Phản ứng Quang Hóa Trong Khí Quyển - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học tự nhiên >>
- Hóa học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.88 KB, 13 trang )
PHẢN ỨNG QUANG HÓA TRONG KHÍ QUYỂNI. Phản ứng quang hóa trong khí quyển:I.1. Khái niệm về phản ứng quang hóa trong khí quyển Phản ứng quang hóa hay quá trình quang hóa được hiểu là hàng loạt những phản ứng hóa học xảy ra, trong đó năng lượng cần thiết cho phản ứng là năng lượng mặt trời (bức xạ điện từ).Có thể nói một phản ứng quang hóa được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một là giai đoạn khơi mào, chất tham gia phản ứng hấp thụ bức xạ điện từ (một photon) thích hợp, chuyển lên trạng thái kích hoạt, là trạng thái có khả năng tham gia phản ứng mạnh mẽ, có thể biểu diễn :A + hυ → A* Trong đó A* chỉ trạng thái kích hoạt của A. A có thể là nguyên tử, phân tử hay ion, còn A* có thể coi như một hình thái hóa học hoàn toàn mới so với A Giai đoạn hai là khi A* tham gia vào các phản ứng tiếp theo, có thể kể đến một số loại phản ứng như sau :- Phản ứng tỏa nhiệt: A* → A + E với E là năng lượng giải phóng- Phản ứng phát huỳnh quang ( phát xạ ): A* → A + hυ - Phản ứng khử hoạt tính do va chạm: Năng lượng lượng của phần tử bị kích hoạt do phản ứng quang hóa được chuyển cho phần tử khác, làm cho chúng trở thành kích hoạt, gọi là phản ứng trao đổi năng lượng liên phân tử: A* + M → M* + A Ngoài ra, năng lượng còn có thể trao đổi ngay trong phân tử, làm biến đổi phân tử từ trạng thái kích hoạt này sang trạng thái kích hoạt khác:A* → A1*- Phản ứng ion hóa: Nếu năng lượng do photon cung cấp đủ lớn, thì các electron không những chỉ bị đẩy lên trạng thái có năng lượng cao hơn mà còn bị đẩy ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của liên kết hóa học của phân tử, trở thành các electron tự do và biến nguyên tử hay phân tử đó thành ion dương.1A* → A+ + e- Phản ứng hóa học: Các phần tử bị kích hoạt là những chất có hoạt tính hóa học rất cao, rất dễ tham gia vào các phản ứng hóa học tạo thành những hợp chất mới trong khí quyển, khi này gọi là các phản ứng quang hóa học. Đây là những phản ứng quan trọng nhất trong khí quyển và lại có thể chia thành các loại phản ứng như sau:Liên kết quang hóa: Khi các phần tử kích hoạt liên kết với các phân tử khác mà nó gặp, tạo ra hợp chất mới mà không cần điều kiện nhiệt độ, áp suất:A* + B → C + D + …Ví dụ: NO2* kích hoạt liên kết với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi tạo nên các hợp chất nitro rất độc mà ở điều kiện bình thường không tạo ra được.Phân li quang hóa: Khi các phần tử kích hoạt có năng lượng lớn hơn năng lượng liên kết hóa học nhiều, sẽ bị phân li thành các hợp chất mới:A* → B + C + …Ví dụ: NO2* kích hoạt phân li tạo ra oxyt NO và oxy O nguyên tử có tính oxyhóa rất mạnh, sẽ tiếp tục tác dụng với chất khác.Đồng phân tự phát: Năng lượng dư trong các phân tử kích hoạt có thể làm thay đổi các liên kết trong phân tử, tạo ra đồng phân.Đặc điểm quan trọng của phản ứng quang hóa là có tính chọn lọc, vì quá trình hấp thụ năng lượng của photon chỉ xảy ra với những phần tử nhất định thích hợp có khả năng hấp thụ, cũng như mỗi photon chỉ có khả kích thích những phần tử có cấu tạo nhất định phù hợp với nó . Nói chung phản ứng quang hóa ở hạ tầng khí quyển bị hạn chế, bởi lẽ không có một bức xạ nào với bước sóng nhỏ hơn 290nm (bức xạ tử ngoại) đi tới được tầng đối lưu do Ozon và một số chất trong tầng bình lưu hầu như đã hấp thụ tất cả bức xạ có bước sóng nhỏ hơn 290nm. Vì vậy, về mặt ô nhiễm không khí mà nói, những chất hấp thụ được chú ý đến là những chất hấp thụ bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng từ 300nm đến 800nm.Các phản ứng quang hóa có vai trò quan trọng trong việc hình thành các chất gây ô nhiễm không khí, vì những sản phẩm của chúng (chủ yếu là các gốc 2tự do) có khả năng khơi mào hoặc tham gia vào một số lớn các phản ứng khác liên quan đến sự chuyển hóa của các chất ô nhiễm sơ cấp thành chất ô nhiễm thứ cấp. Trong số các chất ô nhiễm sơ cấp như NO, CO, NO2, SO2, hidrocacbon, thì chỉ có NO2 là chất hấp thụ chính các bức xạ có bước sóng phổ biến trong vùng hạ tầng khí quyển. Sau đây chúng ta xét một số phản ứng quang hóa điển hình gây nên sự ô nhiễm môi trường không khí.I.2. Các phản ứng quang hóa của oxit nitơ trong khí quyểnNitơ là thành phần chính trong khí quyển, phân tử N2 có năng lượng liên kết khá lớn, là 942kJ/mol nên quá trình phân ly quang hóa của N2 đòi hỏi các photon có bước sóng nhỏ hơn 169nm, có nghĩa là chỉ có thể xảy ra ở tầng bình lưu. Với photon có bước sóng nhỏ hơn 169nm, phản ứng quang hóa của N2 có thể xảy ra như sau: N2 + hυ → N2+ + e N2+ + O2 → NO+ + NO NO+ + e → NONO + O → NO2NO, NO2 giữ vai trò quan trọng về hóa học của sự ô nhiễm môi trường không khí. NO2 rất bền với phản ứng quang hóa, chỉ với photon có bước sóng nhỏ hơn 430nm mới tạo thành NO2* kích hoạt. Ở bước sóng nhỏ hơn 398nm, NO2 bị phân ly quang hóa tạo ra NO và O:NO2* → NO + ONO và O tiếp tục tham gia vào quá trình phân hủy ozôn, NO cũng có thể tiếp tục phản ứng với gốc OH. trong nước mưa, tạo thành axit, rơi xuống tầng đối lưu theo các phản ứng:NO + OH. → HNO2 NO + H2O → HNO2 + H+ Đây cũng là những quá trình có vai trò làm giảm tạm thời lượng oxyt NO trong khí quyển. Một số phản ứng khác có thể được xảy ra như sau:O3 + NO → NO2 + O2O + NO2 → NO + O23O + NO2 + M → NO3 + MNO3 + NO → 2NO2NO3 + NO2 → N2O5Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nếu trong không khí có NO2 thì sự oxi hóa SO2 thành sunfat xảy ra rất dễ dàng; và chỉ cần một lượng nhỏ NO2* kích hoạt cũng đủ để khởi động chuỗi các phản phức tạp sinh sản ra hỗn hợp khói mù quang hóa. I.33. Các phản ứng cộng trong hệ NOx, H2O, CO và không khí Một trong các đặc trưng của khí quyển vùng thành phố là có chứa nhiều oxyt nitơ lượng lớn ozon, sự có mặt của chúng thúc đẩy một loạt các phản ứng khác.Khi có mặt H2O, N2O5 bị thủy phân tạo ra axit nitrit:N2O5 + H2O → 2HNO3 HNO3 có thể oxi hóa NO:2HNO3 + NO → 3NO2 + H2OCác phản ứng sau cũng có thể xảy ra:HNO3 + NO → HNO2 + NO2 HNO3 + HNO2 → 2NO2 + H2O Axit nitrơ được tạo ra theo phản ứng:NO + NO2 + H2O → 2 HNO2 Axit nitrơ hấp thụ bức xạ và thực hiện phản ứng phân li quang hóa với tốc độ khoảng 1/10 tốc độ phản ứng phân li quang hóa của NO2 :HNO2 + hυ → NO + HO. Phản ứng phản ứng phân li quang hóa của HNO2 rất quan trọng vì nó tạo ra gốc tự do hidroxyl HO. có hoạt tính cao, có tác dụng khơi mào cho một loạt các phản ứng khác, ví dụ :HO. + NO2 → HNO3 HO. + NO → HNO2 Các nhà nghiên cứu về hóa học vũ trụ cũng phát hiện rằng nitơ oxit NO dưới tác dụng của tia bức xạ và sự có mặt một lượng lớn cacbon monooxit CO 4sẽ bị oxi hóa hoàn toàn thành NO2. Quá trình này lại hình thành gốc tự do mới là hidropeoxyl HO2. hoặc hidroxyl HO.. Các phản ứng diễn ra như sau :HO. + CO → CO2 + H+ H. + O2 + M → HO2. + M HO2. + NO → HO. + NO2 HO2. + HO2. → H2O2 + O2 I.4. Các phản ứng quang hóa của các hidrocacbon trong khí quyền Việc giải thích cơ chế của các phản ứng giữa các chất oxi hóa và hidrocacbon (tạo các chất ô nhiễm thứ cấp) rất phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau. Nói chung phản ứng có xảy ra được hay không; tốc độ như thế nào; thời gian tồn tại của các sản phẩm tạo thành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Các phản ứng của chính thường xảy ra với ba loại hidrocacbon phổ biến nhất là parafin, olefin và hidrocacbon thơm với O, HO. và O3, được coi là những nhất oxi hóa quang trọng nhất trong khí quyển.Các phản ứng với oxi nguyên tử O: Các nguyên tử oxi được tạo ra chủ yếu do phản ứng phản ứng phân li quang hóa của NO2. Oxi nguyên tử phản ứng nhanh với olefin nhưng lại chậm với anken và aren. - Khi oxi nguyên tử tác dụng với parafin sẽ giải phóng gốc ankyl và gốc HO.RH + O → R. + HO.- Khi oxi nguyên tử tác dụng với olefin tạo ra một epoxit ở trạng thái kích hoạt, epoxit này lại phân hủy thành hai gốc là ankyl và axyl :R1 R3 R1 R3 C = C C = CR2 R4 (1)R2 O R4 (2)R2 R3 R C. + R4 C. hay R1 C . + R2 C. v.v R3 O O R45- Với các aren: hiện nay cơ chế phản ứng của nguyên tử oxi với các aren còn chưa rõ.Các phản ứng oxi hóa của gốc hidroxyl: Các gốc hidroxyl đi vào khí quyển do sự phân li quang hóa HNO2 và từ các phản ứng với các gốc tự do.Các phản ứng của gốc tự do HO. với các hidrocacbon cũng tương tự như các phản ứng của oxi nguyên tử với hidrocacbon, tuy nhiên thường nhanh hơn rất nhiều, tạo ra gốc ankyl và nước.RH + HO. → R. + H2OTốc độ phản ứng của một parafin thường tăng theo số nguyên tử hidro có trong phân tử, đặc biệt nguyên tử hidro ở cacbon bậc 2 và 3.Các phản ứng oxi hóa của ozon O3: Trong khí quyển, ozon bắt đầu được tạo ra với lượng đáng kể khi nồng độ NO2 đạt tới khoảng 25 lần nồng độ NO. Ozon là chất oxi hóa không mạnh bằng oxi nguyên tử hay HO., nhưng với nồng độ bằng hay lớn hơn 0,25ppm thì phản ứng giữa O3 và olefin diễn ra với tốc độ đáng kể. Những trường hợp này vẫn thường có ở trong không khí ô nhiễm.Phản ứng quang hóa của các hidrocacbon chứa oxi trong không khí cũng là một nguồn lớn tạo ra nhiều chất ô nhiễm thứ cấp. Trong khí thải của các động cơ chạy xăng có các andehit và xeton, lượng chất hữu cơ này chiếm 1,5% tổng các hidrocacbon của khí thải. Bởi vậy, các hidrocacbon có chứa oxi trong khí quyển có thể tham gia phản ứng oxi hóa và tạo ra nhiều gốc tự do. Một số phản ứng có thể liệt kê như sau:- Phản ứng phản ứng phân li quang hóa của andehit: các andehit bị quang phân dưới tác dụng các bức xạ mặt trời ở các bước sóng lớn hơn 300nm, phản ứng gãy mạch, tạo gốc ankyl tự do ở trạng thái kích hoạt.RCHO + hυ → R* + HCOTốc độ phản ứng quang phân này bằng 1% tốc độ quang phân NO2. Ví dụ đối với fomandehit, ta có phản ứng : HCHO + hυ → H2 + CO6- Phản ứng oxi hóa andehit bằng nguyên tử oxi tạo ra 2 gốc tự do là axyl và HO.O + RCHO → RC = O + HO.- Phản ứng oxi hóa andehit bằng gốc hydroxyl HO. sẽ tạo ra gốc axyl HO. + RCHO → R- C = O + H2OPhản ứng diễn ra với tốc độ khá nhanh nên phản ứng được coi như là một quá trình quan trọng để loại andehit ra khỏi khí quyển.Như vậy từ các phản ứng trên trong khí quyển thường tồn tại ba loại gốc hữu cơ tự do là gốc ankyl R., gốc axyl R- C=0 và gốc ankoxyl RO.. Các gốc này có hoạt tính cao nên có thể kết hợp ngay với oxi phân tử tạo các gốc peoxi :ROO. : gốc peoxiankyl RCOO. : gốc peoxiaxyl O tiếp tục tạo ra gốc axylat R - CO. ORO. + NO → RONO nitroankylRCOO. + NO2 → RCOONO2 peoxiaxyl nitrat (PAN) O O I.5. Khói mù quang hóa (photochemical smog)Khói quang hóa là hỗn hợp gồm các chất phản ứng và các sản phẩm phản ứng sinh ra khi các hidrocacbon, các oxit nitơ cùng có mặt trong khí quyển dưới tác dụng của bức xạ Mặt trời. Cơ chế của sự tạo thành khói quang hóa diễn ra trong một hệ hết sức phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, các nguồn phát tán chất ô nhiễm, cơ chế các phản ứng hóa học. Có thể bao gồm các quá trình phản ứng sau:- Các hidrocacbon hoạt tính tương tác với O3 thành gốc RCH2.- Gốc RCH2. tương tác với O2, tạo thành gốc tự do RCH2O2. - Gốc RCH2O2. tương tác với NO tạo ra NO2 và gốc tự do do RCH2O.- Gốc RCH2O. tương tác với O2 thạo thành andenhit bền RCHO và gốc HOO.7- HOO. tương tác với NO khác cho ra NO2 và HO.- HO. cực kì hoạt động và phản ứng nhanh với các hidrocacbon bền RCH3 tạo ra H2O và gốc RCH2., đồng thời hoàn chỉnh chu trình chuyển hóa. Trong một chu trình tạo ra 2 phân tử NO2, một phân tử RCHO và tái tạo gốc RCH2 để lại bắt đầu chu trình mới và cứ như thế tiếp tục.- Anđehit RCHO vừa phát sinh lại khởi đầu cho một chuỗi phản ứng khác bằng cách tương tác với gốc HO. dẫn tới sự tạo thành gốc axyl R- C=0, rồi gốc này phản ứng ngay với O2 cho gốc peoxiaxyl để tạo ra peoxiaxyl nitrat (PAN). PAN thường được coi là thành phần chính của khói mù quang hóa, là chất rất độc. Khói quang hóa là loại khói mang tính chất oxi hóa rất cao, có màu nâu, gây tác hại cho mắt và phổi, phá hoại đời sống thực vật….Để giảm hiện tượng tạo thành khói mù quang hóa, chủ yếu chúng ta phải khống chế sự thải NOX và hidrocacbon vào khí quyển.I.6. Phản ứng quang hóa của SO2Khi không khí tiếp xúc với bức xạ Mặt Trời, SO2 được hoạt hóa bởi bức xạ trong hạ tầng khí quyển, kết quả dẫn tới một chuỗi các phản ứng kế tiếp liên quan đến các phân tử SO2 kích hoạt. Photon phù hợp để kích hoạt các phân tử SO2 có bước sóng λ khoảng từ 290 đến 400nm. Khi trong không khí có N2, O2, CO , CO2 và CH4 thì tốc độ các phản ứng gần giống nhau; Còn khí có H2O, O3 thì hằng số vận tốc tương ứng lớn hơn nhiều. Nhiều nghiên cứu cho thấy phản ứng quan trọng tiếp theo là sự oxyhóa tạo thành SO3 và O nguyên tử: SO2* + O2 → SO3 + OKhi có mặt hidrrocacbon và các oxit nitơ thi tốc độ chuyển hóa SO2 thành SO3 tăng rõ rệt. Ngoài ra, sự oxi hóa SO2 trong các hệ này thường kèm theo sự tạo thành sol khí. II. Ảnh hưởng của phản ứng quang hóa đến môi trường:II.1. Hiện tượng mưa axitMưa thường được coi là quá trình tự làm sạch phổ biến nhất của môi trường không khí, nhờ mưa mà bụi và các chất gây ô nhiễm có thể được loại ra 8khỏi khí quyển. Nước mưa hòa tan một phần CO2 của khí quyển nên có môi trường axit yếu với pH khoảng 6 – 6.5, đây là hiện tượng mưa tự nhiên. Tuy nhiên, khi pH của nước mưa giảm xuống nhỏ hơn 5, chúng ta gọi là mưa axit, nguyên nhân chủ yếu như sau:Một lượng lớn NOX và SOX đi vào khí quyển sẽ chuyển hóa thành axit HNO3 và axit H2SO4 theo cơ chế của các phản ứng hóa học và quang hóa học :NO + O3 → NO2 + O2NO2 + O3 → NO3 + O2NO2 + NO3 → N2O5N2O5 + H2O → 2HNO3HNO3 được tách ra dưới dạng axit hoặc dạng muối nitrat nếu phản ứng với bazơ có sẵn ở dạng hấp thụ trong các hạt bụi hoặc sol khí ( NH3, vôi…)SO2 cũng chuyển thành axit H2SO4 với phản ứng trong các giọt nước. Sự có mặt của hydrocacbon, NOX, làm tăng tốc độ của quá trình quang hóa oxi hóa SO2 để hình thành axit H2SO4. Hoặc nếu trong các giọt nước có chứa ion Mn(II), Fe(II), Cu(II) thì chúng sẽ xúc tác cho phản ứng oxi hóa SO2. Quá trình được biểu diễn như sau :SO2 + 21O2 + H2O ioxitkimloaNOHCX),( H2SO4 HNO3 và H2SO4 cùng với HCl (thoát ra từ các nguồn tự nhiên và hoạt động của con người) tạo nên sự ngưng tụ axit, là nguyên nhân chính của mưa axit. Mưa axit gây ra sự phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ cẩm thạch, đá vôi, đá phiến Những vật liệu này trở nên thủng lỗ chỗ và yếu đi về mặt cơ học vì các muối sunfat dễ tan nên tan dần và có thể tách ra theo nước mưa.CaCO3↓ + H2SO4 → CaSO4↓ + CO2 + H2OMưa axit phá hủy cây cối, làm đình trệ sự phát triển rừng. Dưới ảnh hưởng của mưa axit, đất bị axit hóa, tạo điều kiện cho một số kim loại nặng ở dạng không tan như nhôm, cadimi, chì… chuyển thành dạng tan sẽ đi vào dung 9dịch đất, gây nhiễm độc cho cây trồng, rồi theo dây chuyền thức ăn đi vào cơ thể của người và động vật, hoặc hoặc bị rửa trôi vào môi trường nước.Mưa axit làm thay đổi môi trường nước, ảnh hưởng tới các hệ thủy sinh, khi pH giảm xuống nhỏ hơn 4 có thể làm chết cá và trứng cá.Các số liệu về phân tích nước mưa axit thay đổi tùy thuộc vào thời gian và vị trí lấy mẫu. Tuy nhiên, khuynh hướng chung sẽ là H2SO4 đóng góp phần chính, sau đó là HNO3, còn HCl có tỉ lệ thấp hơn nhiều.II.2. Sự suy giảm tầng ozon Ozon O3 là thành phần chính của tầng bình lưu, khoảng 90% O3 tập trung ở độ cao 19-23km so với mặt đất, nên chúng ta thường gọi là tầng ôzon. Ozon là khí không màu, có tính oxy hóa cao, có mùi hắc. Ozon có chức năng bảo vệ sinh quyển do khả năng hấp thụ bức xạ tử ngoại và tỏa nhiệt của phân tử O3, rồi lại được tái tạo lại thể hiện qua các phản ứng: O3 + hυ → O2 + OO + O2 → O3Sự tạo thành ozon có thể lí giải là từ các quá trình phân li quang hóa của O2, NOx, SO2, tạo ra oxy nguyên tử; sau đó các nguyên tử này lại tiếp tục hóa hợp với phân tử oxi để hình thành phân tử ozon: O2 , NOx, SO2 + hυ → OO + O2 → O3Ozôn lập tức hấp thụ bức xạ tử ngoại và phân hủy: O3 + hυ → O2 + ONhư vậy, khí ozon luôn luôn phân hủy và tái tạo một cách tự nhiên, hình thành cân bằng động, cân bằng này tồn tại ổn định, đó chính là cơ chế tự nhiên để bảo vệ sinh quyển.Trong những năm gần đây hàm lượng khí ozon dần suy giảm, ước tính mức suy giảm trung bình toàn cầu là 5% và sự suy giảm này ngày càng tăng do sự phân hủy ozôn vượt quá khả năng tái tạo lại.10 Cơ chế quá trình phân hủy O3 vẫn đang được được nghiên, có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên hầu như đều cho rằng phân tử ozon bị phân hủy chủ yếu do 4 tác nhân cơ bản là các nguyên tử oxi O; các gốc hidroxyl hoạt động HO*; các oxit nitơ NOX và các hợp chất clo:1. O3 + O O2 + O22. O3 + HO* → O2 + HOO* HOO* + O → HO* + O23. O3 + NO → NO2 + O2NO2 + O → NO + O24. Cl* + O3 → ClO* + O2ClO* + O2 → Cl* + O2Các nguồn sinh ra Cl* chủ yếu là do các hợp chất CFC như CCl2F2, CCl3F, được dùng như là chất làm lạnh, chất chữa cháy, dung môi trong mĩ phẩm chúng trơ ở tầng đối lưu, nhưng khi được khuyếch tán chậm lên tầng bình lưu, dưới tác dụng của bức xạ tử ngoại (λ < 200nm) sẽ sinh ở các gốc Cl* CFC + hv ( λ = 200nm) → Cl*Một gốc Cl* có thể phân huỷ hàng nghìn phân tử ozon trước khi hóa hợp thành chất khác.Núi lửa thải ra Cl2 và HCl thẳng vào tầng bình lưu dưới tác dụng của tia tử ngoại (λ = 300nm ÷ 400nm) tạo thành Cl còn HCl thì tác dụng với các gốc HO* có sẵn trong tầng bình lưu cũng tạo ra Cl*:Cl2 + hv → Cl* + Cl* HCl + HO* → Cl* + H2OHO* hình thành do quá trình quang hóa oxi hóa metanCH4 + O → CH3* + HO*N2O được sinh sản ra trong quá trình phân hủy sinh học tự nhiên của các hợp chất nitrat, rồi xâm nhập chậm chạp vào tầng bình lưu, ở đó nó bị oxi hóa thành NO khi kết hợp với oxi nguyên tử ở độ cao dưới 30km: N2O + O → 2NOỞ độ cao trên 30km thì lại do phản ứng quang hóa của nitơ phân tử: 11N2 + hv → N + NO2 + N → NO + O*Các máy bay bay ở độ cao lớn cũng thải ra rất nhiều khí NOX.Ở nồng độ lớn, ozôn là chất ô nhiễm, tác động xấu đến năng suất cây trồng. Đối với con người hàm lượng ôzon an toàn là không vượt quá 0,05ppm. Tầng ozôn bị phá hủy sẽ làm cho một lượng lớn bức xạ tử ngoại đi xuống Trái Đất, sẽ làm tổn hại đến đời sống của con người và động thực vật. Bức xạ tử ngoại đi xuống Trái Đất sẽ xúc tác mạnh các quá trình quang hóa ở các tầng khí quyển thấp hơn, làm tăng hiện tượng mưa axit, tạo thành khói quang hóa; tăng nhiều bệnh về đường hô hấp…II.3. Sự hình thành sương mù quang hóaII.3.1. Những nét cơ bản về sương mù quang hóaTheo ngữ nghĩa: sương khói quang hoá (smog) là sự kết hợp từ sương mù (fog) và từ khói (smok). Bản chất của nó là hiệu quả của hiệu ứng nghịch nhiệt trong hoàn cảnh lớp không khí sát mặt đất bị ô nhiễm. Nếu theo quy luật chung, nhiệt độ lớp khí quyến sát mặt đất nóng hơn trên tầng cao khiến cho hiện tượng đối lưu xảy ra, giúp cho việc làm loãng các chất gây ô nhiễm khí phát sinh sát mặt đất (đây là hiện tượng thuận nhiệt).Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy và sẽ có 2 trường hợp sẽ xảy khi lớp không khí bên trên cao lại nóng hơn lớp không khí sát mặt đất khiến cho hiện tượng đối lưu làm sạch không khí không thể xảy ra được.Khi có lớp không khí mát lấn vào vùng khí nóng: luồng khí mát nặng hơn sẽ đi là là (sát mặt đất) đẩy khí nóng lên cao. Lúc đó, hiện tượng đối lưu không xảy ra được, làm cho lớp không khí sát mặt đất bị ứ đọng, ngưng trệ, các chất ô nhiễm như SOx, COx, NOx,… (chủ yếu do phát xả khí động cơ xe cơ giới và khí bốc lên từ cống rãnh) được tích luỹ lại. Chúng kết hợp với hơi nước trong không khí, tạo ra hiện tựơng sương khói quang hoá hay còn được gọi là sương mù axit. Sương khói thường rất đặc và khi có sương khói thì không có gió. Đây là trường hợp nghịch nhiệt xảy ra tại Hà Nội tối ngày 10/6/2009 (có thể gọi là nghịch nhiệt mát).12Nhưng khi lớp không khí nóng lục địa tràn về tầng cao của lớp khí quyển, gặp lớp khí sát mặt đất vẫn nóng“nóng tràn nóng” cũng vẫn xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, nhưng phải tạm gọi là nghịch nhiệt “Nóng” - Như hiện tượng mới xảy ra tối 16/6/2010 tại nội thành Hà Nội.Khi con người bị loại sương mù độc hại này tấn công vào đường hô hấp gây đau rát phổi, giảm khả năng hấp thụ ô xy, gây đau đầu, hôn mê và có thể tử vong. Sương khói vào mắt còn làm đau rát, giảm thị lực. Cây cối bị sương khói làm khô héo lá và có thể chết giống như bị mưa axit.Cũng cần nói rõ là sương khói quang hoá kết hợp tác động của nhiệt độ cực đoan thường gây nguy hiểm nhất cho người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em và người bị tim mạch.Một ví dụ điển hình là: Sương khói quang hoá xuất hiện ở London từ ngày 5 đến 10 /12/1952 đã cướp đi sinh mạng của 12.000 người. Sau đó 3 năm (9/1955) tại Lusanca (Mỹ) cũng tái diễn kịch bản này, làm cho 400 người (chủ yếu là các cụ già) bị chết.Trở lại hiện tượng sương khói ở Hà Nội: có thể coi đó là sương mù axit. Nếu kèm theo mưa nhỏ do quá mù (nghịch nhiệt mát) có thể đo được độ pH của nước mưa đáp ứng tiêu chuẩn mưa axit (pH≤ 5.50). Sương khói quang hóa chỉ xảy ra khi trời lặng gió. 13
Tài liệu liên quan
- CÁC PHẢN ỨNG SINH HOÁ TRONG CÁC ĐỊNH VI SINH VẬT
- 24
- 1
- 6
- CÁC PHẢN ỨNG SINH HOÁ TRONG XÁC ĐỊNH VI SINH VẬT
- 24
- 1
- 9
- Các phản ứng sinh hóa trong xác định vi sinh vật
- 24
- 1
- 13
- Báo cáo " Ảnh hưởng của kích thước hạt TiO2 đến tính chất và hoạt độ xúc tác trong phản ứng quang oxy hóa p-xylen " pdf
- 7
- 615
- 2
- Nghiên cứu phản ứng quang hoá và ozon hoá của một số hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học
- 27
- 948
- 0
- thành phần hóa học và phản ứng sinh hóa trong sữa
- 30
- 471
- 1
- PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN - PHẢN ỨNG QUANG HÓA docx
- 24
- 1
- 17
- TRIGLYCERIDE - ỨNG DỤNG CỦA PHẢN ỨNG HYDRO HÓA TRONG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN DẦU MỠ
- 33
- 2
- 7
- Phản ứng quang hóa trong khí quyển
- 13
- 16
- 20
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới phản ứng Este hóa trong tổng hợp hai Este của Acid Salicylic (Salol và Aspirin
- 5
- 1
- 5
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(89.5 KB - 13 trang) - Phản ứng quang hóa trong khí quyển Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Cơ Chế Phản ứng Quang Hóa
-
Phản ứng Quang Hóa Và ứng Dụng - Tài Liệu Text - 123doc
-
Xuc Tac Quang Hoa - SlideShare
-
Quang Hóa Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Giảng Hoá đại Cương - Chương 4: Động Hoá Học - Tài Liệu, Tai Lieu
-
Phản ứng Quang Hóa Phản ứng Hóa Học - Khoa Học - 2022
-
Phản ứng Nhiệt Và Quang Hóa | Fantasista's Blog
-
Phản ứng Quang Hóa.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
An Toàn Quang Sinh Học, Cơ Chế Và Nguy Cơ Gây Hại - Phúc Gia
-
[PDF] ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH THI TUYỂN SAU ĐẠI HỌC NĂM 2012
-
Phản ứng Quang Hóa Trang 1 Tải Miễn Phí Từ Tailieunhanh
-
Quang Hóa – Wikipedia - Wiki Là Gì
-
Sự Khác Biệt Giữa Phản ứng Quang Hóa Và Nhiệt - Sawakinome
-
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẢN ỨNG PHÂN HỦY QUANG ...
-
Phản ứng Quang Hóa | Phản ứng Hóa Học - Páginas De Delphi