Phân Tích Tâm Trạng Các Nhân Vật Trong Hạnh Phúc Của Một Tang Gia
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Bài văn mẫu: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia
Bài văn mẫu: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia Văn 11 tuyển chọn, hay nhất sẽ giúp các em học sinh đưa ra các lập luận, lý lẽ chính xác và ý nghĩa nhất để hoàn thành xuất sắc bài viết của mình.
Tham khảo thêm:
- Top 3 mẫu Phân tích cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia lớp 11
Bài văn mẫu: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia
Vũ Trọng Phụng là mộ nhà văn tài năng thành công ở thể loại tiểu thuyết. Tiêu biểu là tác phẩm “Số đỏ” đã tái hiện lại bức tranh hiện thực về con người và xã hội Việt Nam ở nửa đàu thế kỉ XX với những trò lố lăng, bịp bợm dưới ngòi bút đả kích, châm biếm sâu sắc. Trong đó ấn tượng nhất là đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” nằm ở chương XV của tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi tâm trạng vui mừng, hạnh phúc của các nhân vật trong đoạn trích.
Tang gia mà đại gia đình kẻ trong người goài ai cũng hớn hở, mong chờ giây phút ấy để phô trương, khoe mẽ để thỏa mãn mong muốn của bản thân. Tuy mỗi người một niềm vui riêng nhưng đã cùng nhau góp phần tạo nên một tâm trạng chung tang ma mà vui như hội.
Trước tiên là tâm trạng vui mừng, hạnh phúc của con cháu trong gia đình. Theo như thường lệ người thân yêu qua đời thì bậc làm con phải đau đớn, xót xa và thương tiếc vô cùng nhưng ở đay tất cả con cháu từ người già cho đến người trẻ, từ con trai trưởng cho tới cháu chắt đều mong chờ giây phút cụ cố Tổ chết. Và khi điều ấy trở thành hiện thực niềm vui chảy trong từng mạch máu, thớ thịt của mỗi người “Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm” vì đồng nghĩa với việc cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành, chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”.Hạnh phúc của họ là hạnh phúc của tiền bạc, danh vọng và các giá rị phù phiếm chứ không còn là tình thương yêu con người của những người thân ruột thịt trong gia đình dành cho nhau.
Là người già cả lớn tuổi nhất trong gia đình lại là con trưởng của cố Tổ đang lúc tang gia bối rối, thi hài bố vẫn đang nằm dưới nhà nhưng cụ cố Hồng vẫn nằm trên gác ung dung mơ màng, tưởng tượng đến cảnh “cụ mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: “Úi kìa con giai nhớn đã già đến thế kai kìa”. Thường thì chẳng ai mong mình già vậy mà cụ cố lại có cái ước muốn người ta khen mình già thật là lạ. Đối với ông tổ chức tang lễ cho bố là cơ hội để khoe khoang đám ma to chứng tỏ tài sản giàu có của kẻ thuộc tầng lớp thượng lưu. Ông cụ là một đứa con bất hiếu nối tiếp là cả đám con cháu của một dòng họ nhiều tiền nhiều của nhưng lại cạn kiệt tình thương.
Ông Văn Minh cháu nội đích tôn của cụ Tổ - người đi du học bên Tây khi trở về mang danh nhà cải cách xã hội. Kẻ một bước đưa thằng lưu manh, ma cà bông Xuân tóc đỏ trở thành người có công nhất cho xã hội lúc bấy giờ. Trước cái chết của ông nội hắn vui sướng bởi được phân chia tài sản, việc đầu tiên ngay sau đó là mời luật sư đến để thực thi bức di chúc mà cụ Tổ để lại. Trạng của hắn bên ngoài thì tư lự, vò đầu bứt tóc, điệu bộ bối rối, mặt lúc nào cũng đăm đăm chiêu chiêu rất hợp hoàn cảnh tang tóc nhưng thực chất bụng dạ bên trong đang băn khoăn không biết nên đối xử với Xuân như thế nào cho hợp tình hợp lí bởi hai cái tội nhỏ và một cái ơn to. Nhà văn đã bóc trần bản chất giả dối bất nhân của hắn bằng cách đi sâu vào suy nghĩ bên trong nhân vật.
Bà Văn Minh thì sốt ruột vì mãi không được mặc bộ đồ xô gai tân thời và đội cái mũ mấn xinh xinh, trong lúc tang gia mà vẫn không quên ý muốn lăng-xê cho những kiểu quần áo của tiệm may Âu hóa. Cô cháu dâu không một chút tình cảm thương tâm cho người đã khuất.
Hạnh phúc không kém là cháu rể quý ông Phán mọc sừng với niề vui sướng dâng trào trong lòng hắn, kiêu hãnh với đôi sừng vô hình trên đầu không ngờ lại có giá trị đến thế. Hắn có được vài nghìn nhờ đôi sừng ấy khi bố vợ nói nhỏ vào tai sẽ chia thêm chocon gái và rể thêm một số tiền nữa. Thế mà đến giây phút cuối cùng lúc vĩnh biệt người chết hắn lại khóc oặt người đi hứt hứt mãi không thôi. Một chi tiết đáng cười, đáng châm biếm bởi sự giả tạo sắp không nhận ra sự thật nếu hắn không dúi vào tay Xuân tờ tiền năm đồng bạc gấp làm tư để trả thù lao vụ giao dịch về việc quảng bá đôi sừng vô hình gây nên cái chết cho cụ Tổ.
Còn đối với cô Tuyết ông nội mất là dịp để cô trưng diện bộ quần áo ngây thơ hoa mỏng để lộ thân hình trắng nõn bên trong khiến cho đám khách sang trọng phải xao xuyến cảm động hơn là thương xót cho người chết. Đây cũng là cơ hội để cô chứng minh cho thiên hạ rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh với một bộ mặt buồn lãng mạn phù hợp với tâm trạng của cô cháu gái buồn thương cho sự ra đi của ông nội nhưng thực chất là cô buồn vì sự khuất bóng của Xuân_người yêu của mình. Ngòi bút của nhà văn một lần nữa lại vạch trần một bộ mặt lố bịch.
Cậu Tú Tân sướng điên người vì sắp được dùng mấy cái máy ảnh đã chuẩn bị sẵn, cậu được trổ tài năng nghệ thuật thể hiện mình như một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp khi lúc hạ huyệt chẳng một chút luyến lưu hay e ngại mà “bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, thế nọ…”để chụp ảnh kỉ niệm. Quả là một bức tranh biếm họa đặc sắc dù chỉ một chi tiết nhỏ nhưng cho ta thấy sự nhố nhăng của xã hội đương thời.
Mỗi người chỉ với một vài chci tiết khắc họa đã làm bật lên tâm trạng hạnh phúc khó tả của đám con cháu bất hiếu trước cái chết của người thân. Gia đình cụ cố Hồng như một xã hội thu nhỏ với những thói hư tật xấu được tập trung hết trong cảnh tang gia.
Những người trong gia đình mang một tâm trạng vui mừng như vậy thì những người đến tham dự đám tang cũng chỉ là một cái cớ để họ thể hiện mình. Xuân tóc đỏ với sự xuất hiện hoành tráng của đồ viếng khiến cho mọi người phải trầm trồ thán phục. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng, những vị quan khách tai to mặt lớn trong xã hội cúng đến thăm viếng nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy ở họ một tiếng thở than, một lời chia sẻ mà chỉ thấy dâng lên một bầu không khí náo nức, phấn chấn. Các vị chức sắc chờ mãi mới có một đám tang để khoe mẽ những huân chương rực rỡ trên ngực và các kiểu râu tân thời trên cằm trên mép. Tất cả các vị đều cảm động đến rơi nước mắt không phải vì thương tiếc người chết mà do tấm thân hình xinh đẹp hở hang của cô Tuyết. Những người đi đưa đám khác đầy đủ trai gái thanh lịch họ đến đây là nới để tụ họp, để bàn tán xì xào, họ góp phần cho sự huyên náo, nhộn nhịp của đám bởi hành động chim nhau, cười tình, chê bai, ghen tuông, hẹn hò… đủ cả.
Tâm trạng của các nhân vật trong trang văn Vũ Trọng Phụng thật sống động, không cần nhiều lời chỉ cần vài ba cử chỉ lách sâu vào tâm địa của những con người quái thai dị hỡm, chúng tập hợp bên nhau để biểu hiện đầy đủ những gương mặt trong xã hội giả dối vô nhân đạo, mất nhân tính.
Qua việc phân tích tâm trạng các nhân vật trong đoạn trích ta có thể thấy được cuộc sống xa hoa, không có tình người của giới thượng lưu. Đồng thời cũng thể hiện tài năng khắc họa chân dung nhân vật và nghệ thuật trào phúng sắc sảo của Vũ Trọng Phụng.
CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải các bài văn mẫu: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia Văn lớp 11 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.
Từ khóa » Niềm Hạnh Phúc Của Những Người Ngoài Gia đình
-
Các Nhân Vật Trong Hạnh Phúc Của Một Tang Gia (9 Mẫu) - Văn 11
-
Phân Tích Niềm Vui Của Từng Nhân Vật Khi Cụ Cố Chết Câu Hỏi 37153
-
Dàn ý Phân Tích Tâm Trạng Các Nhân Vật Trong Hạnh Phúc Của Một ...
-
Hạnh Phúc Của Một Tang Gia (Trích Số đỏ - Củng Cố Kiến Thức
-
Hãy Phân Tích Niềm Hạnh Phúc Của Các Thành Viên Trong Gia đình Cụ ...
-
Phân Tích Tâm Trạng Của Các Nhân Vật Trong Hạnh Phúc Của Một Tang ...
-
7. Phân Tích Tâm Trạng Các Nhân Vật Trong Hạnh Phúc Của Một Tang Gia
-
Trong Hạnh Phúc Của Một Tang Gia,VTP Viết: Cái Chết Kia đã Làm Cho ...
-
Lớp Văn Thầy Nhật - HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA - Facebook
-
Đề Bài: Phân Tích Tâm Trạng Các Nhân Vật Trong đoạn Trích Hạnh Phúc ...
-
Vì Sao Cái Chết Của Cụ Cố Tổ Lại Là Niềm “hạnh Phúc” Của Mọi Thành ...
-
Cái Chết Của Cụ Tổ Còn đem Lại Niềm Vui Và Hạnh Phúc Cho Những Ai ...
-
Niềm Vui Của Những Người Ngoài Gia đình - Hàng Hiệu
-
Phân Tích Tâm Trạng Của Những Nhân Vật Trong đoạn Trích Hạnh Phúc ...