Phản ứng Nào Sau đây Chứng Tỏ HCl Có Tính Oxi Hóa

Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính oxi hóaTính chất hóa học của axit clohiđric làNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Tính chất hóa học của HCl

Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính oxi hóa được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất của axit clohiđric. Cũng như từ đó đưa ra các nội dung câu hỏi, lý thuyết liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính oxi hóa

A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

B. Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + 2H2O

C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

D. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Đáp án A

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

Tính chất hóa học axit clohiđric

Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.

1. Tác dụng chất chỉ thị

Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)

HCl → H+ + Cl-

2. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với kim loại (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)

Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

2Al + 6HCl  \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2AlCl3 + 3H2

Cu + HCl → không có phản ứng

3. Tác dụng với oxit bazo và bazo

Sản phẩm tạo muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2 O

CuO + 2HCl  \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)CuCl2 + H2 O

Fe2O3 + 6HCl \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2FeCl3 + 3H2 O

4. Tác dụng với muối

(theo điều kiện phản ứng trao đổi)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(dùng để nhận biết gốc clorua )

Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……

4HCl + MnO2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) MnCl2 + Cl + 2H2 O

K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2 O

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan (cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl → NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1: Để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng phương pháp

A. Phương pháp sunfat

B. Phương pháp tổng hợp

C. Clo hóa các hợp chất hữu cơ

D. Phương pháp khác

Xem đáp ánĐáp án A

Câu 2: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl, quỳ tím

A. hóa đỏ.

B. hóa xanh.

C. không đổi màu.

D. mất màu.

Xem đáp ánĐáp án A

Câu 3: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Ag

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 4: Phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. HCl + NaOH → NaCl + H2O

B. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2

C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Xem đáp ánĐáp án C

------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính oxi hóa. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Từ khóa » Phản ứng Thể Hiện Hcl Có Tính Oxi Hóa