Phân Tích ý Nghĩa Vị Trí địa Lí Lãnh Thổ Của Khu Vực Đông Nam Á Với Tự ...

MENU Tài Liệu Địa Lý miễn phí - Dạy học là đam mê - Cà phê là tri kỉ
    Đề xuất:
  •  Biểu đồ địa lý, Trắc nghiệm địa lý, Bài tập địa lý, Nhận dạng biểu đồ 100 CÂU TRẮC NGHIỆM KỸ NĂNG CHỌN DẠNG BIỂU ĐỒiDiaLy.com
  • Biểu đồ
  • Trắc nghiệm
  • Giải thích
  • Nhận dạng
  • Nhận xét
  • Tính toán
Mỗi ngàyĐiểm 10+
  • Trang chủ
  • Kiểm tra online
  • Tài liệu Giáo viên trả phí
  • Danh mục SGK
  • Lớp 10
    • Kiểm tra 10
    • Cánh Diều
    • Chân trời sáng tạo
    • Kết nối tri thức
    • Lí thuyết
    • Biểu đồ
    • Trắc nghiệm
    • Thực hành 10
    • Sơ đồ tư duy
  • Lớp 11
    • Kiểm tra 11
    • Cánh Diều
    • Chân trời sáng tạo
    • Kết nối tri thức
    • Tính toán
    • Lí thuyết
    • Trắc nghiệm
    • Biểu đồ
    • Thực hành 11
    • Sơ đồ tư duy
  • Lớp 12
    • Kiểm tra 12
    • Cánh Diều
    • Chân trời sáng tạo
    • Kết nối tri thức
    • Lí thuyết
    • Trắc nghiệm
    • Biểu đồ
    • Atlat Việt Nam
    • Thực hành 12
    • Sơ đồ tư duy
  • Mạng xã hội
    • Cà phê hữu cơ/organic
    • Hỗ trợ khởi nghiệp
    • Linh phụ kiện
    • Cho thuê máy pha
    • Máy xay cà phê
    • Máy pha cà phê
    • Tiktok Địa lý
    • Tiktok Địa lý
    • Youtube HLT
    • Youtube Địa lý
    • Fanpage facebook Địa lý
    • Group facebook Địa lý
    • Facebook HLT.vn
  • Chuyên đề học tập
    • Chuyên đề 10
    • Chuyên đề 11
    • Chuyên đề 12
    • Cánh Diều
    • Chân trời sáng tạo
    • Kết nối tri thức
  • Học sinh giỏi
    • Học sinh giỏi 10
    • Học sinh giỏi 11
    • Học sinh giỏi 12
    • Học sinh giỏi trường
    • Học sinh giỏi cụm
    • Học sinh giỏi tỉnh/TP
    • Học sinh giỏi quốc gia
  • Góc giáo viên
  • Atlat Việt Nam
  • Tập bản đồ các châu lục
  • Biểu đồ địa lý
  • Tính toán địa lý
  • Nhận xét bảng số liệu
  • Công thức địa lý
  • Lời hay ý đẹp

HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á với tự nhiên, kinh tế xã hội, an ninh – quốc phòng? Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á với tự nhiên, kinh tế xã hội, an ninh – quốc phòng?

Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 27/03/2017

Đọc bài viết Dừng lại a. Đối với việc hình thành lãnh thổ tự nhiên - Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều. Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi) - Tài nguyên: Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng. - Sinh vật: Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ Hymalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong phú. Cũng do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên , hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế - xã hội (giữa M.Bắc -Nam; giữa miền núi-đồng bằng, ven biển, hải đảo) ● Hạn chế: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra, vì vậy cần phải có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. b. Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội - Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc. - Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế. - Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới. c. Đối với an ninh - quốc phòng (AN - QP) - Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý quân sự: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á: Do nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á (lục địa) và Đông Nam Á (hải đảo), một khu vực giàu tài nguyên, một thị trường có sức mua đang tăng, một vùng kinh tế rất năng động. Như vậy, đây là nơi rất hấp dẫn với các thế lực đế quốc thù địch, mặt khác đây cũng là khu vực rất nhạy cảm trước những biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới. - Trên đất liền: Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra trên đất liền Việt Nam có đường biên giới rất dài với các nước láng giềng (4500km): Dọc biên biên giới với Trung Quốc và Lào núi liền núi, sông liền sông, không có những trở ngại lớn về tự nhiên, (ngược lại) có các thung lũng, đèo thấp thông với các nước láng giềng; Với Cămpuchia, không có biên giới tự nhiên, mà là châu thổ mênh mông trải dài từ Cà Mau đến tận Biển Hồ (việc xác định mốc biên giới giữa hai nước còn là vấn đề cần đàm phán để thống nhất). - Trên vùng biển: Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra với đường biên giới trên biển: Bờ biển nước ta dài (3260km), giáp với rất nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Brunây, Xingapo, Thái Lan, Cămpuchia. Biển Đông rất giàu tài nguyên tôm, cá,... Thềm lục địa rất giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí...), lại án ngữ đường biển quốc tế nối hai đại dương lớn Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Vì vậy, biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ta về mặt chiến lược đối với kinh tế, an ninh – quốc phòng. ● Như vậy, vị trí địa lý nước ta có nét khá độc đáo so với các nước trong khu vực. Đó là: Nằm ở nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới và các luồng di cư trong lịch sử; Ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Điều đó đã làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng và phong phú mà nhiều nơi trên thế giới không có được; Cũng tại khu vực này trong chiến tranh (nóng - lạnh) còn là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn lớn, trong xây dựng lại là nơi hội tụ nhiều cơ hội phát triển. - Xem thêm tại đây - Sưu tầm bởi www.HLT.vn Tags: Đông Nam Á Lí thuyết 11 Lớp 11 Ôn tập Tin tức Danh mục tin Có thể bạn quan tâm

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang

Từ khóa » Thuận Lợi Của Vị Trí địa Lý đông Nam á