️ Phản ứng Có Hại Của Thuốc (Adverse Drug Reaction – ADR)
Có thể bạn quan tâm
SVD. Tăng Vân Hải, Phan Dương Liên Phương, Huỳnh Xuân Thảo, Nguyễn Đình Đạm
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- GIỚI THIỆU
Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction-ADR) xảy ra gần như hàng ngày trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, dẫn đến bệnh tật và tử vong. Phản ứng có hại của thuốc được cho là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư, cao hơn bệnh phổi, AIDS và tai nạn giao thông.
Cảnh giác dược là công tác nghiên cứu các thương tổn liên quan đến thuốc và đưa ra các khuyến cáo, bao gồm việc phát hiện, đánh giá và phòng ngừa ADR. Dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong mỗi bước của quy trình cảnh giác dược, giúp ngăn ngừa bệnh nhân trải qua các thủ tục không cần thiết hoặc dùng thuốc không chính đáng. Ngoài việc giữ gìn sự an toàn và chất lượng cuộc sống, cảnh giác dược còn tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân và các tổ chức chăm sóc sức khỏe. [1]
- ĐỊNH NGHĨA
Chương trình giám sát thuốc của tổ chức y tế thế giới đưa ra một định nghĩa về phản ứng có hại của thuốc như sau (WHO, 1972):
“ Phản ứng có hại của thuốc là phản ứng độc hại, không được định trước, xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh hoặc nhằm thay đổi một chức năng sinh lý. Định nghĩa này không bao gồm các trường hợp thất bại trị liệu, quá liều, lạm dụng thuốc, không tuân thủ và sai sót trong trị liệu”
Phản ứng có hại của thuốc là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh , tỷ lệ tử vong , kéo dài thời gian nằm viện , giảm tuân thủ điều trị và tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy, việc giám sát phản ứng có hại của thuốc đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu những nguy cơ liên quan đến thuốc trong quá trình sử dụng thuốc của người bệnh. Phản ứng có hại của thuốc có thể dự đoán được (nghĩa là có thể kiểm soát, có thể tránh được hoặc không) hoặc không thể dự đoán được; nó có thể xảy ra thường xuyên hoặc không thường xuyên đối với một thuốc hay nhiều thuốc mà hậu quả của nó có thể nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng. Việc phát hiện nhanh những phản ứng có hại phụ thuộc vào thời gian xử trí và công tác tổ chức hệ thống Cảnh giác Dược. [2]
- PHÂN LOẠI
Phản ứng có hại của thuốc ban đầu được phân thành hai loại: A và B. ADR loại A phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và có thể dự đoán được; chúng là sự gia tăng của các tác dụng dược lý đã biết của thuốc. ADR loại B không phổ biến và không thể đoán trước, nó không phụ thuộc vào liều lượng và chỉ ảnh hưởng một số ít người. Phản ứng quá mẫn với thuốc là một ví dụ của ADR loại B. Phản ứng loại A được gọi là phản ứng tăng cường và phản ứng loại B được gọi là phản ứng bất thường. Có thêm bốn loại phản ứng được bổ sung vào sau này, bao gồm: phản ứng mãn tính, liên quan đến cả liều lượng và thời gian (loại C), phản ứng chậm (loại D), hội chứng ngừng thuốc (loại E) và gần đây nhất, thuốc mất hiệu lực đã trở thành loại thứ sáu (loại F)
Khoảng 80% ADR trong bệnh viện thuộc loại A. Các nhóm thuốc thường gây ra ADR ở người lớn là corticosteroid tuyến thượng thận, kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị ung thư và thuốc ức chế miễn dịch, thuốc tim mạch, thuốc chống viêm không steroid và thuốc giảm đau nhóm opioid. Đối với trẻ em, nhóm thuốc phổ biến nhất là thuốc chống nhiễm trùng, thuốc hô hấp và vắc-xin.
Bảng 1 : Phân loại ADR theo tác dụng dược lý mở rộng [1]
PHÂN LOẠI ADR THEO TÁC DỤNG DƯỢC LÝ MỞ RỘNG | |||
Loại phản ứng | Đặc điểm | Ví dụ | Cách xử lý |
A: Liên quan đến liều dùng (Tăng cường) | • Phổ biến • Liên quan tới tác dụng dược lý của thuốc-Phóng đại đáp ứng thuốc. • Dễ dự đoán • Tỷ lệ tử vong thấp | • Khô miệng với thuốc chống trầm cảm ba vòng, ức chế hô hấp với opioids, chảy máu với warfarin, hội chứng serotonin với SSRI, độc tính digoxin | • Giảm liều hoặc tạm ngừng sử dụng thuốc. • Xem xét tác động của các biện pháp điều trị đồng thời. |
B: Không liên quan đến liều dùng (Bất thường) | • Không phổ biến • Không liên quan tới tác dụng dược lý của thuốc • Không dự đoán được • Tỷ lệ tử vong cao | • Phản ứng miễn dịch: sốc phản vệ với penicillin • Phản ứng do cơ địa từng người: tăng thân nhiệt ác tính với thuốc gây mê nói chung | • Ngừng ngay thuốc và tránh dùng trong tương lai. |
C: Liên quan đến liều lượng và thời gian sử dụng (Mạn tính) | • Không phổ biến • Liên quan đến liều lượng tích luỹ. | • Ức chế trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận bằng corticosteroid, thoái hóa xương hàm với bisphosphonates | • Giảm liều hoặc tạm ngừng thuốc. • Ngừng thuốc hoàn toàn cần được thực hiện từ từ. |
D: Liên quan đến thời gian (Chậm) | • Không phổ biến • Thường liên quan đến liều dùng • Xảy ra hoặc trở nên rõ ràng sau khi sử dụng thuốc | • Yếu tố gây ung thư • Rối loạn vận động muộn • Khuyết tật bẩm sinh • Giảm bạch cầu với lomustine | • Thường khó chữa |
E: Ngừng thuốc (Ngưng sử dụng) | • Không phổ biến • Xảy ra ngay sau khi ngừng thuốc | • Hội chứng cai thuốc với thuốc phiện hoặc thuốc benzodiazepin (ví dụ, mất ngủ, lo lắng) | • Thử thách dùng lại thuốc, ngừng thuốc từ từ |
F: Thuốc mất hiệu lực | • Phổ biến • Liên quan đến liều dùng • Có thể do tương tác thuốc | • Dùng không đủ liều thuốc tránh thai khi sử dụng với chất gây cảm ứng enzyme • Kháng kháng sinh | • Tăng liều • Xem xét tác động của các biện pháp điều trị đồng thời. |
- YẾU TỐ NGUY CƠ
Phản ứng có hại của thuốc phổ biến hơn ở người lớn tuổi và nữ giới. Gần đây, một yếu tố quan trọng khác đã được xác định – Các kháng nguyên bạch cầu của người (Human Leucocyte Antigen-HLA) của từng bệnh nhân. HLA là một nhóm các gen mã hóa một nhóm protein có trên bề mặt tế bào. HLA có liên quan đến việc trình diện kháng nguyên cho hệ thống miễn dịch. Những người sở hữu một số HLA nhất định có nguy cơ mắc ADR cao hơn với các loại thuốc cụ thể. [3]
Bảng 3 : Các yếu tố có liên quan tới phản ứng có hại của thuốc
CÁC YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC | ||
YẾU TỐ | NHÓM NGUY CƠ | THUỐC |
Tuổi | • Người già từ 60 tuổi trở lên | • Nhiều loại |
Giới tính | • Nữ giới | • Nhiều loại |
HLA | • HLA-DQw2 • HLA-B7,D22,D23 • HLA-B*5701 • HLA-B*1502 • HLA-B*5802 • HLA-DR9 | • Aspirin • Insulin • Abacavir • Carbamazepine • Allopurinol • Penicillin |
Tình trạng nhiễm trùng | • HIV • EBV | • Cotrimoxazole • Ampicillin |
- BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Bảng 4 : 30 ADR phổ biến nhất liên quan đến 200 loại thuốc hàng đầu: [4]
Chóng mặt | Giảm tiểu cầu | Lo lắng |
Buồn nôn | Đau bụng | Tim đập nhanh |
Nhức đầu | Buồn ngủ | Run rẩy |
Nôn | Dị ứng | Đau khớp |
Tiêu chảy | Khó tiêu | Chán ăn |
Phát ban | Nổi mề đay | Kích động |
Táo bón | Khó thở | Sốc phản vệ |
Mệt mỏi | Hạ huyết áp | Khô miệng |
Mất ngủ | Trầm cảm | Sốt |
Ngứa | Dị cảm | Rối loạn vị giác |
Quyết định quan trọng nhất đối với tất cả các nghi ngờ phản ứng có hại của thuốc là ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ. Ở những bệnh nhân đang sử dụng nhiều loại thuốc, quyết định ngừng thuốc phải được cân nhắc giữa nhu cầu sử dụng thuốc và khả năng gây ra tác dụng phụ quan sát được. Trong các phản ứng quá mẫn loại I hoặc phản ứng toàn thân, thuốc được lựa chọn để điều trị ADR là adrenaline, tiêm thuốc vào cơ nhanh nhất có thể. Một cách khác để đưa adrenaline vào cơ thể là tiêm tĩnh mạch, nhưng điều này chỉ được sử dụng trong các trường hợp nguy cấp, đe dọa đến tính mạng mà không đáp ứng với phương pháp tiêm vào cơ. Thuốc giãn phế quản và corticosteroid toàn thân cũng có thể được sử dụng khi điều trị các phản ứng dị ứng, nhưng không nên trì hoãn việc sử dụng adrenaline nếu cần thiết. Cần thận trọng với IV Phenergen (một loại thuốc kháng histamine) vì có thể làm kích thích tĩnh mạch.[3]
Từ: Nhịp cầu dược lâm sàng
- Stephanie N. Schatz, Robert J. Weber (2015). Adverse Drug Reactions. American College of Clinical Pharmacy. Link
- Bộ Y Tế. Phản ứng có hại của thuốc. Trung tâm DI & ADR quốc gia. Link
- John W Quin; Gary A Unglick (2010). Adverse Drug Reactions. Virtual Medical Centre. Link
- Kristin A. Williams, M. Louay Taifour. Adverse Drug Reactions – Part I Clinical Manifestations of ADRs. Dentalcare. Link
Từ khóa » Các Adr Là Phản ứng
-
PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADVERSE DRUG REACTION
-
Phản ứng Có Hại Của Thuốc - CANH GIAC DUOC
-
Phản ứng Có Hại Do Thuốc Và Cách Hạn Chế
-
Tác Dụng Phụ Và Phản ứng Có Hại Của Thuốc
-
Phản ứng Bất Lợi Của Thuốc - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Bình Định
-
PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR: Adverse Drug Reaction)
-
Phản ứng Có Hại Của Thuốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA THUỐC (Adverse Drug Reaction- ADR)
-
[PDF] Phản ứng Có Hại Của Thuốc (ADR) Thu Thập Và Báo Cáo ADR
-
ADR Là Gì? Ví Dụ Về Phản ứng Có Hại Của Thuốc
-
Tác Dụng Không Mong Muốn - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hướng Dẫn Giám Sát Phản ứng Có Hại Của Thuốc (ADR) Tại Các Cơ Sở ...
-
Quyết định 29/QĐ-BYT 2022 Hướng Dẫn Giám Sát Phản ứng Có Hại ...
-
Tổng Kết Báo Cáo ADR 2016 Của BV Trường ĐH Y Dược Huế