Phân Tích Và Soạn Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu - DINHNGHIA.VN

Số lượt đọc bài viết: 20.614

“Thiết tha, rạo rực và băn khoăn như Xuân Diệu…” là những ưu ái mà Hoài Thanh đã viết trong tác phẩm của mình cho thấy sự thành công trong tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu. Một hồn thơ rộng mở, tha thiết yêu đời và gắn bó với cuộc sống của một cái tôi trữ tình đầy xúc cảm. Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu, cảm nhận, phân tích và soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu qua bài viết dưới đây!

MỤC LỤC

  • Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và tác phẩm Vội vàng
    • Đôi nét về nhà thơ Xuân Diệu
    • Giới thiệu về bài thơ Vội vàng
  • Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
    • Niềm say mê cùng tình yêu thiên nhiên say đắm của nhà thơ
    • Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời của nhân vật trữ tình
    • Khát vọng sống cuồng nhiệt của tác giả
  • Soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu
    • Bố cục của bài thơ Vội vàng
    • Cảm nhận về thời gian được diễn tả qua
    • Xuân Diệu phát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và tác phẩm Vội vàng

Vội vàng của Xuân Diệu thể hiện sự say mê và gắn bó với cái đẹp, đồng thời thể hiện niềm tin yêu vào cuộc sống. Tác phẩm cũng là sự kết tinh trong tâm hồn người thi nhân khát khao giao hòa với đời và người. Để nắm được nội dung và tư tưởng bài thơ, chúng ta cần nắm được kiến thức cơ bản về tác giả Xuân Diệu cũng như bài thơ Vội vàng.

Đôi nét về nhà thơ Xuân Diệu

Vội vàng của Xuân Diệu khẳng định tài năng trong ngòi bút của thi nhân, đồng thời khắc họa quan niệm sống mới mẻ đầy táo bạo mà trước đó chưa từng có. Với Xuân Diêu, chúng ta cần ghi nhớ các thông tin như sau:

  • Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diêu, sinh năm 1916 và mất năm 1985. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống Nho học
  • Ông lớn lên tại Quy Nhơn, sau đó học hết Thành Chung tại Hà Nội và học tiếp tại Huế. Sau khi tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu đi dạy học đồng thời làm viên chức Sở Đoan một thời gian.
  • Xuân Diệu tham gia Việt Minh từ trước Cách mạng tháng Tám, cống hiến hết mình cho nghệ thuật và cách mạng.
  • Với ông, rèn luyện, học tập và lao động là quá trình sáng tạo khắc khổ, là sự quyết tâm và niềm say mê lớn.
  • Tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng của cả truyền thống lẫn hiện đại. Lớn lên trong gia đình nhà Nho, sau đó hấp thu ảnh hưởng văn hóa Pháp một cách có hệ thống.
  • Khẳng định cái tôi và sự khát khao giao cảm với đời là tư tưởng xuyên suốt trong các tác phẩm của Xuân Diệu. Cùng với tâm hồn đa cảm đầy yêu đời, sự xuất hiện của ông trong phong trào Thơ Mới đã thổi một luồng giớ mới mẻ vào văn học và nghệ thuật thời bấy giờ.
  • Được mệnh danh là “nhà thơ của tình yêu”, Xuân Diệu mang trong mình nỗi ám ảnh, nỗi đau của một trái tim đắm say tha thiết một tình yêu cá nhân nhưng không được thời cuộc đáp ứng.
  • Một thế giới nghệ thuật đầy tình tứ và màu sắc với chuẩn mực cái đẹp của phương Tây. Với quan điểm mỹ học này cùng với tài năng của mình, ông đã tạo nên những tác phẩm bất hủ với những hình ảnh độc đáo mới mẻ.
  • “Thơ Xuân Diệu Tây quá” bởi ông chịu ảnh hưởng từ thơ tượng trưng Pháp thế kỉ XIX. Ông khám phá ra những biến đổi tinh vi của thiên nhiên tạo hóa, của tâm trạng con người.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu và nổi bật trước Cách mạng như: Trước Cách mạng có Vội vàng của Xuân Diệu, Phấn thông vàng (sáng tác 1939), Trường Ca (sáng tác 1945).
  • Giai đoạn sau cách mạng, thơ của Xuân Diệu đã hòa nhập hơn với cuộc sống và thời đại, đi tìm tiếng nói chung, với cái ta chung trong cuộc sống sôi động của nhân dân. Thời điểm này ông say mê ca ngợi tổ quốc, nhân dân.
  • Nhìn chung, có thể thấy rằng Xuân Diệu là nhà thơ của tuổi trẻ, của mùa xuân, của những dạt dào tình yêu.

Giới thiệu về bài thơ Vội vàng

  • Vội vàng của Xuân Diệu được in trong tập “Thơ thơ”, là một trong những tác phẩm tiêu biểu và điển hình cho tư tưởng và phong cách nghệ thuật của tác giả trước Cách mạng tháng Tám.
  • Vội vàng của Xuân Diệu chính là sức sống mạnh mẽ của một hồn thơ yêu đời, yêu người. Đồng thời nó cũng là tiếng thơ giục giã hãy sống hết mình, trân trọng từng giây phút, đặc biệt những năm tháng của tuổi trẻ.

phân tích và cảm nhận bài thơ vội vàng của xuân diệu

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận và phân tích Vội vàng của Xuân Diệu sẽ cho thấy một hồn thơ rộng mở đầy yêu đời của thi nhân phong trào Thơ Mới.

Niềm say mê cùng tình yêu thiên nhiên say đắm của nhà thơ

Trong Vội vàng của Xuân Diệu, tình yêu thiên nhiên say đắm của nhân vật trữ tình “tôi” được bộc lộ mãnh liệt qua 11 câu thơ đầu tiên. Người đọc có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên hữu hình, nên thơ, có hồn có đôi lứa, bên cạnh đó cũng là cảm giác ngự trị thiên nhiên với khát khao níu giữ thời gian và không gian.

Vội vàng của Xuân Diệu bắt đầu với những câu thơ ngũ ngôn thể hiện khát vọng không tưởng của nhân vật trữ tình:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Điệp khúc “tôi muốn” lặp lại chủ động thể hiện mong muốn “tắt nắng” và “buộc gió”. Đó không phải mơ ước dời non lấp bể nhưng lại là một khát vọng không tưởng khi muốn đoạt quyền của tạo hóa. Thi sĩ chỉ muốn nĩu giữ màu và hương bên mình để những sắc hương ấy không bị tàn phai bởi thời gian. Vội vàng của Xuân Diệu trong những câu thơ này được tạo nên bởi nhịp điệu nhanh cùng với sự hứng khởi căng tràn.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Với tình yêu cuộc sống và thiên nhiên mãnh liệt “toàn tâm, toàn trí, toàn hồn”, trong Vội vàng của Xuân Diệu là cả một thiên đường trên mặt đất với biết bao màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Một bữa tiệc trần gian đầy hấp dẫn như đang hiện lên trước mắt người đọc. Có yến anh tình từ, ong bướm dập dìu, có những khúc ca tình si, có ánh sáng hòa nhịp đôi mi… Tất cả là một bức tranh thiên nhiên dạt dào sắc xuân và tràn trề nhựa sống.

Trong Vội vàng của Xuân Diêu, người đọc nhận thấy thi nhân như muốn “xây lầu thơ trên một tấm lòng trần gian”. Nếu Thế Lữ như muốn thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư lại phiêu lưu trường tình, Chế Lan Viên lại đắm say tha thiết thì trong con mắt của Xuân Diệu- thế giới trần thế đẹp và sức sống biết bao.

Tháng giếng là sự khởi đầu của một năm, khởi đầu của sự sống mơn mởn, của mùa xuân xanh miên man. Vẻ đẹp của cuộc sống được diễn tả qua hình ảnh nhân hóa tháng giếng với cặp môi gần căng mọng của người thiếu nữ. Thiên nhiên và con người chính là chuẩn mực của cái đẹp.

niềm say mê cùng tình yêu thiên nhiên say đắm trong vội vàng của xuân diệu

Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời của nhân vật trữ tình

Trong Vội vàng của Xuân Diệu, nhân vật trữ tình đã cảm nhận cuộc sống bằng tâm hồn nhạy cảm và tinh vi. Vì thế, sự sống cũng bắt đầu bằng xuân của tình. Được mệnh danh là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân, của tuổi trẻ – Xuân Diệu đặc biệt nhạy cảm trước những bước đi của thời gian.

Thi sĩ đã khẳng định không xuân qua hạ đến mới hoài niệm tiếc nuối, mà phải nắm bắt để sống trọn vẹn từng khoảnh khắc của thời gian, để tuổi trẻ không bị phí hoài.

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”

Trong vội vàng của Xuân Diệu, nhà thơ đã nhận thức được bước đi của thời gian. Mùa xuân đại diện cho tuổi trẻ, cho sự sống mãnh liệt. Ấy vậy mà, “xuân đang qua” có nghĩa là tuổi trẻ cũng ngày một qua đi. Điệp từ “xuân” lặp đi lặp lại 5 lần ngầm khẳng định bước đi tàn khốc của thời gian – sự trôi qua lặng lẽ không đợi một ai. Nhà thơ cũng nhấn mạnh, xuân đi tuổi trẻ qua thì tâm hồn cũng sẽ tàn phai “tôi cũng mất”

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,   Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Tuổi trẻ cũng sẽ qua theo bước đi của thời gian, xuân có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ chẳng thể hai lần thắm lại. Sự tinh tế của nhân vật trữ tình trong vội vàng của xuân diệu chính là cảm nhận được sự tàn phai ngay khi sự sống đang bắt đầu mơn mởn nhất. Trong cảm nhận của nhà thơ, thời gian cũng có mùi vị, mà là mùi vị chia phôi, là sự ngậm ngùi than thở của đất trời, của sông núi.

Vội vàng của Xuân Diệu đã khẳng định thiên nhiên cuộc sống đẹp như vậy, nhưng vẫn không thể tắt năng, buộc gió, cũng không thể cầm giữ níu kéo thời gian. Thực tế chỉ có duy nhất một cách là tranh thủ sống, chạy đua cùng thời gian, để từng khoảnh khắc trôi qua, nhất là khi tuổi trẻ đang ngày một dần trôi sẽ không bị phí hoài.

Có thể nói, mười tám câu thơ tiếp theo này trong Vội vàng của Xuân Diệu nhà thơ đã cảm nhận được sự trôi mau của thời gian. Đi cùng với nó là sự hối hả, sự hoài niệm, sự lưu luyến mùa xuân, sự tiếc nuối tuổi trẻ cùng với sự say đắm thiên nhiên. Khổ thơ cuối, thi sĩ lại bày tỏ quan điểm mới mẻ về thời gian.

Xem thêm >>> Phân tích cái tôi của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng

Xem thêm >>> Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Ngữ Văn 11

Xem thêm >>> Cảm nhận và phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 của Xuân Diệu

Khát vọng sống cuồng nhiệt của tác giả

Một loạt những từ tăng tiến được nhà thơ sử dụng để nhấn mạnh trong xúc cảm của mình.

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”

Đến đây, sự biến chuyển từ đại từ nhân xưng “tôi” thành “ta”để tâm sự và bộc bạch đã cho thấy sự tự đối diện với chính mình của nhà thơ về bước đi của thời gian. Sự cuống quit, gấp gáp, vồ vập cùng với nhịp thơ nhanh cho thấy khát khao sống cuồng nhiệt và mong ước níu giữ những vẻ đẹp tươi non của thiên nhiên.

Dù là ôm, là riết, là say, là thâu nhưng vẫn không thể trọn vẹn. Trái tim rộng mở ấy tha thiết yêu cuộc sống, thiết tha gắn bó giao hòa với thiên nhiên, khát khao níu giữ thời gian, níu giữ xuân xanh nhưng đều không thắng được tạo hóa. Có thể nói, vội vàng của Xuân Diệu là tiếng nói của một tâm hồn gắn bó và yêu sống đến cuồng nhiệt.

“Thanh sắc trần gian” không thể tồn tại mãi, thời gian đã được tạo hóa ban cho vòng quay không dừng, và vì thế tuổi trẻ cũng sẽ một đi không trở lại. Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu cũng thể hiện khát vọng giao hòa, sự trân trọng thời gian, mùa xuân và tuổi trẻ.

khát vọng sống cuồng nhiệt trong vội vàng của xuân diệu

Soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu

Để hiểu hơn về nội dung, ý nghĩa giá trị cũng như nghệ thuật của bài thơ, chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trong chương trình qua việc soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu.

Bố cục của bài thơ Vội vàng

  • Đoạn 1: 11 câu thơ đầu – Tình yêu cuộc sống mãnh liệt nơi trần thế
  • Đoạn 2: 18 câu thơ tiếp – Sự băn khoăn của nhà thơ trước bước đi của thời gian
  • Đoạn 3: Các câu còn lại – Sự cuồng nhiệt, hối hả, vội vã với cuộc sống của nhân vật trữ tình

Cảm nhận về thời gian được diễn tả qua

  • Mùa xuân và thời gian
  • Tuổi trẻ và thời gian

Xuân Diệu phát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống

  • Trân trọng tuổi trẻ
  • Quan niệm hạnh phúc

Vội vàng của Xuân Diệu là tiếng nói yêu đời, tha thiết gắn bó với cuộc sống và tuổi trẻ. Qua đó khẳng định sự trân trọng tuổi trẻ, quý trọng thời gian của một hồn thơ yêu sống cuồng nhiệt. Hi vọng những kiến thức trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân. Nếu có bất cứ đóng góp hay câu hỏi nào cho bài viết Phân tích vội vàng của Xuân Diệu, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> Đây thôn vĩ dạ cảm nhận và phân tích vẻ đẹp bài thơ

Xem thêm >>> Cảm nhận và Phân tích ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân 

Xem thêm >>> Phân tích hình ảnh bát cháo hành Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao

Rate this post Please follow and like us:errorfb-share-icon Tweet fb-share-icon

Từ khóa » Nhà Thơ Xuân Diệu Và Tác Phẩm Vội Vàng