Phản ứng Thế Là Gì? Ví Dụ Phản ứng Thế

Phản ứng thế là gì? Ví dụ phản ứng thếPhản ứng thế là gì lớp 8Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Thế nào là phản ứng thế

  • 1. Phản ứng thế là gì?
  • 2. Phản ứng thế trong vô cơ
    • Phương trình tổng quát
  • 3. Ví dụ phản ứng thế
  • 4. Phản ứng thế trong hóa học hữu cơ
    • Các loại phản ứng thế ở các hợp chất hữu cơ
    • Ví dụ phản ứng thế hữu cơ 
  • 5. Bài tập vận dụng liên quan 

Phản ứng thế là gì? Ví dụ phản ứng thế được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc tìm hiểu phản ứng thế là gì, cũng như đưa ra các ví dụ phản ứng thế. Giúp bạn đọc nắm được khái niệm cũng như nắm được các dạng bài tập về phản ứng thế. Bên cạnh đó để củng cố nâng cao kiến thức kĩ năng giải bài tập, VnDoc đã đưa ra các nội dung câu hỏi luyện tập sau bài.

1. Phản ứng thế là gì?

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

2. Phản ứng thế trong vô cơ

Trong chương trình lớp 8 các bạn học sinh bắt được được biết đến định nghĩa phản ứng thế là gì lớp 8.

Phản ứng thế trong hóa học vô cơ bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

Phản ứng thế về bản chất là phản ứng hóa học mà trong đó một nguyên tố có độ hoạt động hóa học mạnh hơn (ở các điều kiện cụ thể về nhiệt độ và áp suất) sẽ thay thế cho nguyên tố có độ hoạt động hóa học yếu hơn trong hợp chất của nguyên tố này, như phản ứng sau:

Phương trình tổng quát

A + BY → AY + B

3. Ví dụ phản ứng thế

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

3Cl2 + 2NH3 → 6HCl + N2

Zn + CuCl2 → Cu + ZnCl2

2HCl + Zn → H2 + ZnCl2

2C + SiO2 → 2CO + Si

Fe + CuCl2 → Cu + FeCl2

Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4

(2AlCl3 + 3Mg → 2Al + 3MgCl2)

3Cl2 + 6Fe(NO3)2 → 4Fe(NO3)3 + 2FeCl3

4. Phản ứng thế trong hóa học hữu cơ

Trong hóa học hữu cơ, phản ứng thế được biết là phản ứng hóa học mà trong đó một nhóm của một hợp chất được thay bằng một nhóm khác.

Các loại phản ứng thế ở các hợp chất hữu cơ

Phản ứng thế ái lực hạt nhân.

Phản ứng thế ái lực điện tử.

Phản ứng thế gốc.

Ví dụ phản ứng thế hữu cơ

Xét quá trình phản ứng giữa metan và clo, phản ứng xảy ra theo cơ chế gốc, trải qua 3 giai đoạn: khơi mào, phát triển mạch, tắt mạch.

Khơi mào:

(Cl2 → Cl’ + Cl’) (điều kiện: ánh sáng khuếch tán).

Phát triển mạch:

(CH4 + Cl’ \overset{askt}{\rightarrow}\(\overset{askt}{\rightarrow}\) CH3 + HCl)

(CH3’ + Cl2→ CH3Cl + Cl’)

Tắt mạch:

(Cl’ + Cl’ → Cl2)

(CH3’ + Cl’ → CH3Cl)

(CH3’ + CH3’ → CH3-CH3)

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

B. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 2. Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ có phản ứng thế với clo, không có phản ứng cộng với clo ?

A. C2H2

B. C6H6

C. C2H4

D. CH4

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 3. Phản ứng hóa học đặc trưng của ankan là:

A. Phản ứng tách.

B. Phản ứng thế.

C. Phản ứng cộng.

D. Cả A, B và C.

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. C2H6 + Cl2 \overset{as}{\rightarrow}\(\overset{as}{\rightarrow}\) C2H5Cl + HCl

B. C3H8 → C2H4 + CH4

C. CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

D. C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Xem đáp ánĐáp án A

A. C2H6 + Cl2 \overset{as}{\rightarrow}\(\overset{as}{\rightarrow}\) C2H5Cl + HCl

Câu 5. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. CuO + HCl → CuCl2 + H2O

B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Xem đáp ánĐáp án B

B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 6. Phản ứng thế là phản ứng hóa học

A. Giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

B. Giữa hợp chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

C. Giữa đơn chất và đơn chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

D. Giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của hợp chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong đơn chất.

Xem đáp ánĐáp án A

Phản ứng thế là phản ứng hóa học Giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Câu 8. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O

B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Xem đáp ánĐáp án B

B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

Câu 9. Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa – khử?

A. phản ứng hóa hợp

B. phản ứng phân hủy

C. phản ứng thế

D. phản ứng trao đổi

Xem đáp ánĐáp án C

Câu 10. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Xem đáp ánĐáp án B

Các chất phản ứng là: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4

Fe + 6HNO3 → 3H2O + 3NO2 + Fe(NO3)3

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

Fe(OH)2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O

Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O

Fe(NO3)2 + 2HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

3FeSO4 + 6HNO3 → Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Câu 11. Cho đinh Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian ta thấy hiện tượng là:

A. Dung dịch có màu xanh đậm hơn

B. Dung dịch có màu vàng nâu

C. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần

D. Dung dịch có màu đỏ nâu

Xem đáp ánĐáp án C

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

=> Dung dịch màu xanh lam nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt.

Câu 12. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 4S + 8KOH → K2SO4 + 3K2S + 4H2O

B. Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

C. 3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Xem đáp ánĐáp án B

B. Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

Câu 13. Trong các phản ứng sau đây đâu là phản ứng thế trong các phản ứng sau?

A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

B. KOH + HCl → KCl + H2O

C. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

D. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Xem đáp ánĐáp án A

A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Câu 14. Cho các phản ứng hoá học sau: (coi điều kiện có đủ)

(1) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

(2) 2Fe + O2 → 2FeO.

(3) Zn + 2HCl  → ZnCl2 + H2.

(4) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2.

(5) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

(6) K2O + H2O → 2KOH.

Số phản ứng thế là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Xem đáp ánĐáp án A

.............................

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan 

  • Các loại phản ứng hóa học lớp 8 đầy đủ
  • Phản ứng trao đổi của ion
  • Phản ứng hóa hợp là gì? Ví dụ phản ứng hóa hợp

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phản ứng thế là gì? Ví dụ phản ứng thế. Hy vọng thông qua tài liệu này, các bạn học sinh sẽ nắm được kiến thức cơ bản về phản ứng thế, từ đó vận dung làm bài tập liên quan. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải. mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » Phản ứng Trao đổi Và Phản ứng Thế