có sức hấp dẫn đặc biệt, tượng trưng chonhững phẩm chất cao quý, tinh thần quật cường của đồng bào Tây Nguyên trong cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước.6/. V ẻ đẹp của các hình tượng nhân vật và ý nghĩa tư tưởng của các hình tượng đó trong tácphẩm:@/ Cụ Mết: 60 tuổi, thủ lĩnh tinh thần của người dân Xô Man. + Hình dáng: “quắc thước , râu dài tới ngực, mắt vẫn sáng và xếch ngược. Ông ở trần ngựccăng như một cây xà nu lớn ”. > tràn đầy sức sống. + Lời nói: Chắc nịch, dứt khoát, là đại diện của quần chúng, là các gạch nối giữa Đảng vàđồng bào dân tộc “cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn”; “Chúng nó đã cầm súng, mìnhphải cầm giáo”. + Hành động: Cụ Mết đã thay mặt Tnú lành buôn làng nỗi dậy đồng khởi, với “lưỡi mác dàitrong tay thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết”. Cụ Mết là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống và cội nguồn– là chỗ dựa tinh thần và là pho sử sống – là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại của các thếhệ người dân Tây Nguyên. Hình ảnh cụ Mết trong đoạn cuối thể hiện rất rõ vị trí của con ngườinày: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà,mội người phải tìm lấy một cây dáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót,không năm trăm cây chông. Đốt lửa lên”.@/ Tnú : là nhân vật anh hùng, người con vinh quang của dân làng Xô Man được nhà vănkhắc họa bằng những đường nét độc đáo, giàu chất sử thi:+ Là người Strá, mồ côi cha mẹ, sống trong tình thương của dân làng Xô Man.Cuộc đời của Tnúđúng như lời của cụ Mết : “cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụngnó sạch như nước suối làng ta”.+ Tham gia liên lạc cho cách mạng từ nhỏ, Tnú là một người gan góc và táo bạo, dũng cảm vàthông minh, giàu tự trọng (vào rừng cùng Mai tiếp tế cho anh Quyết, khi học chữ thua kém Maithì lấy đá đạp vào đầu, khi bị bắt và bị tra tấn đã chỉ tay vào bụng mình và nói: Cộng sản ở đây ).2+ Tnú còn là một con người biết vươn lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân: Chứng kiến kẻ thùgiết vợ con trong nỗi đau đớn và xót xa vô cùng Anh đã bất chấp sự can ngăn của cụ Mết xông ragiữa vòng vây của kẻ thù để cứu vợ con. Bị bắt, Tnú chịu đựng sự tra tấn man rợ của kẻ thù, haibàn tay bị đốt cháy, “mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc” anh vẫn không kêu van Sauđó anh vẫn tham gia bộ đội để giết giặc trả thù cho người thân và quê hương.+ Tnú có tính kỉ luật cao: Tuy nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng phải được cấp trên cho phép mớivề, và chỉ về đúng một đêm như quy định trong giấy phép.+ Tnú còn là người giàu tình thương yêu đối với mọi người; là con người chung của dân làng XôMan, của dân Strá (cảnh Tnú trở về được người dân: già, trẻ, lớn, bé đón chào, yêu mến ). Tnú là điển hình cho số phận và con đường Cách mạng của dân làng Xô Man; nhữngphẩm chất đẹp đẻ của người anh hùng Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cả làng Xô man từ già đếntrẻ đều có những phẩm chất tương tự (gan dạ, kiên trung, anh hùng, yêu nước ).@/ Dít: là một cô gái gan dạ, có tinh thần trách nhiệm cao, có bản lĩnh từ bé: liên lạc cho dukích, bị bắt, bị uy hiếp “đạn xượt qua tai, xém tóc, cày đất xung quanh cho hai chân nhỏ đôimắt vẫn nhìn bọn giặc bình thản ” Dít là hiện thân và là sự tiếp nối của Mai: tự giác và quyết liệt trong cuộc đối mặt với kẻthù.@/ Bé Heng: là hình ảnh tươi trẻ, sống động xuất hiện ở phần đầu tác phẩm.Nhân vật bé Heng làngười ra đón Tnú trở về. Là hình ảnh tượng trưng mang những nét tương đồng với lứa câyxà nu mới lớn, mang trong mình bao sinh lực và nhựa sống hứa hẹn sẽ trở thành những câyxà nu mạnh mẽ và bất tử.7/ N hững nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà vănNguyễn Trung Thành. - Khắc họa những nhân vật anh hùng, tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn thời đại vừa đậmđà phong cách Tây Nguyên. - Tác phẩm dào dạt cảm hứng sử thi. Những nhân vật đại diện cho cộng đồng được ca ngợibằng giọng văn say mê, trang trọng, hùng tráng. - Cách xây dựng hình tượng của nhà văn cũng độc đáo: Dùnghình tượng cây xà nu làmbiểu tượng cho sức sống mãnh liệt của các dân tộc Tây Nguyên; dùng hình tượng mười ngón tayTnú bốc cháynhư mười ngọn đuốc để biểu trưng cho lửa căm hờn và lửa đấu tranh của dân làngXô Man.II. Các đề vận dụng:* Đề 1:Phân tích hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong truyện ngắn “rừng xà nu” củaNguyễn Trung Thành, để làm rõ ý nghĩa tượng trưng cho sức sống và phẩm chất của người dânTây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.Dàn bài gợi ýI/. Mở bài: - “Rừng xà nu” là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đạicủa dân tộc ta. Tác phẩm được viết vào mùa hè năm 1965, khi Mỹ bắt đầu ào ạt đổ quân vàomiền Nam. - Một trong những thành công nổi bật của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng được một hình tượngnghệ thuật mang ý nghĩa biểu trưng giàu chất lãng mạn: đó là hình tượng cây xà nu, rừng xànu II/. Thân bài: Có nhiều cách lập ý và sắp ý để phân tích làm rõ luận đề: ** Cách 1: 1/. Cây xà nu, rừng xà nu là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc: - Là một loại cây thanh nhã mà rắn rỏi, ham khí trời và ánh sáng: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếplấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luông thẳng tắp”. 3- Cây xà nu bất chấp bom đạn, tồn tại vượt lên sự huỷ diệt của kẻ thù; hào hùng, hiên ngang ngaycả khi gục ngã:+ “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão ”.+ “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngục lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi ”.+ “Rừng xà nu” “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”, hứng lấy hàng loạt đạn đạibác Cả rừng xà nu không cây nào không mang thương tích > đây cũng chính là hình ảnh tượngtrưng cho sự mất mát, đau thương, uất hận của dân làng Xô Man.- Trong đau thương dữ dội, rừng xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh. Bom đạn kẻ thù không ngăn nổi sứcvươn lên mãnh liệt của rừng xà nu. Lớp này ngã xuống, lớp khác lại nảy mầm lên. Cạnh một câymới ngã gục có bốn năm cây con mọc lên “chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đãngã” >Sự sống từng phút, từng giờ sinh sôi, vượt lên trên cái chết. Hình ảnh rừng xà nu không chỉ là khung cảnh thiên nhiên hoành tráng ở một buôn làngcụ thể. Nó còn là hình ảnh, là không gian nghệ thuật tượng trưng của đất rừng Tây Nguyên bấtkhuất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhà văn đã tạo ra một không gian sử thi đầy bi trángcủa đất và người Tây Nguyên anh dũng2/. Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu tượng trưng cho sức sống và phẩm chất của người dânTây Nguyên: - Hình ảnh rừng xà nu tầng tầng, lớp lớp kế tiếp nhau lớn lên dưới bom đạn kẻ thù như hình ảnhdân làng Xô Man từ thế hệ này sang thế hệ khác nối tiếp nhau đứng lên giữ gìn xứ sở và truyềnthống của dân tộc mình. - Lịch sử làng Xô Man là lịch sử của những chuỗi ngày đau thương mà anh dũng trong khángchiến chống Mỹ (anh Quyết hi sinh có Tnú, Mai đứng lên; Mai hi sinh có Dít, có bé Heng đứng lênnối tiếp ) > các thế hệ nối tiếp nhau như lớp lớp cây rừng xà nu bất khuất trước bom đạn của kẻ thù - Cây xà nu bất chấp bom đạn cũng như con người Tây Nguyên kiên cưòng, dũng cảm, khôngkhuất phục trước kẻ thù (Cụ Mết, Tnú, Mai, bà Nhan, anh Xút ). Chọn cây xà nu làm biểu tượng, tác giả đã tạo ra được sự phù hợp kì lạ giữa những phẩmchất của cây và người Tây Nguyên trong tác phẩm - Một sự chiếu ứng thật kì diệu III/ Kết bài:- “Rừng xà nu” là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và chiến thắngcủa những người dân Tây Nguyên yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Tác phẩm mangđậm tính sử thi, chất anh hùng ca và cảm hứng lãng mạn.- Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật củaNguyễn Trung Thành.Bài văn tham khảo: “Rừng xà nu” là một truyện ngắn xuất sắc của NguyễnTrung Thành và của văn học thời chống Mĩ. Trong tác phẩm, với hình tượng cây xà nu, NguyễnTrung Thành đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, một đặc điểm cơ bản củavăn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Khuynh hướng này đã chi phối sự sáng tạo nghệ thuật củacác nhà văn trong giai đoạn văn học này. * Đề 2:Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành”Dàn bài gợi ý 1:I/ Mở bài:- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.- Giới thiệu về nhân vật Tnú.II/ Thân bài: Học sinh có thể tìm ý và sắp ý theo chiều hướng khác nhau, nhưng phải đạt đượccác ý chính:4- Giới thiệu khái quát về nhân vật: Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ từ rất sớm, được dân làngXô Man cưu mang- đùm bọc. Từ nhỏ Tnú đã giác ngộ cách mạng và làm liên lạc cho cách mạng rấtthông minh, gan dạ, giàu tự trọng Lần lượt phân tích những biểu hiện phẩm chất anh hùng của Tnú:1/ Một con người gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách mạng: + Tiếp tế cho các cán bộ ở trong rừng mà không sợ bị chặt đầu hoặc treo cổ. + Làm liên lạc, giặc vây các ngả đường thì xé rừng mà đi, qua sông lựa chỗ thác mạnh màbơi, “vì chỗ nước êm thằng Mĩ hay phục”. + Bị giặc bắt thì nuốt luôn cái thư vào bụng, bị tra tấn không khai; một mình xông ra giữa vòngvây của kẻ thù trong tay không có vũ khí; bị giặc bắt, bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêuthan + Học chữ thua Mai thì lấy đá đập vào đầu -> lòng tự trọng và ý chí quyết tâm cao. Phẩm chất anh hùng là cơ sở để làm nên hành động anh hùng của Tnú.2/ Một người biết vươn lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân: + Mồ côi, được dân làng nuôi nấng, sau này trở thành người con ưu tú của dân làng. + Bản thân 2 lần bị giặc bắt, bị tra tấn dã man( tấm lưng chằng chịt những vết chém, hai bàn tay bịđốt mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt; vợ con bị giặc giết hại ) Tnú không khuất phục, kiên cường, bềngan gia nhập bộ đội để cầm súng bảo vệ dân làng, quê hương, đất nước.3/ Là người có ý thức và tinh thần kỷ luật cao :Xa bản làng ba năm, tuy nhớ nhà, nhớ quê hương,nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về và chỉ về đúng một đêm như qui định trong giấyphép.4/. Là một người giàu tình yêu thương người thân và quê hương bản làng :- Yêu thương vợ con : Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn dã man anh không kìm được nỗiđau đang đốt cháy lòng mình: “anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy ( )ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn” >Yêu thương – căm thù đốt cháy trong hai conmắt - một chi tiết dữ dội, bi thương.- Yêu bản làng, yêu quê hương đất nước: Trên đường trở về thăm làng, Tnú nhớ từng gốc cây,nhớ tiếng chày giã gạo cũng chính vì tình yêu quê hương mà Tnú đã tham gia là cách mạng, chịunhiều đau thương vì sự yên bình của quê hương, đất nước. Tnú là một nhân vật tư tưởng có sôi lôi cuốn không chỉ bởi tính triết lý mà còn mà còn bởitính trữ tình, tính hình tượng. Đặc biệt hình ảnh bàn tay Tnú là chi tiết nghệ thuật giàu sức ám ảnh – Bàn tay ấy cũngcó một cuộc đời: + Đó từng là bàn tay trung thực và tình nghĩa, từng cẩm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho,từng cầm đá đập vào đầu khi quên chữ,từng đặt lên bụng mình mà nói “Cộng sản ở đây này”, từngđược Mai cầm bàn tay ấy mà khóc khi Tnú thoát ngục trở về + Đó còn là bàn tay của đau thương và thù hận : Khi giặc đốt 10 đầu ngón tay, bàn taythành chứng tích của tôi ác và lòng hận thù. Hận thù đã khiến bàn tay Tnú thành bàn tay quả báo(mười ngọn đuốc từ ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy của dân làng Xô Man; bàntay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng lên đường trả hận III/. Kết bài : - Chân lý cách mạng là chân lý từ máu và nước mắt, nó đồng nghĩa với chân lý cuộc sống. Cuộcđời Tnú là bằng chứng sống cho qui luật nghiệt ngã ấy. - Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú - cuộc đời của một con người mang ý nghĩa cuộc đời củamột dân tộc. Có thể nói nhân vật Tnú mang đậm tính sử thi – nhân vật ấy gánh nặng số phậnlịch sử. - Dù có nhiều dị biệt, Tnú vẫn là kiểu nhân vật sánh vai với các anh hùng trong trường ca ĐamSan, Xinh Nhã của núi rừng Tây Nguyên.5@/ Gợi ý 2- Tnú là nhân vật trung tâm của truyện. Cuộc đời của Tnú tiêu biểu cho số phận và con đườngcủa các dân tộc Tây Nguyên, từ trong đau thương, phẫn uất quật khởi vùng dậy chiến đấu.- Tnú là một nhân vật có tính cách: gan góc, táo bạo, trung thực, dũng cảm (cùng với Mai vàorừng tiếp tế cho anh Quyết). Đặc biệt, Tnú có lòng căm thù giặc sâu sắc, nhất mực trung thành vớicách mạng (khi địch tra hỏi cộng sản ở đâu, Tnú đặt tay lên bụng mà nói “Ở đây này”). - Xây dựng nhân vật Tnú, tác giả tập trung miêu tả hình ảnh đôi bàn tay. Bàn tay như một chitiết nghệ thuật thể hiện tính cách, qua bàn tay có thể thấy được cuộc đời, số phận và tính cách nhânvật. + Khi còn lành, bàn tay Tnú cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho. Khihọc hay quên chữ, bàn tay đó dám cầm đá đập vào đầu mình để trừng phạt.Bàn tay đặt lên bụng mình mà nói: “Cộng sản đây này!”. Khi địch tra khảo,sẵn sàng nhận thêm những vết dao chém của kẻ thù lên lưng v.v…). + Hai bàn tay Tnú đã bị giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu rồi đốt. Mườingón tay anh thành mười ngọn đuốc. Nguyễn Trung Thành đã miêu tả thật cụthể cái cảm giác đau đớn rùng rợn ấy: “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầungón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặnchát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi”. Hai bàn tay Tnú, mỗi ngónchỉ còn hai đốt. Hai bàn tay cụt ngón đó là chứng tích đầy căm hận, là mối thùmà suốt đời anh phải trả. Mười ngọn đuốc nơi mười ngón tay Tnú đã châmbùng lên ngọn lửa đồng khởi của dân làng Xô-man. Và bàn tay của Tnu bị lửathiêu cháy, mỗi ngón tay còn hai đốt ấy vẫn cầm chắc ngọn dáo, cây súng đitìm giặc để trả thù. Đến cuối truyện, hình ảnh bàn tay Tnú đã bóp chết tên chỉhuy đồn giặc ngay trong hầm ngầm cố thủ của nó.=> Hình tượng Tnú, với cuộc đời và số phận đầy bi tráng đã thể hiệncụ thể mâu thuẫn không đội trời chung giữa những người dân cáchmạng Tây Nguyên với lũ giặc độc ác, man rợ, đã cắt nghĩa sâu sắc lí dotại sao người Tây Nguyên (và cả đất nước Việt Nam trong thời đại chốngMĩ) lại vùng dậy như thác đổ bão lay quyết chiến đấu để bảo vệ hạnhphúc riêng tư và hạnh phúc cộng đồng. * Đề 3” Phân tích chất sử thi trong truyện ngắn ” Rừng xà nu” củaNguyễn Trung Thành.*Gợi ý : Cần làm rõ được các ý :1/ Thế nào là chất sử thi trong văn học : - Sử thi là gì? - Thế nào là một tác phẩm mang khuynh hướng sử thi? - Vì sao nói : khuynh hướng sử thi là một đặc điểm quan trọng của nền vănhọc Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX? 2.Chất sử thi trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành: a. Chủ đề mà tác phẩm đặt ra là vấn đề có ý nghĩa sinh tử đối với cách mạng miền Nam trongkháng chiến chống Mỹ : phải dùng bạo lực cách ạmn để trấn át bạo lực phản cách mạng. b. Nhân vật chính : vừa là nhân vật đám động ( cả buôn làng Xô Man) và nhân vật tiêu biểu( Tnú, Cụ Mết. Mai, Dít đặc biệt là cuộc đời bi tar1ng của TNú) c. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả tạo nên bối cảnh hùng vĩ, hoành tráng cho câu chuyện.6 d. Gịong kể , ngôn ngữ , hình ảnh trang trọng, giàu âm hưởng, có sức ngân vang. 3. Đánh giá : - Tính sử thi trong “Rừng xà nu” và một số tác phẩm khác của nhà văn trong thời kỳ chiếntranh thể hiện rõ khuynh hướng sáng tác của Nguyễn Trung Thành : một người cầm bút luôn theođuổi cảm hứng sử thi. - Khuynh hướng sử thi trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành luôn có sự kết hợp chặt chẽ vớicảm hứng lãng mạn, tạo nên chất trữ tình hùng tráng , với giọng điệu chủ đạo là : trang trọng, saymê ca ngợi với những suy tư trầm lắng. Bài tham khảo : Cảm nhận về hình tượng cây xà nu, rừng xà nu . Đọc “Rừng xà nu”, những nhân vật như cụ Mết, Tnú, Dít, Mai… tạo nên ấn tượng sâu sắc nơiđộc giả. Nổi bật hình ảnh cây xà nu được lặp đi lặp lại gần hai mươi lần một hình tượng đặc sắcbao trùm toàn bộ thiên truyện ngắn này. Hình tượng ấy đã tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi vàlãng mạn cho câu chuyện về làng Xô-man bất khuất, kiên cường. Cây xà nu, rừng xà nu đã đượcNguyễn Trung Thành miêu tả thật cụ thể, thật chi tiết với ngôn ngữ giàu chất thơ, bằngnhững “lời văn có cánh” trong một cảm xúc thật say mê và mãnh liệt. Cây xà nu trong truyệnxuất hiện rất nhiều lần và dường như rất quen thuộc với con người nơi núi rừng Tây Nguyên,nó tham dự vào tất cả những sinh hoạt, những tâm tình, những buồn vui của người dân nơiđây trong cuộc chiến đấu chống Mĩ thật anh dũng của họ. Tác phẩm “Rừng xà nu” là một bảnanh hùng ca về cuộc đời anh dũng, đau thương, bất khuất của Tnú cũng như của tất cả dân làng Xô-man. Câu chuyện ấy được kể trên nền tảng chính của hình tượng cây xà nu – một hình tượng hàmchứa rất nhiều ý nghĩa tượng trưng và khái quát. Những cây xà nu, rừng xà nu như những con người, những tâm hồn sống, vừa là nhân chứng,cũng vừa chịu đựng mọi vất vả, đau thương dưới tầm đạn kẻ thù. Nhưng bất chấp tất cả, rừng xà nuvẫn tràn đầy sức sống, vẫn vươn mình lên cường tráng vượt lên mọi thương đau. Cây xà nu là mộthình ảnh mang tính chất tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất anhhùng và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của dân làng Xô-man. Mở đầu câu chuyện là hình ảnh “cả rừng xà nu hàng vạn cây”và kết thúc vẫn là “nhữngrừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Hình ảnh ấy như một nét nhạc trầm hùng, một bảnđàn dạo, là cái “phông” cho cả một câu chuyện khiến thiên truyện càng mang đậm tính sử thivà lãng mạn hơn. Rừng cây xà nu được xem như là biểu tượng cho con người Xô-man. Với hình ảnh nhânhóa, Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cây xà nu như những con người, chúng cũng có “vếtthương”, biết “ham ánh sáng” và “ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”. Cây xà nu còn làmột hình ảnh so sánh với con người “ngực căng bằng cây xà nu”. Rừng xà nu năm tháng đứng dướitầm đại bác kẻ thù chịu đựng biết bao tàn phá, cũng như những đau thương mà dân làng phải gánhchịu trước ách kìm kẹp của giặc. “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”.“Cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình nhựa ứa ra, tràn trề”… rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quệnthành từng cục máu lớn”. Hình ảnh đó gợi lên lòng căm thù và kết tụ một ý chí phản kháng. Nhưng hơn hết vẫn là sức sống mãnh liệt đầy sức trẻ của rừng xà nu bạt ngàn. “Cạnh một câyxà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lênbầu trời”, “có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắc như những mũi lê” “nó phóng lên rấtnhanh để tiếp lấy ánh sáng”. Thế mới biết sức trẻ của cây xà nu mãnh liệt đến dường nào! Sức trẻấy còn mang tính tượng trưng cho thế hệ trẻ của làng Xô-man. Đó là những Mai, Dít, Tnú, Heng,những con người luôn gắn bó với cách mạng, bất khuất từ tuổi thơ, lớn lên trong lửa đạn, trưởngthành trong đau thương và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì tự do của dân tộc.7 Bên cạnh đó, sức sống bất khuất kiên cường của cây xà nu còn được tạo bởi hàng vạn cây ởnhững đồi xà nu nối tiếp nhau tới chân trời ở tấm ngực lớn của rừng ưỡn ra che chở cho làng. Đó lànhững cây xà nu thật vững chắc, xanh tốt đã vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum suê nhưnhững con chim đã đủ lông mao, lông vũ.Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương củachúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng chúng vượt lên rất nhanh thay thế những câyđã ngã”, một cây ngã xuống tức thì bốn năm cây con lại mọc lên cứ thế trở thành cả một rừng câyxà nu nối tiếp đến chân trời. Những cây xà nu, rừng xà nu ấy là hình ảnh của dân làng Xô-mankiên cường chống giặc, bất chấp mọi hi sinh, một lòng đi theo Đảng, đi theo kháng chiến hếtthế hệ này đến thế hệ khác. Đó là những cụ Mết, anh Xút, Tnú, Mai, Dít, anh Brơi… mà tiêu biểulà hình ảnh cụ Mết. Nhà văn đã ví cụ “như một cây xà nu lớn”. Hơn ai hết, cụ là người hiểu rất rõsự gắn bó của cây xà nu và mảnh đất đang sống, hiểu được sức mạnh tiềm tàng bất khuất của rừngxà nu cũng như của dân làng Xô-man. Chính cụ Mết đã nói với Tnú “không có cây gì mạnh bằngcây xà nu đất ta”, “cây mẹ chết cây con lại mọc lên”. Cây xà nu còn là “nhân chứng” cho sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảmvà ý chí quật khởi của dân làng Xô-man. “Đứng trên đồi cây xà nu gần con nước lớn, cả vùng Xô-man ào ào rung động. Và lửa cháykhắp rừng”. Ánh lửa xà nu soi sáng lời căn dặn của anh Quyết: “Người còn sống phải chuẩn bịdao, mác, vụ, rựa, tên, ná… Sẽ có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng canđảm của Tnú: “Không có gì đượm bằng nhựa cây xà nu… Mười ngón tay đã thành mười ngọnđuốc… máu anh mặn chát ở đầu lưỡi…”. Giọng điệu sử thi của “Rừng xà nu” bắt đầu từ câu chuyện kể của cụ Mết dưới ánh lửa xà nu,một câu chuyện phảng phất phong vị anh hùng ca. Và cây xà nu không chỉ gắn với quá khứ, hiệntại anh hùng mà còn gắn bó với mọi sinh hoạt, phong tục và đời sống văn hóa của người Xô-man,của các dân tộc Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu thật sự là một sáng tạo nghệ thuật đáng kể của Nguyễn TrungThành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới nhữnglớp ý nghĩa rất khác nhau qua cách viết vừa gợi vừa tả của tác giả. Qua hình tượngnày, người đọc không chỉ thấy rõ sức sống kiên cường, mãnh liệt của dân làng Xô-man, củacon người Tây Nguyên nói riêng mà còn là của dân tộc Việt Nam nói chung trong nhữngtháng năm chống Mĩ.Đề 4: Phân tích hình tượng nhân dân làng Xô Man : Được miêu tả tương ứng với rừngcây xà nu qua nhiều thế hệ, thể hiện sự nối tiếp và trưởng thành của nhân dân TâyNguyên trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.a) Cụ Mết: Là thế hệ đi trước, tham gia chống giặc từ thời chống Pháp- Là cây xà nu đại thụ của làng Xô man (được miêu tả qua dáng vẻ, cách nói, bản lĩnh, tấmlòng yêu thương đối với dân làng, đối với quê hương…)à Hình ảnh biểu tượng biểu tượng cho sức mạnh tinh thần có tính truyền thống, cội nguồn củacác dân tộc Tây Nguyên.- Là linh hồn của cuộc chiến đấu, là gạch nối giữa Đảng và dân làng đến với Cách mạng ; vữngvàng, gan góc trong đấu tranh ; yêu thương chăm sóc thế hệ tương lai ; yêu qêu hương, tự hàovề quê hương của mình…) à Cụ Mết tiêu biểu cho thế hệ già làng trong cuộc đấu tranh của dân tộc.b) Nhân vật Tnú: Được tác giả tập trung khắc họa tính cách lẫn số phận, mang ý nghĩa tiêubiểu cho số phận và con đường giải phóng của nhân dân Tây Nguyên.* Số phận:- Nhỏ: mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống nhờ vào sự cưu mang đùm bọc của dân làng- Trưởng thành: Số phận của Tnú giống như số phận của người làng Xô man:8· Có gia đình, vợ, con nhưng đều bị giặc sát hại dã man.· Bản thân Tnú cũng mang thương tích trên thân thể- hậu quả của những đòn tra tấn củakẻ thù: tấm lưng lằn ngang dọc, bàn tay cụt mười ngón.* Phẩm chất:- Là một chú bé gan góc, táo bạo, trung thực, trung thành với Cách mạng (giặc khủng bố dãman vẫn cùng Mai hăng hái vào rừng nuôi cán bộ, quyết tâm học tập để làm cán bộ, gan dạdũng cảm khi làm giao liên, bị giặc bắt, bị tra tấn, quyết không khai, chỉ tay vào bụngCộng sảnở đây…). Khi lớn lên, Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng Xô man bình tĩnh vững vàng chốngMỹ Diệm.- Yêu thương vợ con, dân làng và quê hương (Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù hành hạ, biếtlà thất bại, anh vẫn xông ra cứu. Xa làng Tnú nhớ làng, nhớ âm thanh và nhịp điệu sinh hoạtcủa làng ; khi về, anh nhớ tất cả mọi người…).- Biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để dũng cảm chiến đấu, trả thù cho quê hươngvà gia đình (Khi xông ra cứu vợ con, anh bị bắt, bị đốt mười đầu ngón tay, Tnú quyết khôngkêu van à tiếng thét của anh trở thành hiệu lệnh cho dân làng giết giặc. Dù mất vợ con, dù haibàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt, Tnú vẫn nén đau thương, tham gia lực lượng vũ trang để gópphần giải phóng quê hương…). - Có tinh thần kỷ luật cao : Ba năm đi bộ đội, dù nhớ làng nhưng được phép cấptrên mới dám về thăm làng. Khi được về thăm làng, dù rất lưu luyến song anh chấp hành đúngqui định, ở lại một đêm rồi ra đi…* Tác giả đặc biệt miêu tả đôi bàn tay của Tnú, gây ấn tượng sâu sắc và đậm nét, qua đó hiệnlên cả cuộc đời và tính cách nhân vật (bàn tay khi còn lành lặn là bàn tay trung thực, tìnhnghĩa: Cầm phấn học chữ, cầm đá mài giáo, đặt lên bụng khi bị tra tấn, cầm tay Mai; với haibàn tay không xông ra cứu vợ con – Bàn tay bị giặc đốt cụt, trở thành muời ngọn đuốc trởthành chứng tích tội ác của kẻ thù – Bàn tay còn hai đốt vẫn cầm được súng để bảo vệ quêhương…). Tóm lại :- Tnú là nhân vật có tính chất sử thi: số phận và phẩm chất của anh tiêu biểu cho con người Xôman nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung.- Cảm hứng, giọng điệu chủ đạo là ca ngợi.- Làm phong phú thêm chân dung con người Vn anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ.c) Dít:Cùng với Tnú là đại diện cho thế hệ thanh niên, là lực lượng chiến đấu chính của dân làng-những cây xà nu đã trưởng thành.- Phẩm chất gan dạ, dũng cảm.- Tôn trọng kỉ luật.d) Bé Heng:Đại diện cho thế hệ măng non sẵn sàng tiếp bước cha anh. Rất háo hức tham gia đánh giặc, rấtthông thuộc, tự hào về trận địa của dân làng.Mai, Dít, bé Heng…là (sự dũng cảm của Mai, sự bình tĩnh, vững vàng của Dít và sự lạc quantrong sáng của bé Heng).Tóm lại: Các thế hệ nhân dân Xôman tiếp nối trong cuộc chiến đấu, càng về sau càng lớnmạnh. Nhà văn đã xây dựng được hệ thống nhân vật tiêu biểu, có tác dụng làm nổi bật chủnghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.Đề 5: Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu của NguyễnTrung Thành.9Cụ Mết: Là cội nguồn, là lịch sử, “là Tây Nguyên của thời Đất nước đứng lên còn trường tồncho đến hôm nay”. Cụ như một nhân vật huyền thoại từ hình dáng cho đến tính cách: quắc thư ớc như xưa, râu dàitới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng xếch ngược, ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. Mộtcon người trầm tĩnh, sáng suốt, bền bỉ và vững chãi.Ngôn ngữ: cách nói của cụ cũng khác lạ (không bao giờ khen tốt, lúc vừa ý nhất cũng chỉ nói đ -ược). Tấm lòng của cụ với buôn làng, với Tnú, với cách mạng là tấm lòng thuỷ chung, c u mangđùm bọc, tình nghĩa.Cụ Mết là khuôn mẫu của ngời già Tây Nguyên, yêu buôn làng, yêu nước, yêu cách mạng, tuổicao chí càng cao. Hình ảnh cụ còn sống mãi với câu nói bất hủ: “Chúng nó đã cầm súng, mìnhphải cầm giáo”.Tnú: Cuộc đời Tnú đã phải trải qua bao thử thách khốc liệt từ thuở ấu thơ. Anh đã được hoàncảnh hun đúc thành một con người có nhiều phẩm chất đáng quý.Tnú có chữ, có văn hoá, lại sớm được giác ngộ cách mạng, một con người gan góc, trungthực.Dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng.Ngoài tình thương vợ con, Tnú còn là người nặng tình với buôn làng.Tnú cũng chịu bao đau thương dưới bàn tay tội ác của kẻ thù.Cuộc đời Tnú là một minh chứng hùng hồn rằng: “phải dùng bạo lực cách mạng để chống lạibạo lực phản cách mạng”.Dít: Có vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng. Gan góc, dũng cảm.Một cán bộ Đảng trẻ, có năng lực, nghiêm túc, tình cảm trong sáng, cao đẹp.Phác hoạ thành công một tập thể nhân vật anh hùng, Nguyễn Trung Thành đã làm nên thànhcông của Rừng xà nu. Họ là hiện thân của những phẩm chất anh hùng, đẹp đẽ của các thế hệnhân dân, tượng trng cho các thế hệ tiếp nối nhau của dân làng Xô Man.Thông qua hệ thống nhân vật đó, tác giả đã thể hiện sinh động và nghệ thuật quy luật: có ápbức có đấu tranh, một chân lí của cách mạng miền Nam: “chúng nó đã cầm súng, mình phảicầm giáo”. Đề 6 : Phân tích câu nói của cụ già Mết:“Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sốngphải nói lại cho con cháu: chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo !”a.Ý nghĩa của câu nói:Phải cầm vũ khí của mình khi kẻ thù đã cầm vũ khíPhải sử dụng bạo lực của chính nghĩa để đáp lại bạo lực phi nghĩa của quân thù.b)Sự thể hiện qua hình tượng:Sẽ ra sao nếu kẻ thù đã cầm súng mà ta cha kịp cầm lấy giáo ?Khi đó ta vẫn có thể có lí tưởng cách mạng, chí trung kiên, lòng căm thù, sức mạnh và tinhthần dũng cảm, như Tnú đã từng có.Nhưng ta sẽ không thể bảo vệ được hạnh phúc, tình yêu. Cũng như Tnú đã không thể bảo vệ đ-ược mẹ con Mai, và bàn tay anh còn bị kẻ thù dùng nhựa xà nu thiêu cháy.Và sẽ ra sao khi ta cầm vũ khí đứng lên:Cuộc khởi nghĩa hùng tráng sẽ thắng lợi. Như làng Xô man đã chiến thắng trong tiếng chiêngvang trời và ánh lửa. Sự sống sẽ bảo tồn và phát triển. Mai và đứa con như sẽ tái sinh trong Dítvà bé Heng.Kẻ thù sẽ phải đền tội ác. Tnú sẽ có thể diệt giặc - tên đồn trưởng - bằng chính bàn tay đã bịkẻ thù đốt cháy.c) Giá trị10Đây là câu chuyện của một người, một làng. Nhưng đặt vào hoàn cảnh Rừng xà nu được viết ra,thì đó cũng là câu chuyện của một thời đại, một đất n ước, một cuộc cách mạng. Và có thể cònlâu bền, lớn lao hơn thế nữa.Như vậy, đây là chân lí mang tầm lịch sử. Vì lẽ đó, nhà văn đã để cho nó đ ược nói lên bằnggiọng nói thiêng liêng, như để mãi mãi khắc sâu vào kí ức. 11
Tài liệu liên quan
- Phân tích tác phẩm Rừng xà nu ppt
- 4
- 1
- 8
- Phân tích tác Phẩm Rừng Xà Nu ( Nguyễn Trung Thành) potx
- 4
- 1
- 7
- PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TNÚ TRONG TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH pptx
- 6
- 23
- 188
- Phân tích hình tượng rừng xà nu pptx
- 5
- 651
- 1
- Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu - văn mẫu
- 2
- 772
- 8
- Phân tích hình tượng rừng xà nu - văn mẫu
- 2
- 755
- 3
- Phân tích tác phẩm Rừng xà nu - văn mẫu
- 4
- 969
- 6
- Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành - văn mẫu
- 3
- 4
- 32
- Ôn thi đại học môn văn – Phân tích tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành pps
- 18
- 1
- 10
- chu nghia anh hung trong hai tac pham rung xa nu va nhung dua con trong gia dinh
- 3
- 1
- 6
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(126.5 KB - 11 trang) - Phân tích tác phẩm rừng xà nu Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Dân Làng Xô Man Trong Truyện Rừng Xà Nu Là Thuộc Dân Tộc Nào
-
Dân Làng Xô Man Trong Truyện Rừng Xà Nu Là Thuộc Dân Tộc Nào?
-
Dân Làng Xô Man Trong Truyện “ Rừng Xà Nu” Là Thuộc Dân Tộc Nào?
-
Rừng Xà Nu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dân Làng Xô Man Trong Truyện Rừng Xà Nu Là Thuộc Dân Tộc Nào? A ...
-
Dân Làng Xô Man Trong Truyện Rừng Xà Nu Là Thuộc Dân Tộc Nào?
-
Dân Làng Xô Man Trong Truyện Rừng Xà Nu Là Thuộc Dân Tộc Nào?
-
Vẻ đẹp Của Các Thế Hệ Dân Làng Xô Man Trong Rừng Xà Nu (4 Mẫu)
-
Phân Tích Hình Tượng Dân Làng Làng Xô Man Trong Rừng Xà Nu
-
Kiến Thức Bài Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành - THPT Sóc Trăng
-
Người Làng Xô Man Của "Rừng Xà Nu" - Doanh Nhân Sài Gòn
-
TRẮC NGHIỆM RỪNG XÀ NU ( NGUYỄN TRUNG THÀNH ) Quiz
-
Phân Tích Hình Tượng Rừng Xà Nu Chi Tiết Nhất - Kiến Guru
-
Lớp Văn Thầy Nhật - Đề Bài: So Sánh Nhân Vật Cụ Mết Trong Truyện ...
-
Phân Tích Hình Tượng Tnú Trong Truyện Rừng Xà Nu