Phản ứng đốt Cháy Của Anken - Chuyên đề Môn Hóa Học Lớp 11

Phản ứng đốt cháy của AnkenChuyên đề môn Hóa học lớp 11Bài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Chuyên đề Hóa học lớp 11: Phản ứng đốt cháy của Anken được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Lý thuyết: Phản ứng đốt cháy của Anken

I. Phương pháp giải

Chuyên đề hóa học 11

• Khi đốt cháy một nhiều hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng tính được:

nCO = nH2O hoặc nO2 = 1,5nCO2 = 1,5nH2O

Các hiđrocacbon đó là anken hay xicloankan.

• Đốt cháy hỗn hợp ankan + anken (xicloankan) thì

nCO2 < nH2O hoặc nO2 > 1,5nCO2 và nankan = nH2O - nCO2 = 2(nO2 - 1,5nCO2)

II. Ví dụ

Bài 1: Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam.

a. Tìm công thức phân tử của 2 anken đó?

b. Tính phần trăm khối lượng mỗi anken trong hỗn hợp X.

Trả lời

Chuyên đề hóa học 11

a. Ta có 44. 0,1.n ̅ - 18. 0,1.n ̅ = 6,76 → n ̅ = 2,6 mol

Vậy công thức phân tử của 2 anken đó là: C2H4 và C3H6

b. Áp dụng sơ đồ đường chéo

Số mol của C2H4 và C3H6 là: nC2H4 = 0,1.2/5 = 0,4 mol; nC3H6 = 0,1.3/5 = 0,6 mol

Phần trăm khối lượng của mỗi anken là:

%mC2H4 = 0,4.28/(0,4.28+0,6.42).100% = 30,8%

%mC3H6 = 100% - 30,8% = 69,2%

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít đkc 1 hiđrocacbon X mạch hở, sau đó dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua dung dịch H2SO4 và dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình đựng dung dịch axit tăng 5,4g, bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có 30g kết tủa. Tìm CTPT của X.

Trả lời

Số mol X là: nX = 2,24/22,4 = 0,1 mol

Khối lượng bình đựng dung dịch axit tăng là khối lượng của H2O:

mH2O = 5,4 gam => nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol

Số mol CO2 là: nCO2 = nCaCO3 = 30/100 = 0,3 mol

Nhận thấy: nH2O = nCO2 => hidrocacbon X là anken

Phương trình đốt cháy:

CnH2n + 3n/2O2 → nCO2 + nH2O

Ta có: 0,1.n = 0,3 => n = 3. Vậy CTPT của X là C3H6

Với chuyên đề Phản ứng đốt cháy của Anken chúng ta có thể nắm rõ các phản ứng hóa học, các tính chất thường gặp của phản ứng đốt cháy của Anken

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 11: Phản ứng đốt cháy của Anken. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Vật Lí 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Từ khóa » Phản ứng đốt Cháy Của Anken