Phản ứng Dây Chuyền – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Khoản mục Wikidata
Trong hóa học và vật lý hạt nhân, phản ứng dây chuyền là chuỗi các phản ứng trong đó sản phẩm hoặc sản phẩm phụ của phản ứng này là tác nhân gây ra các phản ứng tiếp theo.[1] Trong một phản ứng dây chuyền, phản hồi tích cực dẫn đến một chuỗi sự kiện tự khuếch đại.
Phản ứng dây chuyền là một cách mà các hệ không ở trạng thái cân bằng nhiệt động có thể giải phóng năng lượng hoặc tăng entropy để đạt trạng thái entropy cao hơn.
Phản ứng dây chuyền hạt nhân
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Phản ứng dây chuyền hạt nhânVí dụ kinh điển của phản ứng dây chuyền là sự phân hạch của urani-235 (235U) dưới tác động của neutron. Khi một neutron kết hợp với một hạt nhân 235U sẽ vỡ ra (phân hạch), sinh ra các hạt nhân con và cỡ 2–3 neutron mới. Những neutron thứ cấp này nếu gặp được hạt nhân 235U khác thì sẽ gây ra phân hạch hạt nhân urani đó. Tùy theo mức độ để thất thoát neutron mà sẽ có mức độ phản ứng dây chuyền khác nhau. Trong thực tế người ta dùng giá trị định lượng bằng số đặc trưng cho số neutron trung bình gây ra được phản ứng kế tiếp trong khối, và gọi là hệ số nhân neutron hiệu dụng (K).
- Phản ứng dây chuyền tự tắt: có K < 1, số neutron giữ được trong khối và gây phản ứng ít hơn số cần để duy trì như cũ. Các phản ứng xảy ra ở mức "vết", với số lượng tỷ lệ với khối lượng đồng vị phân hạch có trong khối.
- Phản ứng dây chuyền tự duy trì: có K = 1, số neutron giữ được trong khối và gây phản ứng bằng số cần để duy trì phản ứng. Đây là trạng thái cần duy trì trong lò phản ứng hạt nhân.
- Phản ứng dây chuyền bùng nổ: có K > 1, số neutron giữ được trong khối và gây phản ứng lớn hơn số cần để duy trì phản ứng. Có thể đẩy hệ thống thành mất kiểm soát. Được ứng dụng trong bom hạt nhân.
Xác suất để neutron gặp được hạt nhân 235U và gây ra phản ứng dây chuyền tùy thuộc vào các yếu tố khối lượng, mật độ, hình dạng, mức độ làm giàu, độ tinh khiết, nhiệt độ và môi trường xung quanh. Trong số đó, khối lượng có vai trò quan trọng nhất, và khối lượng tối thiểu cần thiết để duy trì phản ứng dây chuyền gọi là khối lượng tới hạn.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Laidler K.J., Chemical Kinetics (3rd ed., Harper & Row 1987) p.288-290 ISBN 0-06-043862-2
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Khối lượng tới hạn
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- IUPAC Gold Book - Chain reaction
- Bom hạt nhân
- Khối lượng
- Phóng xạ
- Kỹ thuật hạt nhân
- Hóa học
- Quan hệ nhân quả
- Trang sử dụng liên kết tự động ISBN
Từ khóa » Phản ứng Trong Vật Lý Là Gì
-
Sự Khác Biệt Giữa Phản ứng Hóa Học Và Vật Lý - Sawakinome
-
Phản ứng Hạt Nhân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phản ứng Hạt Nhân - Vật Lý 12 - Thầy Phạm Quốc Toản - YouTube
-
MÔN VẬT LÝ | PHẢN ỨNG HẠT NHÂN | 15H15 NGÀY 24.04.2020
-
Phản ứng Hạt Nhân Là Gì ? Những định Luật Trong Phản ứng Là Gì ?
-
Ví Dụ Về Các Thay đổi Hóa Học Và Vật Lý Là Gì?
-
Tác động Vật Lý Của Căng Thẳng Lên Cơ Thể Bạn | Vinmec
-
Sự Biến đổi Chất Là Gì? Hiện Tượng Vật Lý Và Hiện Tượng Hóa Học
-
Phân Biệt Hiện Tượng Vật Lý Và Hiện Tượng Hóa Học (Có Bài Tập Vận ...
-
Hiện Tượng Vật Lý Là Gì? Lấy Ví Dụ Minh Họa
-
Bài Tập ứng Dụng đạo Hàm Trong Vật Lý: Khái Niệm, Công Thức Và Bài ...
-
Phản ứng Hóa Học Là Gì? Khi Nào Phản ứng Hóa Học Xảy Ra - Monkey