Phan Trung Kiên – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Phan Trung Kiên (định hướng).
Phan Trung Kiên
Chức vụ
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Nhiệm kỳ2002 – 2011
Bộ trưởng•Phạm Văn Trà (1997 - 2006) •Phùng Quang Thanh (2006 - 2016)
Kế nhiệmNguyễn Thành Cung
Tư lệnh Quân khu 7
Nhiệm kỳ1997 – 2002
Tiền nhiệmLê Văn Dũng
Kế nhiệmNguyễn Văn Chia
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm kỳ1995 – 1997
Tiền nhiệmNguyễn Răng
Kế nhiệmLê Mạnh
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1946 (77–78 tuổi)huyện Củ Chi, tỉnh Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1963–2011
Cấp bậcTập tin:Vietnam People's Army Colonel General.jpg Thượng tướng
Chỉ huy Quân Giải phóng Miền Nam Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiến
  • Chiến dịch Mậu Thân 1968
  • Chiến dịch Hồ Chí Minh
  • Chiến tranh biên giới Tây Nam
Tặng thưởng• Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân • Huân chương Độc lập hạng Ba • Huân chương Quân công hạng Nhì• Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất • Huân chương Chiến công hạng NhấtTập tin:Huan chuong chien cong giai phong.png• Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba

Phan Trung Kiên (sinh năm 1946) là một tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng [1]. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, IX, X, nguyên Tư lệnh Quân khu 7 (1997 - 2002), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (2002 - 2011). Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng tướng Phan Trung Kiên sinh năm 1946, tại huyện Củ Chi, tỉnh Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mồ côi cha mẹ từ rất sớm. Lúc mới 12 tuổi ông tham gia du kích, rồi phục vụ đội ngũ biệt động thành[2]

  • 1965-1969, chiến đấu ở chiến trường Sài Gòn- Gia Định, trưởng thành từ chiến sỹ đến Đội trưởng đội biệt động vùng 3 (Gò Môn) đội phó đội biệt động 67A.
  • 1969-1973, huyện đội phó Tây Môn, chính trị viên vùng 2, huyện đội phó Hóc Môn.
  • 1974, học tại trường Quân chính Miền.
  • Tháng 4-1975, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Tham mưu phó rồi Tham mưu trưởng Trung đoàn Gia Định QK7.
  • Tháng 9-1980, Học viên Học viện QS cao cấp
  • Tháng 8-1982, Sư đoàn phó Tham mưu trưởng, tháng 8-1986 Sư đoàn trưởng Sư đoàn 317, QK7.
  • Tháng 12-1988, Tham mưu phó QK7
  • Tháng 6-1990, Chỉ huy phó BCH quân sự Thành phố HCM
  • Chỉ huy trưởng BCH quân sự Thành phố HCM (6-1995), quân hàm Thiếu tướng.
  • Tháng 12-1997, Tư lệnh Quân khu 7, Quân hàm Trung tướng.
  • Tháng 10-2002, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
  • Năm 2004, ông được phong quân hàm Thượng tướng.
  • Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1978 vì những thành tích trong kháng chiến chống Mỹ và làm nhiệm bảo vệ biên giới Tây nam tổ quốc.
  • Ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa: VIII, khoá IX và khóa X[3].

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1995 1997 2004
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Colonel General.jpg
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng

Những dấu ấn sâu sắc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông còn được biết đến với sự ghi nhận:

  • Trong kháng chiến chống Mỹ, là một chiến sỹ biệt động mưu trí dũng cảm, một Dũng sĩ diệt Mỹ nguỵ điển hình của Nam bộ được ghi lại trong bức tranh ký hoạ và được đưa vào bộ tem bưu chính Việt Nam.
  • Tháng 8 năm 1998, ông tham gia tái thành lập trường Thiếu Sinh Quân Thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân là trường Thiếu Sinh Quân Lê Văn Tám). Và chính thức khai giảng khoá học đầu tiên với hai lớp học (lớp 10 và lớp 11). Nay lớp Thiếu Sinh quân đó đã trưởng thành...
  • Đương thời, Thượng tướng Phan Trung Kiên còn được biết đến là người luôn quan tâm tổ chức các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa. Là vị tướng có tấm lòng nhân ái cao cả, nhất là chính sách đối với các bà mẹ liệt sĩ, các gia đình chính sách, đồng bào các vùng chiến khu trong hai cuộc kháng chiến.
  • Ở cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Với tầm nhìn xa trông rộng, thái độ lắng nghe, tác phong sâu sát, chỉ đạo quyết liệt... ông đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét và bền vững trên các lĩnh vực được phân công: mảng Tư pháp thì phân minh, các công trình Biển Đông, hải đảo thì bèn vững; Công việc Cắm mốc biên giới với 3 nước láng giềng (TQ- Lào- Miên) và xây dựng tuyến đường Tuần tra biên giới thì đồng bộ và dứt điểm.
  • Hiện Bác Ba (tên thân mật của Thượng tướng) sức khoẻ yếu rất nhiều do những vết thương của chiến tranh để lại. Bù lại ông có được một gia đình hạnh phúc và nhất là Đại tá Phan Quốc Việt (con trai thứ ba) tiếp tục theo sự nghiệp của cha mình (hiện Phan Quốc Việt con trai ông, đang là Đại tá, chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh đồng nai

Vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1978)
  • Huân chương Độc lập hạng Ba
  • Huân chương Quân công giải phóng hạng Nhì
  • Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất
  • Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba
  • Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba.
  • 5 Huy hiệu dũng sỹ diệt Mỹ
  • Huân chương Bảo vệ tổ quốc (Campuchia)
  • Huy hiệu 40, 45, 50 năm tuổi Đảng

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

[4]

Flag of Việt NamSoldier icon Bài viết tiểu sử liên quan đến nhân vật quân sự Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004 - Phan Trung Kiên (tr. 776)
  2. ^ “Người con đất thép (Truyện về Trung tướng - Anh hùng Phan Trung Kiên) - Sách điện tử Trẻ | YBOOK.vn”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2020.
  3. ^ Trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho Thượng tướng Phan Trung Kiên
  4. ^ “Chuyện về 52 người con và cháu nuôi của một vị tướng”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2009.

Từ khóa » đoàn Trung Kiên Là Con Ai