Phản ứng Hóa Học Của Đồng (Cu) - Cân Bằng Phương Trình Hóa Học

Phản ứng hóa học của Đồng (Cu) - Cân bằng phương trình hóa họcHóa học lớp 8 - Từ điển Phương trình hóa họcBài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Phản ứng hóa học của Đồng (Cu) - Hóa học lớp 8

Phần phương trình hóa học của Đồng (Cu) và Hợp chất của Đồng sẽ tổng hợp tất cả các phản ứng hóa học của Đồng (Cu) và Hợp chất của Đồng đã học trong chương trình Cấp 2, Cấp 3 giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây

  • Hợp chất Sắt (II) sunfat (FeSO4) - Cân bằng phương trình hóa học
  • Hợp chất Sắt (II) clorua (FeCl2) - Cân bằng phương trình hóa học
  • Hợp chất Sắt (III) clorua (FeCl3) - Cân bằng phương trình hóa học
  • Hợp chất khác của Sắt (Fe) - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học: 2Cu + O2 → 2CuO - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

2Cu + O2 → 2CuO

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ cao.

Cách thực hiện phản ứng

- Đốt cháy dây đồng trong không khí rồi cho vào bình khí oxi.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu cháy trong bình khí oxi tạo thành chất rắn màu đen.

Bạn có biết

- Các kim loại cháy trong bình khí oxi như (Na, Al, Fe, …. ) tạo thành oxit kim loại.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Oxi hóa hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol là 1:1 thu được 13,1g hỗn hợp Y gồm các oxit. Giá trị của m là

A. 7,4. B. 8,7.

C. 9,1. D. 10.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Gọi số mol của Cu và Al là a (mol)

Bảo toàn nguyên tố Cu và Al ta có

nCu = nCuO = amol

n_{Al}=2n_{Al_2O_3}⇒n_{Al_2O_3}=\frac{a}{2}mol\(n_{Al}=2n_{Al_2O_3}⇒n_{Al_2O_3}=\frac{a}{2}mol\)

⇒m_Y=m_{CuO}+m_{Al_2O_3}=80a+102.\ \frac{a}{2}=13.1g\(⇒m_Y=m_{CuO}+m_{Al_2O_3}=80a+102.\ \frac{a}{2}=13.1g\)

⇒ a = 0,1 mol

⇒ mX = 0,1.(64 + 27) = 9,1g

Ví dụ 2: Oxi hóa hoàn toàn 6,4g Cu thu được 8g đồng oxit. Khối lượng của oxi cần dùng là:

A. 3,2g B. 1,6 g

C. 0,8g D. 4,8g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

m_{Cu}+m_{O_2}=m_{CuO}⇒m_{O_2}=m_{CuO}-m_{Cu}=8-6,4=1,6g\(m_{Cu}+m_{O_2}=m_{CuO}⇒m_{O_2}=m_{CuO}-m_{Cu}=8-6,4=1,6g\)

Ví dụ 3: Thể tích khi oxi cần dùng để oxi hóa hoàn toàn 3,2 g Cu là

A. 2,24 (l)

B. 1,12 (l)

C. 0,56 (l)

D. 3,36 (l)

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

nCu = 0.05 mol

Theo phương trình hóa học:

Cu+\frac{1}{2}\ O_2→CuO\(Cu+\frac{1}{2}\ O_2→CuO\)

0,05 → 0,025 mol

⇒ nO2 = 0,025. 22,4 = 0,56 (l).

Phản ứng hóa học: Cu + Cl2 → CuCl2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + Cl2 → CuCl2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ.

Cách thực hiện phản ứng

- Đốt cháy dây Cu trong không khí rồi cho vào bình khí clo.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dây Cu khi đốt chuyển thành màu đen, khi cho vào bình khí clo chuyển sang màu trắng là CuCl2.

Bạn có biết

- Clo phản ứng với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 12,8 g kim loại M hóa trị II tác dụng với clo dư thu được 27 g muối. Kim loại là

A. Cu

B. Fe

C. Ca

D. Zn

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

M + Cl2 → MCl2

Áp dụng định luật BTKL ta có m_M+m_{Cl_2}\(m_M+m_{Cl_2}\) = mmuối

⇒m_{Cl_2}\(⇒m_{Cl_2}\) = mmuối – mM = 27 – 12,8 = 14,2 g ⇒ n_{Cl_2}\(n_{Cl_2}\) = 0,2 mol

Theo PT: nM = n_{Cl_2}\(n_{Cl_2}\) = 0,2 mol ⇒ M = 64 ⇒ M là Cu.

Ví dụ 2: Kim loại nào sau đây tác dụng trực tiếp với dung dịch HCl và khí Cl2 cho cùng một loại muối?

A. Cu. B. Al.

C. Fe. D. Ag.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Vì Cu, Ag không tác dụng với HCl, Fe tác dụng với Cl2 tạo muối sắt (III) clorua còn tác dụng với HCl tạo muối sắt (II) clorua.

Ví dụ 3: Cho 0,64g Cu tác dụng hết với khí Cl2 (dư) thu được muối clorua. Khối lượng muối tạo thành là

A. 2,7 g B. 1,35g

C. 0,675g D. 2,025g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

nCu = 0,01 mol

Cu + Cl2 → CuCl2

0,01 mol → 0,01 mol

⇒m_{CuCl_2}\(⇒m_{CuCl_2}\) = 0,01 x 135 = 1,35g ⇒ chọn đáp án B.

Phản ứng hóa học: Cu + S → CuS - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + S → CuS

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ.

Cách thực hiện phản ứng

- Trộn bột Cu với bột lưu huỳnh cho vào ống nghiệm sau đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu khi đốt chuyển thành màu đen

Bạn có biết

- Hầu hết các kim loại như Fe, Al tác dụng với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đun nóng hỗn hợp gồm 0,64g bột đồng và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm kín không có không khí. Hỗn hợp chất sau phản ứng là

A. Cu, CuS

B. CuS

C. CuS, S

D. S

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Ta có nCu = 0,01 mol, nS = 0,007 mol

PT: Cu + S → CuS

⇒ nCu > nS ⇒ Cu dư ⇒ Hỗn hợp chất sau phản ứng là Cu, CuS.

Ví dụ 2: Đun nóng hỗn hợp gồm 0,32g bột đồng và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm kín không có không khí. Khối lượng của muối thu được là

A. 0,48g

B. 0,24g

C. 0,672g

D. 0,336g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Ta có nCu = 0,005 mol; nS = 0.007 mol

PT: Cu + S → CuS

Ta có: nS > nCu ⇒ S dư, Cu hết

⇒ nCuS = nCu = 0,005 mol ⇒ mCuS = 0.48g

Ví dụ 3: Cho 1,1g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1.28g bột lưu huỳnh. Phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là

A. 50,9%

B. 49,1%

C. 24,5%

D. 10,18%

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

nS = 0,04 mol

Gọi số mol của Fe và Al lần lượt là x và y mol

Fe + S → FeS 2Al + 3S → Al2S3

x → x → x y → 1.5y

Ta có hệ phương trình: 56x + 27y = 1,1 và x + 1,5y = 0,04 mol

⇒ x = 0,01 mol và y = 0,02 mol

⇒ mFe = 0,02. 56 = 0,56g ⇒ %m Fe = 50,9%

Phản ứng hóa học: Cu + Br2 → CuBr2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + Br2 → CuBr2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho 1 Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch Br2.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu tan dần trong dung dịch, dung dịch từ màu nâu đỏ chuyển dần sang không màu.

Bạn có biết

- Hầu hết các kim loại như Fe, Al tác dụng với brom tạo thành muối bromua.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong phản ứng Cu + Br2 → CuBr2. Cu đóng vai trò

A. là chất oxi hóa

B. là chất khử

C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

D. không là chất oxi hóa, không là chất khử

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Trong phản ứng Cu có số OXH giảm từ 0 ⇒ +2 ⇒ Cu là chất khử.

Ví dụ 2: Cho các chất sau: Cl2, Br2, O2, H2. Số chất tác dụng với Cu tạo muối là

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Có 2 chất là Br2 và Cl2 còn Cu + O2 tạo oxit, Cu + H2 tạo kim loại và H2O.

Ví dụ 3: Cho Fe dư tác dụng với dung dịch nước Br2 tạo thành sản phẩm là:

A. sắt (II) bromua

B. sắt (III) bromua

C. cả muối sắt (II) bromua và muối (III) bromua

D. không tạo muối.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Vì Fe + Br2 → FeBr3

Fedư + 2FeBr3 → 3FeBr2

Phản ứng hóa học: Cu + HCl + 1/2O2 → CuCl2 + H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + HCl + \frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\) O2 → CuCl2 + H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho lá đồng vào dung dịch HCl có mặt oxi trong không khí.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Đồng màu đỏ tan dần trong dung dịch.

Bạn có biết

- Cu cũng bị oxi hóa khi cho mảnh đồng vào dung dịch H2SO4 có mặt oxi trong không khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho phản ứng Cu + HCl + O2 → CuCl2 + H2O. Phản ứng này Cu đóng vai trò gì?

A. Chất khử

B. Chất oxi hóa

C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

D. không là chất oxi hóa, không là chất khử

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Vì Cu có số OXH tăng từ 0 → +2.

Ví dụ 2: Cho sơ đồ phản ứng Cu + HCl + O2 → X + H2O. X là

A. CuCl

B. CuCl2

C. CuO

D. CuCl3

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Cu + HCl + O2 → CuCl2 + H2O

Ví dụ 3: Cho phản ứng Cu + HCl + O2 → CuCl2 + H2O. Phản ứng này HCl đóng vai trò gì?

A. Chất khử

B. Chất oxi hóa

C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

D. không là chất oxi hóa, không là chất khử

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Vì HCl không có sự thay đổi số OXH.

Phản ứng hóa học: Cu + H2S + 1/2O2 → CuS + H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + H2S + 1/2O2 → CuS + H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho đồng tác dụng với hợp chất của khí sunfua trong không khí.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Đồng tan dần trong dung dịch và tạo kết tủa đen.

Bạn có biết

- Cu cũng bị oxi hóa khi cho mảnh đồng vào dung dịch HCl, H2SO4 có mặt trong không khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho Cu tác dụng với khí H2S trong không khí, Cu đồng bị oxi hóa chuyển sang màu gì?

A. trắng

B. không màu

C. xanh

D. đen

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Khi cho Cu tác dụng H2S trong không khí thì đồng bị oxi hóa thành muối CuS có màu đen.

Ví dụ 2: Cho Cu tác dụng với khí H2S trong không khí, đồng bị oxi hóa thành:

A. Đồng (II) sunfua

B. Đồng sunfua

C. Đồng (II) sunfat

D. Đồng (II) sunfit

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

2Cu + 2H2S + O2 → 2CuS (Đồng (II) sunfua) + 2H2O

Phản ứng hóa học: Cu + H2SO4 + 1/2O2 → CuSO4 + H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + H2SO4 + 1/2O2 → CuSO4 + H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho lá đồng vào dung dịch H2SO4 có mặt oxi trong không khí.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Đồng nằm trên dung dịch từ màu đỏ chuyển thành màu xanh là CuSO4.

Bạn có biết

- Cu cũng bị oxi hóa khi cho mảnh đồng vào dung dịch HCl trong không khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho Cu vào dung dịch H2SO4 có mặt oxi trong không khí, Cu đồng bị oxi hóa chuyển sang màu gì?

A. trắng

B. không màu

C. xanh

D. đen

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Khi cho Cu vào H2SO4 có mặt oxi trong không khí thì đồng bị oxi hóa thành muối CuSO4 có màu xanh. Cu + O2 → CuO sau đó CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.

Ví dụ 2: Cho phản ứng Cu + H2SO4 + O2 → CuSO4 + H2O. Phản ứng này O2 đóng vai trò gì?

A. Chất khử

B. Chất oxi hóa

C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

D. không là chất oxi hóa, không là chất khử

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Vì oxi có số OXH giảm từ 0 → (-2) .

Phản ứng hóa học: 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm sau đó cho dung dịch HNO3 loãng vào.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Có khí không màu hóa nâu trong không khí.

Bạn có biết

- Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) tác dụng với HNO3 ( loãng) tạo thành muối nitrat và có khí NO là khí không màu hóa nâu trong không khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho sơ đồ phản ứng Cu + HNO3 (l) → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng là:

A. 20

B. 21

C. 19

D. 18

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Vì Cu → Cu2+ + 2e……x3

N+5 + 3e → N+2………x2

⇒ hệ số cân bằng của các chất trong pt lần lượt là 3, 8, 3, 2, 4.

3Cu + 8HNO3 (l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Ví dụ 2: Cho phản ứng 3Cu + 8HNO3 (l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Cu đóng vai trò

A. chất khử

B. chất oxi hóa

C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

D. không là chất oxi hóa, không là chất khử

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Vì Cu có số OXH tăng từ 0 → + 2.

Ví dụ 3: Cho phản ứng 3Cu + 8HNO3 (l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Tỉ lệ số e nhường: số e nhận là

A. 3:2

B. 2:3

C. 3:8

D. 8:3

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Vì Cu → Cu2+ + 2e ⇒ số e nhường là 2e

N+5 + 3e → N+2 ⇒ số e nhận là 3e

⇒ số e nhường : số e nhận là 2:3.

Phản ứng hóa học: Cu + 4HNO3 (đặc, nóng) → Cu(NO3)2 + NO2 + 2H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + 4HNO3 (đặc, nóng) → Cu(NO3)2 + NO2 + 2H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm sau đó cho dung dịch HNO3 đặc vào.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Có khí màu nâu thoát ra.

Bạn có biết

- Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) tác dụng với HNO3 đặc nóng tạo thành muối nitrat và có khí NO2 là màu nâu.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho sơ đồ phản ứng Cu + HNO3 (đặc, nóng) → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O. Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng lần lượt là

A. 8 B. 9

C. 10 D. 11

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Vì Cu → Cu2+ + 2e ………x1

N+5 + 1e → N+4…………x2

Cu + 4HNO3 (đặc, nóng) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Ví dụ 2: Dãy nào dưới đây gồm tất các các chất không phản ứng với dung dic̣h HNO3 đặc nguội?

A. Al, Fe, Cr, Cu.

B. Fe, Cr, Al, Au.

C. Fe2O3, Fe, Cu.

D. Fe, Al, NaAlO2.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Đáp án B vì Al, Fe, Cr bị thụ động bởi HNO3 đặc nguội, Au không phản ứng với HNO3.

Ví dụ 3: Cho sơ đồ phản ứng: Cu + HNO3 (đặc nóng) → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O.

Trong phản ứng này, số nguyên tử Cu bị oxi hóa và số phân tử HNO3 bị khử là

A. 1 và 4 B. 1 và 2

C. 2 và 2 D. 3 và 8

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Vì Cu → Cu2+ + 2e ………x1

N+5 + 1e → N+4 …………x2

⇒ CB phương trình Cu + 4HNO3 (l) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Phản ứng hóa học: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm sau đó cho dung dịch H2SO4 đặc vào.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Có khí mùi hắc thoát ra.

Bạn có biết

- Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) tác dụng với H2SO4 (đặc, nóng) tạo thành muối sunfat và khí SO2.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho sơ đồ phản ứng: Cu + H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + H2O. Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng lần lượt là

A. 5 B. 6

C. 7 D. 8

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Vì Cu → Cu2+ + 2e ………x1

S+6 + 2e → S+4 …………x1

PT: Cu + 2H2SO4đ → CuSO4 + SO2 + 2H2O ⇒ Tổng hệ số cân bằng là 7.

Ví dụ 2: Trong phản ứng Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O. Cu đóng vai trò

A. chất khử

B. chất oxi hóa

C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

D. không là chất oxi hóa, không là chất khử

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Cu là chất khử vì Cu có số OXH tăng từ 0 → +2.

Ví dụ 3: Cho 3,2g Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là

A. 22.4l B. 11.2l

C. 33.6l D. 44.8l

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

nCu = 0,5 mol.

PT: Cu + 2H2SO4đ → CuSO4 + SO2 + 2H2O

n_{Cu}=n_{SO_2}=0.5mol⇒V_{SO_2}=11.2(l)\(n_{Cu}=n_{SO_2}=0.5mol⇒V_{SO_2}=11.2(l)\)

Phản ứng hóa học: 3Cu + 8HCl + 8NaNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 8NaCl + 4H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Cu + 8HCl + 8NaNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 8NaCl + 4H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho mảnh Cu vào dung dịch NaNO3 môi trường axit HCl.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu tan dần trong dung dịch và có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.

Bạn có biết

- Đồng tác dụng được với các muối nitrat trong môi trường axit.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho m gam Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và HCl. Để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,2 mol khí NO (duy nhất). Khối lượng Cu cần dùng là

A. 6,4g B. 12,8g

C. 19,2g D. 25,6g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

3Cu + 8HCl + 8NaNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 8NaCl + 4H2O

Theo pt: nCu = 3/2 nNO = (3/2). 0,2 = 0,3 mol ⇒ mCu = 0,3. 64 = 19,2g.

Ví dụ 2: Cho phản ứng hóa học sau:

Cu + HCl + NaNO3 → Cu(NO3)2 + NO + NaCl + H2O

Hệ số cân bằng của các chất ở phản ứng trên lần lượt là

A. 3,4,4,3,2,4,4 B. 3,8,8,3,2,8,4

C. 3,8,8,3,2,4,4 D. 3,4,4,3,2,8,4.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Cu → Cu2+ + 2e………x3

N+5 + 3e → N+2 ……x2

⇒ cân bằng pt: 3Cu + 8HCl + 8NaNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 8NaCl + 4H2O

⇒ Tổng hệ số cân bằng của PT là 3,8,8,3,2,8,4.

Ví dụ 3: Cho 19,2 gam Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và HCl. Để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V khí NO (duy nhất). Giá trị V là

A. 6,72l B. 3,36l

C. 2,24l D. 4,48l

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

nCu = 0,3mol

3Cu + 8HCl + 8NaNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 8NaCl + 4H2O

Theo pt nNO = 2/3 nCu = (2/3). 0,3 = 0,2 mol ⇒ VNO = 0,3. 22,4 = 6,72l.

Phản ứng hóa học: 3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2NaCl + 4H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2NaCl + 4H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho mảnh Cu vào dung dịch NaNO3 môi trường axit HCl.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu tan dần trong dung dịch và có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.

Bạn có biết

- Đồng tác dụng được với các muối nitrat trong môi trường axit.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Cu + HCl + NaNO3 → CuCl2 + NO + NaCl + H2O

Hệ số cân bằng của các chất ở phản ứng trên lần lượt là:

A. 3,4,2,3,3,2,4

B. 2,6,2,6,4,2,4

C. 3,4,2,3,4,2,4

D. 3,8,2,3,2,2,4.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Cu → Cu2+ + 2e………x3

N+5 + 3e → N+2……x2

Cân bằng Pt: 3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2NaCl + 4H2O

Ví dụ 2: Trong phản ứng 3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2NaCl + 4H2O. NaNO3 đóng vai trò

A. chất oxi hóa

B. chất khử

C. môi trường

D. vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa

Đáp án C

Ví dụ 3: Cho các dung dịch sau: HCl, HCl + NaNO3, Fe(NO3)3, NaNO3. Số dung dịch không thể hòa tan được bột Cu là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Cu không tác dụng với HCl và không tác dụng với NaNO3.

Phản ứng hóa học: 3Cu + 8HCl + 8KNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 8KCl + 4H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Cu + 8HCl + 8KNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 8KCl + 4H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho mảnh Cu vào dung dịch KNO3 môi trường axit HCl.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu tan dần trong dung dịch tạo thành màu xanh và có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.

Bạn có biết

- Đồng tác dụng được với các muối nitrat trong môi trường axit.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho m gam Cu vào dung dịch chứa KNO3 và HCl. Để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4.48 lít khí NO (đktc). Khối lượng Cu cần dùng là:

A. 6,4g

B. 12,8g

C. 19,2g

D. 25,6g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

nNO = 0.2 mol

PT: 3Cu + 8HCl + 8KNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 8KCl + 4H2O

Theo pt: n_{Cu}=\frac{3}{2}n_{NO}=\frac{3}{2}.0,2=0,3mol⇒m_{Cu}=0,3.64=19,2g.\(n_{Cu}=\frac{3}{2}n_{NO}=\frac{3}{2}.0,2=0,3mol⇒m_{Cu}=0,3.64=19,2g.\)

Ví dụ 2: Cho các dung dịch sau: HCl, HCl + NaNO3, AgNO3, KNO3. Số dung dịch có thể hòa tan được bột Cu là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Vì Cu tác dụng với HCl + NaNO3 và AgNO3.

Ví dụ 3: Khi cho Cu vào dung dịch KNO3 và HCl. Hiện tượng quan sát được là

A. Cu tan tạo thành dung dịch có màu xanh, có khí không màu hóa nâu ngoài không khí.

B. Có khí không màu, hóa nâu ngoài không khí, dung dịch trong suốt

C. Cu tan có khí màu nâu đỏ xuất hiện.

D. Cu tan, có khí mùi khai.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

vì Cu + KNO3 + HCl tạo muối đồng có màu xanh và có khí NO bay ra là khí không màu hóa nâu ngoài không khí.

Phản ứng hóa học: 3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho mảnh Cu vào dung dịch KNO3 môi trường axit HCl.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu tan dần trong dung dịch tạo thành màu xanh và có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.

Bạn có biết

- Đồng tác dụng được với các muối nitrat trong môi trường axit.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các dung dịch loãng: (1) KNO3, (2) Fe(NO3)2, (3) HNO3, (4) AgNO3, (5) hỗn hợp gồm KNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Các dung dịch phản ứng với Cu là AgNO3 và KNO3 + HCl

Ví dụ 2: Cho phản ứng hóa học sau: Cu + HCl + KNO3 → CuCl2 + NO + KCl + H2O.

Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

A. 21

B. 22

C. 23

D. 24

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Ta có Cu → Cu2+ + 2e………x3

N+5 +3e → N+2………x2

⇒ Cân bằng: 3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O

⇒ tổng hệ số cb là 24.

Ví dụ 3: Cho 9,6 gam Cu vào dung dịch chứa KNO3 và HCl. Để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V khí NO (duy nhất). Giá trị V là

A. 6,72l B. 3,36l

C. 2,24l D. 4,48l

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

nCu = 0,15mol

3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O

Theo pt: nNO = 2/3. nCu = (2/3). 0,15 = 0,1 mol ⇒ VNO = 0,1. 22,4 = 2,24l

Phản ứng hóa học: Cu + H2O + O2 + CO2 → Cu2CO3(OH)2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + H2O + O2 + CO2 → Cu2CO3(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Trong không khí ẩm với sự có mặt của CO2 đồng tác dụng với CO2 và hơi nước.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Đồng bao phủ bởi lớp cacbonat bazo màu xanh CuCO3.Cu(OH)2.

Bạn có biết

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là

A. (CuOH)2.CuCO3

B. CuCO3.

C. Cu2O.

D. CuO.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là (CuOH)2.CuCO3.

Ví dụ 2: Trong các PTHH sau, có bao nhiêu phản ứng không tạo ra chất khí?

(1) C2H5OH + HCOOH →

(2) Cu + H2O + O2 + CO2 →

(3) Fe + HCl →

(4) Fe(NO3)2 + AgNO3 →

A. 4 B. 3

C. 2 D. 1

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Chỉ có phương trình (3) tạo khí H2 còn các phương trình (1), (2), (4) không tạo khí.

(1) C2H5OH + HCOOH → HCOOC2H5 + H2O

(2) Cu + H2O + O2 + CO2 → CuCO3.Cu(OH)2

(4) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag + Fe(NO3)3.

Phản ứng hóa học: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Có kết tửa trắng xám bám vào mảnh đồng ⇒ đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối tạo thành kết tủa.

Bạn có biết

- Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó ở trong dãy điện hóa ở trong muối.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:

A. Fe(NO3)3.

B. Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.

D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

- Các phản ứng xảy ra:

Cu(dư) + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag.

Cu(NO3)2 + Fe(dư) → Fe(NO3)2 + Cu.

Vậy dung dịch Y chứa Fe(NO3)2.

Ví dụ 2: Phản ứng hóa học nào sau đây xảy ra?

A. Cu(NO3)2 + 2Ag → Cu + 2AgNO3

B. Cu + Pb(NO3)2 → Cu(NO3)2 + Pb

C. Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe

D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Vì Cu khử được những ion của những kim loại đứng sau nó trong muối.

Ví dụ 3: Ngâm 1 lá đông trong dung dịch AgNO3. Sau 1 thời gian lấy ra thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 1.52g. Khối lượng Cu phản ứng là

A. 0,64g B. 0,32g

C. 6,4g D. 3,2g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Cu (x mol) + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (2x mol)

mtăng = 108.2x – 64x = 1,52g ⇒ x = 0.01 mol ⇒ mCu = 0,64g.

Phản ứng hóa học: Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch Fe(NO3)3.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu tan dần và dung dịch chuyển sang không màu.

Bạn có biết

- Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó ở trong dãy điện hóa ở trong muối.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Một lượng Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi lượng Ag ban đầu, có thể ngâm lượng Ag trên vào dung dịch gì?

A. HNO3 B. Fe(NO3)3

C. AgNO3 D. HCl

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Để loại bỏ tạp chất ta có thể dùng AgNO3 hoặc Fe(NO3)3 nhưng do đề bài yêu cầu loại bỏ tạp chất làm thay đổi lượng Ag ban đầu do đó loại AgNO3.

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2.

Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.

Ví dụ 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.

(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.

(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.

Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chứa 1 muối tan là:

A. 2 B. 1

C. 3 D. 4

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

(a) Cu(dư) + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

(b) CO2 (dư) + NaOH → NaHCO3

(c) Na2CO3 (dư) + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2NaHCO3 (ngoài ra còn Na2CO3 dư)

(d) Fe dư + 2FeCl3 → 3FeCl2

Vậy có 2 thí nghiệm dung dịch thu được chỉ chứa 1 muối tan là (b), (d).

Ví dụ 3: Cho các dung dịch loãng: (1) Fe(NO3)3, (2) Fe(NO3)2, (3) HNO3, (4) AgNO3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là.

A. 2 B. 5

C. 3 D. 4

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

- Có 4 chất thỏa mãn là: (1) Fe(NO3)3, (3) HNO3, (4) AgNO3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl

- Phương trình:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag;

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O;

Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2;

3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 4H2O + 2NaCl.

Phản ứng hóa học: Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl3.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu tan dần và dung dịch chuyển sang màu xanh.

Bạn có biết

- Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó ở trong dãy điện hóa ở trong muối.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho Na vào dung dịch FeCl2.

(2) Cho Zn vào dung dịch FeCl2.

(3) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.

(4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3.

Số phản ứng tạo thành sắt kim loại là

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

1. Na + H2O → NaOH + 0,5H2

2NaOH + FeSO4 → Fe(OH)2 + 2Na2SO4

2. Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

3. 3Mg dư + 2FeCl3 → 3MgCl2 + 2Fe

4. Cu + FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

Ví dụ 2: Phát biểu nào cho dưới đây là không đúng?

A. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3

B. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl3

C. Fe không thể tan trong dung dịch CuCl2

D. Cu không thể tan trong dung dịch CuCl2

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Có xảy ra phản ứng: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Ví dụ 3: Có các cặp chất sau: Cu và dung dịch FeCl3; H2O và dung dịch CuSO4; H2S và dung dịch FeCl3; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3 Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường:

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Các cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường:

Cu và dung dịch FeCl3; H2O và dung dịch CuSO4; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3

Phản ứng hóa học: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch Fe2(SO4)3.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu tan dần và dung dịch chuyển sang màu xanh.

Bạn có biết

- Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó ở trong dãy điện hóa ở trong muối như AgNO3, Fe(NO3)3, FeCl3…..

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Kim loại không tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3

A. Fe B. Cu

C. Al D. Ag

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Vì dựa vào dãy hoạt động hóa học thì Ag không phản ứng được với Fe3+

Al3+/Al, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag.

Ví dụ 2: Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa- khử?

A. Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4

B. Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

C. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

D. FeO + 2HCl → FeC2 + H2O

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Vì trong phản ứng có sự thay đổi số OXH

Cu có số OXH tăng từ 0 → (+2) và Fe có số OXH giảm từ (+3) → (+2).

Ví dụ 3: Cho 6,4g Cu vào 0,2 mol dung dịch Fe2(SO4)3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng muối thu được là

A. 86,4g B. 46,4g

C. 36g D. 62,4g

Đáp án

Hướng dẫn giải:

nCu = 0,1 mol

Cu (0,1) + Fe2(SO4)3 (0.2 mol) → 2FeSO4 + CuSO4

Dư 0 0.1 0.2 0.1

mmuối = m_{Fe_2(SO_4)_3}+m_{FeSO_4}+m_{CuSO_4}\(m_{Fe_2(SO_4)_3}+m_{FeSO_4}+m_{CuSO_4}\)

= 0,1.(56.2 + 96.3) + 0,2.(56 + 96) + 0,1.(64 + 96) = 86.4g

............................................

Ngoài Phản ứng hóa học của Đồng (Cu) - Cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Từ khóa » đồng Có Tác Dụng Với Oxi Không