Phản ứng Tráng Gương Là Gì? Các Chất Tham Gia Phản ...

Phản ứng tráng gương là gì? Các chất tham gia phản ứng tráng gươngCác chất tham gia phản ứng tráng bạcNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Các chất tham gia phản ứng tráng bạc

  • I. Phản ứng tráng gương là gì?
  • II. Phương trình tổng quát các chất tham gia phản ứng tráng gương
    • 1. Phản ứng tráng gương của Anđehit
    • 2. Phản ứng tráng gương của Axit fomic và este
    • 3. Phản ứng tráng gương của glucozơ fructozơ và saccarozơ
    • 4. Phản ứng của Ank-1-in
  • III. Bài tập vận dụng phản ứng tráng gương
  • IV. Bài tập trắc nghiệm phản ứng tráng gương

Phản ứng tráng gương là gì? Cách viết phản ứng tráng gương được VnDoc sưu tầm chia sẻ tới các bạn học sinh. Với tài liệu này hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo để giải các bài tập Hoá học một cách dễ dàng hơn. Mời các bạn tham khảo

I. Phản ứng tráng gương là gì?

Phản ứng tráng gương là một phản ứng hóa học đặc trưng của các chất như anđehit, glucozơ, este, axit fomic… với hợp chất của kim loại bạc (Ag). Hợp chất của kim loại bạc là AgNO3 và Ag2O trong môi trường NH3 viết gọn là AgNO3/NH3. Phản ứng tạo thành kim loại bạc. Chính vì thế, phản ứng này có tên gọi khác là phản ứng tráng bạc..

Phản ứng tráng gương là phản ứng được dùng để nhận biết các chất như este, andehit,… Trong đó, thuốc thử dùng cho phản ứng là dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3. Nó được viết gọn là AgNO3/NH3. Hiện nay loại phản ứng này được sử dụng nhiều trong trong công nghiệp sản xuất ruột phích, gương,..

II. Phương trình tổng quát các chất tham gia phản ứng tráng gương

1. Phản ứng tráng gương của Anđehit

a. Phương trình phản ứng tổng quát

R-(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R-(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg

→ Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.

Riêng HCHO có phản ứng:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

Phản ứng của HCHO tạo ra các muối vô cơ chứ không phải muối của axit hữu cơ như các anđehit khác.

b. Phương pháp giải bài tập phản ứng tráng gương anđehit

Phản ứng:

R(CHO)a + aAg2O → R(COOH)a + 2aAg

  • Dựa vào tỷ lệ số mol andehit và Ag

+ Nếu \frac{n_{Ag}}{n_A}=2\(\frac{n_{Ag}}{n_A}=2\) => Andehit A là andehit đơn chức.

+ Nếu \frac{n_{Ag}}{n_A}=4\(\frac{n_{Ag}}{n_A}=4\) => Andehit A là HCHO hoặc andehit hai chức R(CHO)2

+ Hỗn hợp 2 andehit đơn chức cho phản ứng tráng gương

\frac{n_{Ag}}{n_A}2\(\frac{n_{Ag}}{n_A}>2\) => có một chất là HCHO.

+ Hỗn hợp 2 andehit mạch thẳng (khác HCHO) cho phản ứng tráng gương với:

2<\frac{n_{Ag}}{n_A}<4\(2<\frac{n_{Ag}}{n_A}<4\)=> có một andehit đơn chức và một andehit đa chức.

Dựa và phản ứng tráng gương:

+ 1mol anđehit đơn chức (R-CHO) cho 2mol Ag

+ Trường hợp đặc biệt: H-CH = O phản ứng Ag2O tạo 4mol Ag và %O = 53,33%

c. Chú ý khi giải bài tập về phản ứng tráng gương của anđehit

  • Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.
  • Các đặc điểm của phản ứng tráng bạc của anđehit:

+ Nếu n_{Ag}=2_{nanđehit}\(n_{Ag}=2_{nanđehit}\) thì anđehit thuộc loại đơn chức và không phải HCHO.

+ Nếu n_{Ag}=4_{nanđehit}\(n_{Ag}=4_{nanđehit}\) thì anđehit đó thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.

+ Nếu n_{Ag}2_{nhỗnhợp}\(n_{Ag}>2_{nhỗnhợp}\) các anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.

+ Số nhóm CHO=\frac{n_{Ag}}{2nanđehit}\(CHO=\frac{n_{Ag}}{2nanđehit}\) (nếu trong hỗn hợp không có HCHO).

  • Tất cả những chất trong cấu tạo có chứa nhóm chức -CHO đều có thể tham gia vào phản ứng tráng bạc. Do đó trong chương trình hóa học phổ thông, ngoài anđehit các hợp chất sau cũng có khả năng tham gia phản ứng này gồm:

+ HCOOH và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR. Các chất HCHO, HCOOH, HCOONH4 khi phản ứng chỉ tạo ra các chất vô cơ.

+ Các tạp chức có chứa nhóm chức CHO: glucozơ, fructozơ, mantozơ…

2. Phản ứng tráng gương của Axit fomic và este

Este có dạng HCOOR, RCOOCH=CHR’, HCOOOCH=CHR có thể phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. đun nóng, sinh ra kết tủa Ag kim loại. Một số hợp chất este cho phản ứng tráng gương như este của axit fomic (HCOOR và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR) ). Một số hợp chất ít gặp như RCOOCH=CHR’, với R’ là gốc hidrocacbon. Một số phương trình hóa học điển hình phản ứng tráng gương của este:

  • Với R là gốc hidrocacbon:

HCOOR + 2[Ag(NH3)2]OH → NH4OCOOR + 2Ag ↓ + 3NH3 + H2O

  • Với R là H: (axit fomic)

HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag ↓ + 2NH3 + H2O

  • Muối của (NH4)2CO3 là muối của axit yếu, nên không bền dễ phân hủy thành NH3 theo phương trình:

HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → CO2 + 2Ag ↓ + 3NH3 + 2H2O

3. Phản ứng tráng gương của glucozơ fructozơ và saccarozơ

Phức bạc amoniac oxi hóa glucozơ tạo amoni gluconat tan vào dung dịch và giải phóng Ag kim loại.

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓ + 3NH3 + H2O

Phản ứng tráng gương của glucozơ fructozơ và saccarozơ

  • Fructozơ là đồng phân của glucozơ, tuy nhiên fructozơ không có nhóm –CH=O nên không xảy ra phản ứng tráng gương ở điềuu kiện nhiệt độ phòng. Nhưng khi đun nóng trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển thành glucozơ theo cân bằng: Fructozơ (OH–) ⇔ Glucozơ. Cho nên có phản ứng tráng gương của fructozơ.
  • Đối với saccarozơ, saccarozơ là dung dịch không có tính khử. Tuy nhiên, khi đun nóng trong môi trường axit, nó bị thủy phân tạo thành dung dịch có tính khử gồm glucozơ và fructozơ. Sau đó, glucozơ sẽ tham gia phản ứng tráng gương. Phương trình phân hủy như sau:

C12H22O11 (saccarozơ) + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

4. Phản ứng của Ank-1-in

Nguyên tử H trong ankin–1–in này chứa liên kết ba ( ≡ ) linh động. Vì thế Ankin–1–in cũng có thể tham gia phản ứng tráng gương. Đây là phản ứng thế nguyên tử H bằng ion kim loại Ag+ tạo ra kết tủa màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu xám. Đây cũng là phản ứng để nhận biết các ankin có liên kết ba ở đầu mạch.

R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg + NH4NO3

R–C≡C–H + [Ag(NH3)2]OH → R–C≡C–Ag ↓ (màu vàng nhạt) + 2NH3 + H2O

Ví dụ:

Axetilen (C2H2) phản ứng với dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3:

AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3

H–C≡C–H + 2[Ag(NH3)2]OH → Ag–C≡C–Ag ↓ (màu vàng nhạt) + 4NH3 + 2H2O

Các chất thường gặp là: C2H2: etin (hay còn gọi là axetilen), CH3-C≡C propin(metylaxetilen), CH2=CH-C≡CH but-1-in-3-en (vinyl axetilen)

III. Bài tập vận dụng phản ứng tráng gương

Câu 1: Cho 11,6 gam andehit đơn no A có số cacbon lớn hơn 1 phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư, toàn bộ lượng Ag sinh ra cho vào dd HNO3 đặc nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thấy khối lượng dung dịch tăng lên 24,8 gam. Tìm công thức cấu tạo của A.

Đáp án hướng dẫn giải

Gọi công thức của andehit no đơn chức là: RCHO

Phương trình phản ứng:

R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Gọi số mol của A là x => nAg = 2x

Phương trình phản ứng:

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

mdd tăng = mAg - mNO2 = 2x.108 - 2x.6 = 124x = 24,8 gam => x = 0,2 mol

=Mandehit=\frac{11,6}{0,2}=58=R=29\(=>Mandehit=\frac{11,6}{0,2}=58=>R=29\)

Vậy công thức phân tử của andehit là: C2H5CHO

Câu 2: Cho 10,2g hỗn hợp X gồm anđehit axetic và anđehit propioic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong ammoniac dư, thấy có 43,2g bạc kết tủa.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Đáp án hướng dẫn giải

a) Phương trình phản ứng hóa học

CH3CHO + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

C2H5CHO + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → C2H5COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

b) Gọi x, y lần lượt là số mol anđehit axetic, anđehit propioic.

Ta có hệ phương trình:

44x + 58y = 10,2 (*)

2x + 2y = 0,4 (**)

Giải hệ (*) (**) ta được: x = y = 0,1

% khối lượng CH3CHO = 43,14%

% khối lượng  C2H5CHO = 56,86%

Câu 3. Cho 0,2 mol hỗn hợp 2 anđehit cùng dãy đồng đẳng no, mạch hở, có số mol bằng nhau phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 số lượng Ag thu được là 43,2 gam ( hiệu suất 100%). Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được 15,68 lít (ĐKTC) khí CO2. Công thức phân tử của 2 anđehit là:

Đáp án hướng dẫn giải

nAg = 43,2/108 = 0,4 mol => nAg : nhỗn hợp = 2:1 vậy hỗn hợp anđehit là no, đơn chức, mạch hở ( trong hỗn hợp không có HCHO ).

Gọi công thức trung bình là: CnH2+1CHO

Sơ đồ phản ứng cháy:

CnH2+1CHO → n+1 CO2

0,2 mol 0,7 mol

n + 1 = 3,5 => n = 2,5

Trường hợp: n1 = 0 HCHO loại

Trường hợp: n1 = 1 CH3CHO vì = 2,5 => (n1+n2 ) / 2 = 2,5

Vậy: n2 = 4; => C4H9CHO

Trường hợp: n1 = 2 = 2,5 => (n1+n2 ) / 2 = 2,5

Vậy: n2 = 3

Vậy công thức phân tử cần tìm là: C2H5CHO, C3H7CHO

Câu 4. Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là

Đáp án hướng dẫn giải

nC3H4 = nC3H3Ag = 17,64/147 = 0,12 mol

nC2H4 + 2nC3H4 = nH2 ⇒ nC2H4 = 0,1 mol ⇒ a = nC2H4 + nC3H4 = 0,22 mol

Câu 5. Hỗn hợp X gồm metan, etilen, axetilen. Sục 7 gam X vào nước brom dư thì thấy có 48 gam brom pư. Cho 7 gam trên pư với AgNO3 dư trong NH3 thì thu được 24 gam kết tủa. Tính khối lượng mỗi chất trong X?

Đáp án hướng dẫn giải

Gọi số mol của metan, etilen, axetilen lần lượt là x, y, z ta có: 16x + 28y + 26z = 7 (1)

Phương trình phản ứng:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

y………y

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

z………2z

số mol brom phản ứng: nBr2 = 48/160 = 0,3 mol = y + 2z (2)

C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2H2Ag2↓ + 2NH4NO3.

z……………………………….z

Số mol kết tủa: n↓ = 24/240 = 0,1 mol = z (3)

Từ (1), (2), (3) ta có: x = y = z = 0,1 mol

Khối lượng mỗi chất trong X là:

mmetan = 0,1.16 = 1,6 gam; metilen = 0,1.28 = 2,8 gam; maxetilen = 0,1.26 = 2,6 gam

Câu 6. Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Xác định thể tích (ở đktc) của các khí trong hỗn hợp A.

Đáp án hướng dẫn giải

Hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 chỉ có C2H2 phản ứng

nC2H2 = nkết tủa = 0,03 mol => VC2H2 = 0,672 lít

Rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4 thì có C2H4 bị giữ lại

mbình 2 tăng = mC2H4 = 1,68 gam => nC2H4 = 0,06 => VC2H4 = 1,344 lít

=> VCH4 = 2,016 lít

IV. Bài tập trắc nghiệm phản ứng tráng gương

Câu 1: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với dung dịch dư AgNO3/NH3 thu được 0,4 mol Ag. Mặt khác cho 0,1 mol X tác dụng hoàn toàn với H2 thì cần 22,4 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo phù hợp với X là:

A. HCHO

B. CH3CHO

C. (CHO)2

D. cả A và C đều đúng

Câu 2: Cho 5,8 gam anđehit A tác dụng hết với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. Tìm công thức phân tử của A

A. CH3CHO .

B. CH2=CHCHO

C. OHCHO

D. HCHO

Câu 3: Cho 0,15 mol một anđehit Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 18,6 gam muối amoni của axít hữu cơ. Công thức cấu tạo của anđehit trên là:

A. C2H4(CHO)2 

B. (CHO)2

C. C2H2(CHO)2

D. HCHO

Câu 4: Khi cho 0,l mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 ta thu được Ag kim loai. Hoà tan hoàn toàn lượng Ag thu được vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 8,96 lít NO2 (đktc). X là:

A. X là anđêhit hai chức

B. X là anđêhitformic

C. X là hợp chất chứa chức – CHO

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 5: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3CHO

B. HCHO

C. CH3CH2CHO

D. CH2=CHCHO

Câu 6. Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozo và saccarozo vào nước thu được 100ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozo trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 2,7 gam

B. 3,42 gam

C. 32,4 gam

D. 2,16 gam

Câu 7. Đun nóng dung dich chứa 27 gam glucozo với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được:

A. 32,4 g.

B. 21,6 g.

C. 16,2 g.

D. 10,8 g.

Câu 8. Khối lượng kết tủa đồng (I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 18 gam glucozơ và lượng dư đồng (II) hiđroxit trong môi trường kiềm là bao nhiêu gam?

A. 1,44 g

B. 3,60 g

C. 7,20 g

D. 14,4 g

Câu 9. Đun nóng dung dịch chứa 54g glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì lượng Ag tối đa thu đựơc là m gam. Hiệu suất phản ứng đạt 75%. Giá trị m là.

A. 32,4

B. 48,6

C. 64,8

D. 24,3g.

Câu 10. Đun nóng dung dịch chứa 4,5 gam glucozơ với dung dịch AgNO3 đủ pứ trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được.

A. 5,4 g

B. 10,3 g

C. 14,3 g

D. 26,1 g

Đáp án hướng dẫn giải 

1.C2.C3.B4.D5.A
6B7A8D9B10A

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1:

n_X:n_{Ag}=1:4\(n_X:n_{Ag}=1:4\)n_X:n_{H_2}=1:1\(n_X:n_{H_2}=1:1\)

=> CTCT đúng là: (CHO)_2\((CHO)_2\)

Câu 2:

n_{Ag}=\frac{43,2}{108}=0,4mol=n_A=0,1mol\(n_{Ag}=\frac{43,2}{108}=0,4mol=>n_A=0,1mol\)

=M_A=58=A\(=>M_A=58=>A\) là: OHCCHO.\(OHCCHO.\)

Câu 3:

n_{muối}=n_{andehit}=0,15mol;M_{muối}=\frac{18,6}{0,15}=124\(n_{muối}=n_{andehit}=0,15mol;M_{muối}=\frac{18,6}{0,15}=124\)

=> R +(44 + 18).2 = 124 => R = 0

Câu 4:

nAg = nNO2 = 0,4 mol; nX : nAg = 1: 4

Câu 5:

nAg = 3nNO2 = 0,3 mol => nX = 0,15 mol

=M_X=\frac{6,6}{0,15}=44=R=15\(=>M_X=\frac{6,6}{0,15}=44=>R=15\)

Vậy CTCT thu gọn của X là: CH3CHO

Câu 6.

Khi phản ứng với AgNO3/NH3:

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓ + 3NH3 + H2O

nGlucozo = 1/2nAg

=> nGlucozo = 0,015 mol

=> mSaccarozo = mhh – mGlucozo = 3,42 gam

Câu 7. 

Khi phản ứng với AgNO3/NH3:

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓ + 3NH3 + H2O

nGlucozo = 27/180 = 0,15 mol

=> nAg = 2nGlucozo = 0,3 mol

=> mAg = 0,3.108 = 32,4 gam

Câu 9.

Số mol glucozo = 0,3 mol → số mol Ag thu được với H = 75% = 0,45 mol → m = 48,6 gam.

V. Bài tập tự luyện 

Câu 1. Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y sau đó cho thêm dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, thu được 8,64 gam Ag. Thành phần % về khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp X là

A. 24,35%.

B. 51,30%.

C. 48,70%.

D. 12,17%.

Xem đáp ánĐáp án C

Quá trình phản ứng:

Glu → 2Ag (glucozo, fructozo)

Sac + \overset{H_{2} O; H^{+} }{\rightarrow}\(\overset{H_{2} O; H^{+} }{\rightarrow}\) 1glu + 1fruc AgNO3/NH3 → AgNO3/NH3 4Ag

nAg = 0,08mol

Dựa vào tỉ lệ quá trình phản ứng ta có: nAg = 2nGlu + 4nSac = 0,08 (1)

mhh = mGlu + mSac = 180nGlu + 342nSac = 7,02 (2)

Giải hệ (1) và (2)

=> nGlu = 0,02 và nSac = 0,01

%Sac = mSac/mhh.100%=0,01.34/27,02.100% = 48,72%

Câu 2. Cho m gam glucozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là

A. 36,0.

B. 16,2.

C. 9,0.

D. 18,0.

Xem đáp ánĐáp án D

nAg = 21,6 : 108 = 0,2 mol

Phương trình hóa học:

CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.

nGlucozo = nAg/2 = 0,1 mol

=> m glucozo = 0,1.180 = 18 gam

Câu 3. Cho m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 34,2 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là:

A. 80 gam

B. 60 gam.

C. 40 gam.

D. 20 gam.

Xem đáp ánĐáp án A

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag (1)

nAg = 0,8 mol

theo phương trình hóa học (1) ta có:

nC6H12O6 = 0,4 mol

C6H12O6 →2C2H5OH + 2CO2

0,4 → 0,8 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,8 → 0,8 mol

mCaCO3 = 0,8.100 = 80g

Câu 4. Cho m gam glucozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 43,2 gam Ag. Giá trị của m là

A. 36,0.

B. 16,2.

C. 9,0.

D. 18,0.

Xem đáp ánĐáp án D

nAg = 21,6 : 108 = 0,2 mol

Phương trình hóa học:

CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.

nGlucozo = nAg/2 = 0,1 mol

=> m glucozo = 0,1.180 = 18 gam

Câu 5. Đun nóng m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,12 gam Ag. Giá trị của m là

A. 12,74.

B. 12,60.

C. 6,30.

D. 25,20.

Xem đáp ánĐáp án B

nAg = 15,12 : 108 = 0,14 (mol)

1 glu → 2Ag

0,07 ← 0,14 (mol)

=> mGlu = 0,07. 180 = 12,6 (g)

Câu 6. Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là

A. 60 gam.

B. 20 gam.

C. 40 gam.

D. 80 gam.

Xem đáp ánĐáp án D

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag (1)

nAg = 86,4/108 = 0,8 mol

Theo phương trình hóa học (1) ta có: nglucozơ = 1/2.nAg =12.0,8=0,4 mol

C6H12O6 \overset{men \; rượu}{\rightarrow}\(\overset{men \; rượu}{\rightarrow}\)2C2H5OH + 2CO2

0,4 → 0,8 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,8 → 0,8 mol

=>mCaCO3= 0,8.100 = 80gam

Câu 7. Hiđrocacbon X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp ánĐáp án B

Hiđro hóa hoàn toàn X thu được isopentan => X có mạch iso

Công thức cấu tạo của X là

1) (C2)C-C≡C

2) C=C(C)-C≡C

....................................

................................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Hóa học 9 Phản ứng tráng gương là gì? Các chất tham gia phản ứng tráng gương. Hy vọng thông qua tài liệu này, các bạn có thể nắm được những kiến thức cơ bản như Khái niệm Phản ứng tráng gương, Phương trình tổng quát các chất tham gia phản ứng tráng gương... Bên cạnh đó các bạn có thể vận dụng làm các dạng bài liên quan tới phản ứng tráng gương.

Để có học tốt Hóa 9 hơn, các bạn có thể tham khảo Hóa 9; Giải SBT Hóa 9; Trắc nghiệm Hóa học 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Từ khóa » Phản ứng Tráng Bạc Là Gì