Phản ứng Tráng Gương Của Glucozơ

Phản ứng tráng gương của glucozơBài tập phản ứng tráng gương Có đáp ánBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Phản ứng tráng gương của glucozơ là nội dung được học trong chương trình Hóa học 9. Để giúp các em học tốt phần này, VnDoc gửi tới các bạn Chuyên đề Hóa học lớp 9: Phản ứng tráng gương của glucozo. Nội dung bao gồm lý thuyết cơ bản, đưa ra phương trình phản ứng tráng gương của glucozo, từ đó đưa các dạng bài tâp phản ứng liên quan. Mời các bạn tham khảo.

Lý thuyết: Phản ứng tráng gương

  • I/ Lý thuyết và phương pháp giải
  • II/ Bài tập vận dụng
  • III/ Bài tập vận dụng mở rộng
  • IV. Đáp án hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm

I/ Lý thuyết và phương pháp giải

Phương trình phản ứng:

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

Do phân tử glucozo có một nhóm CHO ⇒ tỉ lệ 1 glucozo → 2Ag

Trong môi trường bazo Fructozo chuyển thành glucozo nên fructozo cũng bị oxi hóa bởi phức bạc – ammoniac (phản ứng tráng bạc).

Tương tự mantozo cũng tạo Ag với tỉ lệ 1 : 2 tương ứng.

Nhớ: 2nC6H12O6 = nAg

Phương pháp chung:

+ Phân tích xem đề cho gìhỏi gì

+ Tính n của chất mà đề cho. Tính số mol của chất đề hỏi ⇒ khối lượng của chất đề hỏi

II/ Bài tập vận dụng

Bài 1: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Số mol của bạc là:

nAg = 15/108 mol

Phương trình phản ứng hóa học

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag (1)

Theo pt (1) ta có nC6H12O6 = 1/2.nAg = ½.(15/108) = 0,07 mol

mctC6H12O6 =0,07 .180 = 12,5 gam

Nồng độ của dung dịch glucozơ là

C% C6H12O6 = (12,5/250).100% = 5%

Bài 2: Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là bao nhiêu (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

nglucozo = 36/180 = 0,2 mol

Phương trình phản ứng hóa học

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

0,2 …………….. →………………0,4 mol

mAg = 0,4.108 = 43,2g

Bảo toàn nguyên tố Ag ta có: nAgNO3 = nAg = 0,4 mol

mAgNO3 = 0,4.(108+14+16.3) = 68g

Bài 3: Đun 10ml dung dịch glucozo với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được lượng Ag đúng bằng lượng Ag sinh ra khi cho 6,4g Cu tác dụng hết với dung dịch AgNO3. Nồng độ mol của dung dịch glucozo bao nhiêu?

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

nCu = 6,4/64 = 0,1 mol

Phương trình phản ứng hóa học

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

0,1 → 0,2

C6H12O6 + Ag2O \overset{NH3, to}{\rightarrow}\(\overset{NH3, to}{\rightarrow}\) C6H12O7 + 2Ag

0,1 ← 0,2 mol

Nồng độ mol của dung dịch glucozo là:

CM(C6H12O6) = 0,1/0,01 = 10M

Bài 4. Thực hiện phản ứng tráng gương 72 gam dung dịch glucozo 10% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, nếu hiệu suất là 40% thì khối lượng bạc kim loại tạo thành là:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Số mol glucozo phản ứng là:

nGlucozo = 0,04 mol

=>nGlucozo phản ứng = 0,04.0,4 = 0,016 mol

=> nAg = 2 nGlucozo = 0,024 mol => mAg = 2,476 gam

Bài 5. Phân biệt dung dịch các hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học: Saccarozo, mantozo, glixerol, andehit axetic.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Dùng phản ứng tráng gương ta chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: gồm Saccarozơ và glixerol không tạo kết tủa Ag.

Nhóm 2: gồm mantozơ và andehit axetic tạo kết tủa Ag.

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

C11H21O10−CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C11H21O10COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

Nhận biết nhóm 1:

Hai chất đem đun nóng với H2SO4, Saccarozơ sẽ thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Tiếp tục tác dụng với AgNO3/NH3 thì các sản phẩm của saccarozơ tham gia phản ứng với phản ứng tráng gương còn glixerol thì không tham gia.

C12H22O11 + H2O \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)C6H12O6 + C6H12O6

CH2OH−(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH(CHOH)4COONH4+ 2Ag + 3NH3 + H2O

Nhận biết nhóm 2: dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường mantozơ tạo được dung dịch màu xanh lam trong suốt còn andehit axetic không tạo được dung dịch màu xanh lam.

Bài 6. Để phân biệt các chất: Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic, có thể chỉ dùng thuốc thử nào. Trình bày cách nhận biết các chất hóa học trên. 

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ở dạng câu hỏi nhận biết này, bạn đọc có thể dễ dàng nhận thể ở đây chúng ta không thể sử dụng dung dịch AgNO3/NH3 để nhận biết được, vì có Glucozơ và anđehit axetic đều phản ứng và cho kết tủa giống nhau. Do đó thuốc thử được sử dụng ở đây chính là dung dịch Cu(OH)2.

Chi tiết

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

Nhỏ dung dịch Cu(OH)2/OH-  vào các ống nghiệm đựng sẵn mẫu thử được đánh số trước đó

Ống nghiệm nào thấy Cu(OH)2 tan ở nhiệt độ thường và tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng chính là glucozo

Khi cho Cu(OH)2 chỉ tan ở nhiệt độ thường đó chính là  glixerol

Andehit axetic chỉ tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng

Lòng trắng trứng phản ứng màu biure tạo màu tím

Ống nghiệm không xảy ra phản ứng hiện tượng gì là Rượu etylic

Bài 8. Thuỷ phân hoàn toàn 51,3 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là bao nhiêu

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nsac = 51,3 : 342 = 0,15 (mol)

nAg = 2n(glu + fruc) = 4nsac = 0,6 (mol)

=> mAg = 0,6.108 = 64,8 (g)

Bài 9. Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozo và 0,01 mol mantozo một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được x mol Ag. Tìm x.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

H= 75% => nsac pư = 0,02 . 0,75 = 0,015 (mol)

nman pư = 0,01. 0,75 = 0,0075 (mol)

=> nman dư = 0,0025 (mol)

nAg = 4nsac + 4 nman pu + 2 mandư = 0,095 (mol)

Bài 10. Phân biệt dung dịch các hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học: Saccarozo, mantozo, glixerol, andehit axetic.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Dùng phản ứng tráng gương ta chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: gồm Saccarozơ và glixerol không tạo kết tủa Ag.

Nhóm 2: gồm mantozơ và andehit axetic tạo kết tủa Ag.

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3+ H2O

C11H21O10−CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C11H21O10COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3+ H2O

Nhận biết nhóm 1:

Hai chất đem đun nóng với H2SO4, Saccarozơ sẽ thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Tiếp tục tác dụng với AgNO3/NH3 thì các sản phẩm của saccarozơ tham gia phản ứng với phản ứng tráng gương còn glixerol thì không tham gia.

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

CH2OH−(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH(CHOH)4COONH4+ 2Ag + 3NH3+ H2O

Nhận biết nhóm 2: dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường mantozơ tạo được dung dịch màu xanh lam trong suốt còn andehit axetic không tạo được dung dịch màu xanh lam.

Bài 11. Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nsac = 6,84 : 342 = 0,02 (mol)

nAg = 2n(glu + fruc) = 4nsac = 0,08 (mol)

=> mAg = 0,08.108 = 8,64 (g)

Bài 12. Cho 250 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 5,4 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nAg = 5,4/108 = 0,05 mol

→ nglucozo = 1/2nAg = 0,025 mol

→ CMglucozo = 0,025/0,25 = 0,1M

Bài 13. Cho m gam cacbohiđrat X phản ứng tráng bạc thu được a gam Ag. Đun nóng X trong dung dịch axit, sau đó cho hỗn hợp sau phản ứng tráng bạc thu được b gam Ag (b> a). Xác định chất X.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Glucozơ thì không bị thủy phân nên trong 2 môi trường có axit và không có axit lượng Ag thu được như nhau.

Saccarozơ cấu tạo từ glucozơ và fructozơ nên nếu không bị thủy phân thì sẽ không có phản ứng tráng bạc.

Mantozơ cấu tạo từ glucozơ, có tính chất giống glucozơ, khi thủy phân môi trường H+ → 2 glu. Nên lượng Ag nhiều hơn khi môi trường không có H+

Vậy chất X là Mantozơ

III/ Bài tập vận dụng mở rộng

Câu 1. Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với dung dịch AgNO3 đủ phản ứng trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được

A. 10,8g

B. 20,6

C. 28,6

D. 26,1

Câu 2. Đun nóng dd chứa 36 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu đươc tối đa là:

A. 21,6g

B. 32,4

C. 19,8

D. 43,2

Câu 3. Đun nóng dd chứa m gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 32,4 g Ag .giá trị m là:

A. 21,6 gam

B. 108gam

C. 27 gam

D. Số khác

Câu 4. Đun nóng dung dịch chứa m g glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 16,2 Ag giá trị m là (H= 75%):

A. 21,6g

B. 18 g

C. 10,125g

D. số khác

Câu 5. Tính lượng kết tủa bạc hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18g glucozơ. (H= 85%)

A. 21,6g

B. 10,8g

C. 18,36g

D. 2,16 g

Câu 6. Cho 200ml dung dịch glucozơ pứ hoàn toàn với dd AgNO3 trong NH3 thấy có 10,8g Ag tách ra. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch glucozơ đã dùng.

A. 0,25M

B. 0,05M

C. 1M

D. số khác

Câu 7. Đun nóng dung dịch chứa 54g glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 /NH3 thì lượng Ag tối đa thu đựơc là m gam. Hiệu suất pứ đạt 75%. Giá trị m là.

A. 32,4

B. 48,6

C. 64,8

D. 24,3g

Câu 8. Cho 10,8 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag thu được là:

A.2,16 gam

B.3,24 gam

C.12,96 gam

D.6,48 gam

Câu 9. Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozo và saccarozo vào nước thu được 100ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozo trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 2,7 gam

B. 3,42 gam

C. 32,4 gam

D. 2,16 gam

Câu 10. Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

A. 11,4 %

B. 14,4 %

C. 13,4 %

D. 12,4 %

Bài 11: Cho thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn 3,06 gam dung dịch truyền huyết thanh glucozo thu được 0,1836 gam Ag. Nồng độ phần trăm của dung dịch truyền huyết thanh trên là:

A. 7,65%

B. 5%

C. 3,5%

D. 2,5

Bài 12: Đun nóng dung dich chứa 27 gam glucozo với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được:

A. 32,4 g.

B. 21,6 g.

C. 16,2 g.

D. 10,8 g.

Bài 13: Khối lượng kết tủa đồng (I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 9 gam glucozơ và lượng dư đồng (II) hiđroxit trong môi trường kiềm là bao nhiêu gam?

A. 1,44 g

B. 3,60 g

C. 7,20 g

D. 14,4 g

Bài 14: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng làA. 0,20M.

B. 0,10M.

C. 0,01M.

D. 0,02M.

Bài 15: Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 dư vào dd X và đun nhẹ, khối lượng Ag thu được là

A. 6,25 g

B. 6,75 g

C. 13,5 g

D. 8 g

IV. Đáp án hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm

Đáp án

1 A2 D3 C4 B5 C
6 A7 B8 C9 B10 B
11 B12 A13 C14 A15 C

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Câu 1.

nglucozo = 9/180 = 0,05 mol

⇒ nAg = 2nglucozo = 0,1 mol

⇒ mAg = 10,8 gam

⇒ Chọn A.

Câu 2.

nAg tối đa = 2nglucozo= 2.36/180 = 0,4 mol

⇒mAg tối đa = 43,2 gam

⇒ Chọn D.

Câu 3. 

nglucozo = 1/2.nAg=1/2.32,4/108 = 0,15 mol

⇒mglucozo = 0,15.180 = 27 gam

⇒ Chọn C.

Câu 4.

nAg = 16,2/108 = 0,15 mol

Vì H = 75% nên ta có:

nglucozo = 0,15/75.100.1/2 = 0,1 mol

⇒ mglucozo  = 0,1.180 = 18 gam

⇒ Chọn B.

Câu 5.

n(glucozơ) = 0,1 mol ⇒ n(Ag) = 0,1.2 = 0,2 mol

Với H = 85%, thì khối lượng kết tủa Ag là:

(0,2.108.85)/100= 18,36 gam

=> Chọn C

Câu 6.

nglucozo = 1/2 . nAg = 1/2.(10,8/108) = 0,05 mol

=> CM (glucozo) = 0,05/0,2 = 0,25 M

Câu 7.

Vì H = 75% nên:

nAg = 2.nglucozo/100.75

= 2.\frac{\displaystyle\frac{54}{180}}{100}.75=0,45mol\(2.\frac{\displaystyle\frac{54}{180}}{100}.75=0,45mol\)

⇒ mAg = 0,45.108 = 48,6 gam

⇒ Chọn B.

Câu 8. 

C6H12O6 + Ag2O \overset{NH_{3} }{\rightarrow}\(\overset{NH_{3} }{\rightarrow}\) C6H12O7 + 2Ag

0,06                                                  0,12 mol

Khối lượng bạc thu được

m = 0,12.108 = 12,96 gam

Chọn C

Câu 9.

Khi phản ứng với AgNO3/NH3:

Glucozo → 2Ag

=> nGlucozo = 0,015 mol => mSaccarozo = mhh – mGlucozo = 3,42 gam

Đáp án B

Câu 10.

nAg = 6,48 : 108 = 0,06 mol

Glu → 2Ag

0,03 ← 0,06 mol

=> mGlu = 0,03.180 = 5,4 gam

=> C% = (5,4/37,5).100% = 14,4%

Đáp án B

Câu 11. 

1C6H12O6 → 2Ag

nC6H12O6 = 1/2 . 0,1836/108 = 8,5.10-4 mol

mC6H12O6 =  8,5.10-4 .180 = 0,153 gam

C%C6H12O6 = 0,153/3,06 = 0,05

Câu 12. 

Số mol của glucozo

n glucozo = 27 : 180 = 0,15 (mol)

1 glucozo → 2Ag

0,15          → 0,3 (mol)

=> nAg = 2nglu = 0,3 (mol) => mAg = 32,4 (g)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13. 

Phương trình phản ứng

C6H12O6  + 2Cu(OH)2 —> C6H12O7  + Cu2O + 2H2O

Số mol của C6H12O6: nC6H12O6  = 0,05 —> nCu2O = 0,05 mol

—> mCu2O = 7,2 gam

Câu 14. 

nAg = 2,16 : 108 = 0,02 (mol)

1glucozơ → 2Ag

=> nglucozơ= 0,02 : 2 = 0,01 (mol)

=> CMglucozơ = n : V = 0,01 : 0,05 = 0,2(M)

Đáp án cần chọn là A

Câu 15.

Số mol của  saccarozơ

n saccarozơ = (62,5.17,1%)/342 = 0,03125 mol

C12H22O11 + H2O →  C6H12O6 + C6H12O6

 0,03125  → 0,03125  → 0,03125 mol 

C6H12O6 + Ag2O  →   C6H12O7  + 2Ag

0,0625 mol → 0,125 mol

=> Khối lượng bạc là:  mAg = 0,125.108 = 13,5 gam

---------------------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Phản ứng tráng gương là gì? Cách viết phản ứng tráng gương

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học: Phản ứng tráng gương của glucozo. Hy vọng giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tập ôn luyện làm bài tập.

Để có học tốt Hóa 9 hơn, các bạn có thể tham khảo Hóa 9; Giải SBT Hóa 9; Trắc nghiệm Hóa học 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Hóa học không khó. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » Phản ứng Tráng Gương Của Glucozo