Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Tiền Lương Công Ty Cổ ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương Công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam.DOC
  • doc
  • 78 trang
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN MỞ ĐẦU Tiền lương là biểu hiện bằng tiền hay sản phẩm mà xã hội trả cho người lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Như vậy tiền lương thực chất là khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương có chức năng vô cùng quan trọng nó là đòn bẩy kinh tế vừa khuyến khích người lao động chấp hành kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công, năng suất lao động giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề quan trọng của Công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam. Công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam là công ty chuyên cung cấp thép không gỉ dạng tấm, cuộn, ống với chủng loại đa dạng. Do vậy, hình thức tính lương thủ công ngày càng không phù hợp. Ngoài ra, cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, khối lượng thông tin cần xử lý ngày càng nhiều và đòi hỏi đáp ứng nhanh chóng, kịp thời cho nhu cầu quản lý. Việc tin học hóa hệ thống quản lý nói chung và hệ thống quản lý lương nói riêng có thể đáp ứng được những yêu cầu đó. Với mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý lương trong đơn vị đạt hiệu quả cao hơn, đồ án đã được xây dựng với đề tài: “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương Công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam”. Do thời gian không cho phép, em chỉ tập trung vào phân tích, thiết kế hệ thống và thực hiện một số chức năng của chương trình, sử dụng ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro. Đồ án gồm 3 phần: Chương 1: Lý luận chung về phân tích thiết kế hệ thống thông tin, công tác quản lý lương, các khoản trích theo lương, và thuế thu nhập cá nhân. Chương 2: Thực trạng quy trình quản lý lương tại Công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam. Chương 3: Xây dựng phần mềm quản lý lương tại Công ty tập đoàn Thành Nam. SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 1 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN, CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ TNCN 1.1 HỆ THỐNG THÔNG TIN 1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin. HTTT là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng phần mềm, dữ liệu… thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ xử lý, phân loại thông tin trong một tập hợp các ràng buộc gọi là môi trường. Như trên đã minh họa, mỗi HTTT đều có 4 bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra. Đầu vào (Inputs) của HTTT được lấy từ các nguồn (source) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả chưa xử lý được chuyển đến các đích (destination) hoặc kho dữ liệu (Store). Nguồn Thu nhập Đích Xử lý & lưu trữ Phân phát Kho dữ liệu Mô hình HTTT SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 2 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.1.2. Tầm quan trọng của một hệ thống thông tin tốt: Như chúng ta đã biết từ trước, quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựa phần lớn vào chất lượng thông tin do hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra. Dễ thấy rằng từ sự hoạt động kém chất lượng của một hệ thống thông tin sẽ là nguồn gốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Một hệ thông tin tốt hay xấu được đánh giá thông qua chất lượng thông tin mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng như sau: Độ tin cậy: Thể hiện qua độ chính xác và độ xác thực. Thông tin ít độ tin cậy sẽ gây cho tổ chức những hậu quả xấu. Các hậu quả đó sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề khác của tổ chức như uy tín, hình ảnh tổ chức… trước các đối tác. Tính đầy đủ: Thể hiện sự bao quát các vấn đề để đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý. Nhà quản lý sử dụng thông tin không đầy đủ có thể dẫn tới các quyết định hành động không đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tế. Điều này sẽ gây tổn hại lớn cho tổ chức. Tính thích hợp và dễ hiểu: Một hệ thống thông tin không thích hợp hoặc khó hiểu do có quá nhiều thông tin không thích ứng với người nhận, thiếu sự sáng sủa, dùng nhiều từ viết tắt hoặc đa nghĩa, do các phần tử thông tin bố trí chưa hợp lý. Một HTTT như vậy sẽ dẫn đến hoặc làm hao tổn chi phí cho việc tạo ra các thông tin không cần thiết hoặc ra các quyết định sai do thiếu thông tin cần thiết. Tính được bảo vệ: Thông tin vốn là nguồn lực quý giá của tổ chức. Vì vậy không thể để cho bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận thông tin. Do vậy, thông tin cần được bảo vệ và chỉ những người có quyền mới được phép tiếp cận thông tin. Sự thiếu an toàn về thông tin có thể cũng gây thiệt hại lớn cho tổ chức. Tính kịp thời: Thông tin có thể là đáng tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và được bảo vệ an toàn nhưng nó sẽ vẫn không có ích gì khi nó không được gửi tới người sử dụng lúc cần thiết. Để có được một hệ thống thông tin hoạt động tốt, có hiệu quả cao là một trong những công việc của bất kỳ nhà quản lý nào. Để giải quyết được vấn đề đó SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 3 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP cần xem xét kỹ cơ sở kỹ thuật cho các hệ thống thông tin, phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt một HTTT. 1.1.3. Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin. Thời đại ngày nay là một thời đại của khoa học Công nghệ thông tin HTTT đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống quản lý sản xuất xã hội. HTTT mới sử dụng cung cấp cho các thành viên của tổ chức những công cụ hỗ trợ quản lý một cách hữu hiệu nhất. Phát triển một HTTT bao gồm việc phân tích HTTT đang tồn tại, thiết kế một HTTT mới, thực hiện và tiến hành cài đặt HTTT mới. Phương pháp phát triển một HTTT Một phương pháp được định nghĩa như là một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn. Phương pháp phát triển một HTTT được đề nghị ở đây dựa vào nguyên tắc cơ bản chung của nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc để phát triển HTTT. Ba nguyên tắc đó là: + Nguyên tắc 1: Sử dụng các mô hình. Đó là sử dụng các mô hình logic, mô hình vật lý trong và mô hình vật lý ngoài. + Nguyên tắc 2: Chuyển từ cái chung sang cái riêng. Đây là nguyên tắc của sự đơn giản hóa. Thực tế chứng minh rằng để hiểu tốt một hệ thống trước hết phải hiểu các mặt chung sau đó mới xem xét các chi tiết. + Nguyên tắc 3: Chuyển từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế, chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích. 1.2. QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNGNG TIN : Quá trình phân tích HTTT gồm 4 giai đoạn: + Khảo sát hiện trạng của hệ thống. + Xác định mô hình nghiệp vụ. + Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu. + Thiết kế hệ thống. SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 4 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.2.1. Khảo sát hiện trạng hệ thống. Trong phần này sẽ trình bày các bước thực hiện quá trình khảo sát các công cụ được sử dụng để thu thập thông tin. Về nguyên tắc việc khảo sát hệ thống được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn khảo sát sơ bộ: Nhằm hình thành dự án phát triển hệ thống thông tin. Giai đoạn khảo sát chi tiết: Nhằm thu thập các thông tin chi tiết của hệ thống phục vụ phân tích yêu cầu thông tin làm cơ sở cho bước thiết kế sau này. Các bước khảo sát thu thập thông tin: Quá trình khảo sát hệ thống cần trải qua các bước sau: + Tiến hành thu thập thông tin bằng các phương pháp khác nhau. + Củng cố, bổ sung và hoàn thiện kết quả khảo sát. + Tổng hợp kết quả khảo sát. + Hợp thức hóa kết quả khảo sát. 1.2.2. Xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống. Trong phần này tiến hành mô tả các thông tin dữ liệu của tổ chức dạng trực quan và có tính hệ thống hơn. Nhờ vậy, khách hàng có thể hiểu được và qua đó có thể bổ sung và làm chính xác hóa hoạt động nghiệp vụ của tổ chức hiện thời. Các thành phần của một mô hình nghiệp vụ: + Biểu đồ ngữ cảnh + Biểu đồ phân rã chức năng. + Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng. + Ma trận thực thể dữ liệu chức năng. + Mô tả chi tiết chức năng lá trong biểu đồ phân rã chức năng. Các công cụ này giúp làm rõ hơn thực trạng của tổ chức, xác định phạm vi miền nghiên cứu phát triển hệ thống. Từ đó đi đến quyết định xây dựng một dự án về phát triển hệ thống thông tin, đưa ra yêu cầu cho hệ thống cần xây dựng. Biểu đồ ngữ cảnh : SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 5 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Là một cách mô tả hệ thống gồm các thành phần: Tiến trình hệ thống: Mô tả toàn bộ hệ thống. Kí pháp: Là một hình chữ nhật chia làm hai phần: Phần trên ghi số 0, phần dưới ghi tên hệ thống. 0 TÊN HỆ THỐNG Tên hệ thống: cụm động từ có chữ hệ thống. Các tác nhân: Mô tả các yếu tố môi trường có tương tác với hệ thống. Tác nhân phải xác định 3 tiêu chí: + Tác nhân phải là người, nhóm người, một tổ chức, một bộ phận của một tổ chức hay một hệ thống thông tin khác. + Nằm ngoài hệ thống: Không thực hiện chức năng của hệ thống. + Có tương tác với hệ thống: Gửi dữ liệu vào hệ thống hoặc nhân dữ liệu từ hệ thống. Tên gọi: Phải là danh từ chỉ người, nhóm người hoặc tổ chức. Kí pháp: Hình chữ nhật có tên bên trong. TÊN TÁC NHÂN Các luồng dữ liệu: Là các dữ liệu di chuyển từ nơi này sang nơi khác (từ nơi nguồn sang nơi đích). Tên gọi: là một danh từ, khi dữ liệu di chuyển thường ở trên vật mang tin nên thường lấy tên vật mang tin làm tên luồng dữ liệu. Kí pháp: Nguồn Tên luồng dữ liệu Đích Biểu đồ phân rã chức năng Biểu đồ phân rã chức năng bao gồm các chức năng và các liên kết. SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 6 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chức năng: Mô tả một dãy các hoạt động kết quả là một sản phẩm dịch vụ thông tin. TÊN CHỨC NĂNG Liên kết: Đường gấp khúc hình cây liên kết một chức năng ở trên với một chức năng con của nó. CHỨC NĂNG CHA Chức năng con Chức năng con Chức năng con Nguyên tắc phân rã chức năng gộp: + Mỗi chức năng con phải thực sự tham gia thực hiện chức năng cha. + Việc thực hiện chức năng con thì đảm bảo thực hiện chức được chức năng cha. Ma trận thực thể chức năng. Các cột: Mỗi cột tương ứng với một hồ sơ dữ liệu. Các dòng: Mỗi dòng tương ứng với một chức năng. Các ô: Ghi vào một trong các chữ sau: + R(Read) Nếu chức năng dòng đọc hồ sơ cột. + U(Update) Nếu chức năng dòng cập nhật hồ sơ cột. + C(Create) Nếu chức năng dòng tạo ra hồ sơ cột. Phân tích làm rõ yêu cầu và đặc tả yêu cầu (Mô hình hóa quá trình xử lý) Phần này làm rõ yêu cầu bằng cách sử dụng các mô hình và công cụ hình thức hóa hơn, như các biểu đồ luồng dữ liệu để mô tả các tiến trình xử lý. Đến đây ta được mô hình khái niệm của hệ thống. Với mô hình này, một lần nữa khách hàng có thể bổ sung làm đầy đủ hơn các yêu cầu về HTTT cần xây dựng. SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 7 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ (modeling businees process) là sự biểu diễn đồ thị các chức năng của quá trình để thu thập, thao tác, lưu trữ và phân phối dữ liệu giữa các bộ phận trong hệ thống nghiệp vụ cũng như giữa hệ thống và môi trường của nó. Biểu đồ luồng dữ liệu Một biểu đồ luồng dữ liệu bao gồm: luồng dữ liệu, kho dữ liệu, tiến trình và tác nhân. Luồng dữ liệu: là các dữ liệu di chuyển từ một vị trí này đến một vị trí khác trong hệ thống trên một vật mang tin nào đó. Một luồng dữ liệu có thể biểu diễn các dữ liệu trên một vật mang tin hoặc có thể là kết quả truy vấn nhận được từ một cơ sở dữ liệu truyền trên mạng hay những dữ liệu cập nhật vào máy tính được thể hiện ra màn hình hay in ra máy in. Như vậy, luồng dữ liệu có thể bao gồm nhiều mảng dữ liệu riêng biệt được sinh ra ở cùng một thời gian và di chuyển đến cùng một đích. Trong biểu đồ luồng dữ liệu vật lý, luồng dữ liệu là các dữ liệu được lưu trữ trên vật mang vật lý và vì thế tên luồng dữ liệu được chọn là tên của chính vật mang tên. Ký pháp Tên luồng dữ liệu Tên luồng dữ liệu Tên luồng dữ liệu phải là một mệnh đề danh từ và phải thể hiện được sự tổng hợp các phần tử dữ liệu riêng biệt chứa trong đó. Kho dữ liệu: là các dữ liệu được giữ tại một vị trí. Một kho dữ liệu có thể biểu diễn các dữ liệu được lưu trữ ở nhiều vị trí không gian khác nhau. D Tên kho dữ liệu Tên kho dữ liệu D D là số hiệu kho dữ liệu. Tên kho dữ liệu phải là một mệnh đề danh từ ví dụ như: “Bảng lương”, “Báo cáo”... SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 8 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tiến trình: Là một hay một số công việc hoặc hành động có tác động lên các dữ liệu làm cho chúng di chuyển, thay đổi được lưu trữ hay phân phối. Quá trình xử lí dữ liệu trong một hệ thống thường gồm nhiều tiến trình khác nhau và mỗi tiến trình thực hiện một phần chức năng nghiệp vụ nào đó. Tiến trình có thể được xem xét là vật lý nếu có chỉ ra con người hay phương tiện thực thi chức năng dó. Trong trường hợp ngược lại ta có tiến trình logic. Kí pháp: n n Tên tiến trình Tên tiến trình Phương tiện thực hiện n là số hiệu của tiến trình; Tên tiến trình phải là một mệnh đề động từ và bổ ngữ. Ví dụ: “tính lương”, “lập bảng lương”… Tác nhân: của một phạm vi hệ thống được nghiên cứu có thể là một người, một nhóm người, một bộ phận, một tổ chức hay một hệ thống khác nằm ngoài phạm vi này và có tương tác với nó về mặt thông tin (nhận hay ghi dữ liệu). Có thể nhận biết tác nhân là nơi xuất phát (nguồn) hay nơi đến (đích) của dữ liệu từ phạm vi hệ thống được xem xét. Ký pháp: Tên tác nhân Tên tác nhân phải là một danh từ như: “Ban giám đốc” Phát triển luồng dữ liệu mức 0. Đầu vào: + Biểu đồ ngữ cảnh +Biểu đồ phân rã chức năng + Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng. + Ma trận thực thể chức năng SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 9 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP +Mô tả chi tiết chức năng lá. Qui trình: Xuất phát từ biểu đồ ngữ cảnh Thay thế: Tiến trình hệ thống của biểu đồ ngữ cảnh bằng các tiến trình con tương ứng với các chức năng mức 1 của biểu đồ phân rã chức năng. Giữ nguyên: Tác nhân luồng dữ liệu từ biểu đồ ngữ cảnh chuyển sang biểu đồ mới và đặt lại đầu mút của các luồng dữ liệu vào tiến trình con một cách thích hợp. Thêm vào: Các kho dữ liệu được thêm vào mỗi kho tương ứng với một hồ sơ. Các luồng dữ liệu từ các tiến trình đến các kho (dựa vào ma trận thực thể chức năng) và giữa các tiến trình (dựa vào các Mô tả chi tiết chức năng lá) Thiết kế logic và thiết kế vật lý. Trong bước này cần tìm giải pháp công nghệ cho các yêu cầu đã được xác định ở bước phân tích. Các công cụ ở đây mang tính hình thức hóa cao cho phép đặc tả các bản thiết kế để có thể ánh xạ thành cấu trúc chương trình, các chương trình, các cấu trúc dữ liệu và các giao diện tương tác. Các công cụ ở đây bao gồm: Mô hình dữ liệu quan hệ E_R, mô hình luồng dữ liệu hệ thống, các phương pháp đặc tả nội dung xử lý của mỗi tiến trình, các hướng dẫn thiết kế cụ thể. Thiết kế logic. Mô hình thực thể mối quan hệ E_R (Entity- Relationship model) Mô hình E_R là mô hình mô tả dữ liệu của thế giới thực, không quan tâm đến cách thức tổ chức và khai thác dữ liệu mục tiêu chủ yếu là mô tả thế giới thực đúng như nó tồn tại. Mô hình E_R gồm 3 thành phần: Thực thể dữ liệu, mối quan hệ giữa các thực thể, các thuộc tính của thực thể và mối quan hệ. Thực thể dữ liệu: thực thể là một khái niệm mô tả lớp gồm các vật thể của thế giới thực và các khái niệm độc lập có những đặc trưng chung. Tên thực thể là danh từ được viết hoa (để phân biệt với đặc trưng của nó). Ký pháp: Hình chữ nhật có tên bên trong. SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 10 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÊN THỰC THỂ Các thuộc tính của thực thể: Thuộc tính là khái niệm chỉ các đặc trưng của thực thể mà ta quan tâm. Thuộc tính gồm 3 loại: thuộc tính tên gọi, thuộc tính lặp, thuộc tính định danh. Ký pháp của thuộc tính: Tên thuộc tính Tên thuộc tính Tên thuộc tính Mối quan hệ giữa các thực thể: Mối quan hệ giữa các thực thể là một khái niệm mô tả mối quan hệ vốn có giữa các bản thể của thực thể. Có 2 loại mối quan hệ: Mối quan hệ tương tác và mối quan hệ phụ thuộc (sở hữu). Bậc của mối quan hệ: là số các thực thể tham gia mối quan hệ, bao gồm: quan hệ bậc 1, quan hệ bậc 2, quan hệ bậc n. Thuộc tính của mối quan hệ: thể hiện đặc trưng của các động từ là tương tác hay sở hữu. TÊN ĐỘNG TỪ Bản số của thực thể tham gia mối quan hệ: là số các bản thể của thực thể có thể tham gia vào một quan hệ cụ thể trong mối quan hệ. Ký pháp: Bản số bằng 1 Bản số bằng 0 Bản số nhiều SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 11 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Các bước phát triển mô hình E_R từ các hồ sơ dữ liệu. Gồm 4 bước: Bước 1: Liệt kê, chính xác chọn lọc mục tin. + Liệt kê đầy đủ hoặc mục tin, không liệt kê dữ liệu. + Chính xác hóa: Thêm từ cho mục tin đủ nghĩa, 2 mục tin chỉ cùng một đối tượng thì cùng tên, 2 mục tin chỉ 2 đối tượng khác nhau thì tên khác nhau. + Chọn lọc: Mỗi mục tin chỉ chọn 1 lần (Loại mục tin lặp lại). Loại đi mục tin không đặc trưng cho cả 2 lớp hồ sơ, loại mục tin có thể suy ra trực tiếp từ các mục tin đã chọn. Bước 2: Xác định thực thể, thuộc tính: + Tìm thuộc tính tên gọi: Tên thực thể. + Xác định thuộc tính của nó: Là thuộc tính có mang tên thực thể, không mang tên thực thể khác và không chứa động từ. +Xác định định danh: Là thuộc tính có tính chất như định nghĩa, hoặc thêm vào có tính chất như định nghĩa. Bước 3: Xác định mối quan hệ và thuộc tính của nó: Xác định mối quan hệ tương tác Xác định mối quan hệ phụ thuộc Bước 4: Vẽ biểu đồ mô hình. Vẽ các thực thể: Mỗi thực thể là một hình chữ nhật + Tên Xét từng quan hệ xem nó có liên quan đến thực thể nào vẽ xen vào các thực thể đó và nối nó lại với các thực thể. Bố trí lại biểu đồ cho hợp lí. Xác định bản số của các thực thể. Bổ sung các thuộc tính cho các thực thể và các mối quan hệ. Mô hình quan hệ: Để tạo ra các dữ liệu trên máy, lưu trữ, khai thác dữ liệu trên máy người ta tạo ra phần mềm công cụ gọi là Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu (database management SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 12 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP system-DBMD). Hệ thống này phải được xây dựng trên mô hình dữ liệu, mô hình dữ liệu như vậy người ta gọi là mô hình dữ liệu logic hay mô hình quan hệ. Mô hình quan hệ gồm 2 thành phần cơ bản : Quan hệ (relation) và các thuộc tính của quan hệ (attributes) Quan hệ: quan hệ là một bảng dữ liệu gồm 2 chiều: Các cột có tên là thuộc tính, các dòng không có tên là các bộ dữ liệu (bản ghi). Thuộc tính: Thuộc tính của một quan hệ là tên các cột, các giá trị của thuộc tính thuộc vào một miền xác định. Các loại thuộc tính: Thuộc tính lặp: là loại thuộc tính mà có giá trị của nó trên số dòng là khác nhau còn giá trị còn lại của nó ở trên các dòng là như nhau. Khóa dự tuyển: Là các giá trị xác định duy nhất ở mỗi dòng nếu có nhiều hơn 1 thuộc tính khi bỏ đi 1 thuộc tính bất kỳ thì giá trị không xác định duy nhất dòng. Trong các khóa dự tuyển chọn 1 khóa làm khóa chính của quan hệ gọi là khóa quan hệ. Các chuẩn cơ bản: Chuẩn của một quan hệ là các đặc trưng, cấu trúc cho phép chúng ta nhận biết được các cấu trúc đó. Chuẩn 1- 1NF: là quan hệ không chứa thuộc tính lặp. Chuẩn 2-2 NF: một quan hệ là 2 NF nếu đã là 1NF và không chứa thuộc tính phụ thuộc vào một phần khóa. Chuẩn 3-3NF: Một quan hệ là 3NF nếu đã là 2NF và không chứa thuộc tính phụ thuộc bắc cầu vào khóa. Chuẩn hóa: Chuẩn hóa là 1 quá trình để chuyển 1 quan hệ thành những quan hệ đơn giản hơn và có thể có chuẩn cao hơn. Tiến trình chuẩn hóa như sau: Quan hệ chưa là 1NF: Tách các thuộc tính thành 2 quan hệ QH1: Gồm các thuộc tính lặp và phần khóa xác định nó. SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 13 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP QH2:Gồm các thuộc tính còn lại và toàn bộ khóa nhưng không chứa thuộc tính lặp Quan hệ đã là 1NF nhưng chưa là 2NF: Tách thành 2 quan hệ: có thuộc tính phụ thuộc vào một phần khóa. Chuẩn hóa bằng cách tách các thuộc tính phụ thuộc vào một phần khóa để được hai quan hệ: QH1: gồm các thuộc tính phụ thuộc vào một phần khóa và phần khóa xác định. QH2: gồm các thuộc tính còn lại và toàn bộ khóa. Quan hệ là 2NF nhưng chưa là 3NF: Có thuộc tính phụ thuộc bắc cầu vào khóa chuẩn hóa bằng cách tách thuộc tính phụ thuộc bắc cầu ta được 2 quan hệ: QH1: gồm các thuộc tính phụ thuộc bắc cầu và thuộc tính cầu. QH2: gồm các thuộc tính còn lại và thuộc tính cầu. Thiết kế mô hình quan hệ. Đầu vào: Mô hình E_R Mô hình E_R Biểu diễn thực thể ->quan hệ Biểu diễn mối quan hệ-> quan hệ Chuẩn hóa Vẽ biểu đồ mô 3NF hình quan hệ Kết quả Chuẩn 3NF Mô hình Vẽ biểu đồ: Mối quan hệ biểu diễn bằng hình chữ nhật có chia làm 2 phần: Phần trên ghi tên quan hệ, phần dưới ghi tên các thuộc tính khóa (khóa chính #, khóa ngoại dùng dấu gạch chân). Nối các cặp quan hệ với nhau nếu quan hệ chứa thuộc tính là khóa chính của quan hệ kia. SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 14 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Xác định bản số: TÊN QUAN HỆ # khóa chính TÊN QUAN HỆ # Khóa chính Khóa ngoại Khóa ngoại Thiết kế vật lý. Xác định luồng hệ thống: Đầu vào: Biểu đồ luồng dữ liệu. Cách làm: Phân định rõ các công việc do người và do máy thực hiện. Thiết kế các Giao diện nhập liệu. Đầu vào: Mô hình E_R Cách làm: Mỗi thực thể hay 1 mối quan hệ khác 1 thành một Giao diện. Thiết kế các Giao diện xử lý. Xét các biểu đồ hệ thống: Mỗi tiến trình tương tác với tác nhân ngoài xác định một giao diện xử lý. Tích hợp các Giao diện. Phân tích các Giao diện nhận được, tiến hành bỏ đi những Giao diện trùng lặp hoặc không cần thiết và kết hợp các Giao diện có thể thành hệ thống giao diện cuối cùng. Thiết kế kiến trúc. Chỉ số Ký pháp: Tên màn hình Chỉ số màn hình quay về SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 15 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Dựa vào các biểu đồ dữ liệu từ mức 0 đến trước mức cơ sở. kiến trúc của hệ thống có dạng hình cây, với mỗi nút các biểu đồ mức dưới nó cho ta mức biểu đồ tiếp theo. 1.3. TỔNG QUAN VỀ VISUAL FOXPRO: VisualFoxpro (VFP) là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kiểu quan hệ của MicroSoft chạy trên hệ điều hành Windows, với các đặc điểm như sau: Trong VFP tích hợp cả chức năng quản trị dữ liệu và chức năng của một ngôn ngữ lập trình. Tính bảo mật của VFP không cao. Có thể phát triển ứng dụng bằng VFP trong môi trường mạng và cho nhiều người người dùng. Đang được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên Thế Giới để phát triển các ứng dụng trong quản lí: Quản lí tài chính, quản lí kế toán, quản lí nhân sự, quản lí vật tư… Sự tồn tại của các hệ cơ sở dữ liệu họ FOX đã trải qua một quá trình gồm nhiều phiên bản (version) phát triển theo nhiều hướng tương thích đi lên từ Fox Base (ra đời năm 1984 của Fox Technologies) đến Foxpro (năm 1992 MicroSoft mua lại bản quyền) rồi VisualFoxpro 3.0…9.0. Cho đến thời điểm này phiên bản VFP 9.0 là phiên bản mới nhất của VFP. MicroSoft VisualFoxpro là hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nhiều công cụ hỗ trợ chức năng lập trình cho phép chúng ta truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện với một bộ lệnh lập trình phong phú, cho phép người dùng tạo những chương trình quản lí chức năng đa dạng, giao diện ưa nhìn. VFP giúp triển khai các ứng dụng một cách dễ dàng, giảm bớt khối lượng lập trình nặng nhọc mà người lập trình phải thực hiện khi ứng dụng các phiên bản FOXPRO cũ. VisualFoxpro được nâng cấp từ Foxpro cho nên nó vẫn duy trì cách thiết kế truyền thồng của Foxpro. SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 16 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Điểm mạnh của VFP là những phương thức xử lý, tổ chức mới mang tính hiện đại như những ngôn ngữ lập trình bậc cao khác, mặc dù nó chưa thực sự linh động và phong phú. 1.4. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 1.4.1. Cơ sở lý luận về tiền lương Trong giai đoạn hiện nay, tiền lương luôn được coi là một bộ phận quan trọng của giá trị hàng hoá. Nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử. Ngược lại tiền lương cũng tác động đến phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và ổn định kinh tế xã hội. Chính vì thế, không chỉ nhà nước (ở tầm vĩ mô) mà cả doanh nghiệp và người lao động (ở tầm vi mô) đều quan tâm đến chính sách và hệ thống quản lý lương Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn với người lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá trong điều kiện có sự biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí về sức lao động của mình trong quá trình lao động. Thực chất đây là một khoản tiền cần phải trả cho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng kết quả lao động của họ. Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, tiền lương là một bộ phận cấu thành giá trị của hàng hoá, đó là một phần chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Còn với người lao động, tiền lương là một bộ phận cơ bản của thu nhập người lao động. Tiền lương là giá trị sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động và nguồn sử dụng lao động. Để bù đắp phần hao phí lao động đó, họ cần có một lượng nhất định các vật phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ăn ở, mặc, đi lại… Như vậy người sử dụng lao động phải đáp ứng nhu cầu đó cho người lao động đúng mức hao phí mà họ đã bỏ ra thông qua tiền lương. Tiền lương đảm bảo cho người lao động có thể tái sản xuất sức lao động để họ có thể tham gia vào quá trình sản xuất tiếp theo. Thu nhập là nguồn sống chủ yếu của bản thân người lao động và gia đình họ, Như vậy bản chất của tiền lương là toàn bộ phần SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 17 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP thu nhập từ lao động mà người lao động nhận được sau thời gian lao động mà họ đã bỏ ra. 1.4.2. Cơ sở lý luận về các khoản trích theo lương - Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (Chức vụ, khu vực…) của người lao động thực tế phát sinh trong tháng Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 22%, trong đó 16% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 6% còn lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của họ. Quỹ bảo hiệm xã hội được chỉ tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, quĩ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý. - Quỹ bảo hiểm y tế: Được sử dụng để thanh toán các khảon tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ… Quĩ này được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động - Kinh phí công đoàn: Hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 1%. Số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. - Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công tháng của người lao động. Trong đó, người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1% và Nhà nước lấy từ ngân sách hỗ trợ 1%. SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 18 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.4.3. Cơ sở lý luận thuế thu nhập cá nhân Đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt là thuế thu nhập cá nhân) bao gồm: - Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập. - Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập (sau đây gọi là cá nhân khác định cư tại Việt Nam ) - Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam bao gồm: + Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, các cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam có thời hạn lưu trú quá 183 ngày. + Người nước ngoài tuy không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội; c) Tiền thù lao dưới các hình thức; SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 19 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức; đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền; e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giảm thuế Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Kì tính thuế 1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau: a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng; c) Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế. 2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế. Căn cứ tính thuế a. Đối với cá nhân cư trú SV: NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN LỚP: K45/41.04 20 Tải về bản full

Từ khóa » Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Tiền Lương