Phản Xạ Là Gì Hãy Lấy Vài Ví Dụ Về Phản Xạ - Rửa Xe Tự động

Phản xạ là một trong những chương trình học quan trọng trong Sinh học 8. Tuy nhiên, sau một thời gian, có rất nhiều người quên đi khái niệm, đặc điểm của phản xạ do không sử dụng thường xuyên. Vậy phản xạ là gì hãy lấy vài ví dụ về phản xạ? Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

phản xạ là gì hãy lấy vài ví dụ về phản xạ
Phản xạ là gì? Tổng quan các thông tin chi tiết

Nội dung bài viết

  • 1 Phản xạ là gì hãy lấy vài ví dụ về phản xạ
    • 1.1 Phản xạ là gì?
    • 1.2 Một số ví dụ về phản xạ
  • 2 Các loại phản xạ phổ biến hiện nay
    • 2.1 Trong vật lý, có 2 loại phản xạ đó là:
      • 2.1.1 Phản xạ định hướng
      • 2.1.2 Phản xạ khuếch tán
    • 2.2 Trong sinh học, có 2 loại đó là:
      • 2.2.1 Phản xạ có điều kiện
      • 2.2.2 Phản xạ không điều kiện
  • 3 So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ
    • 3.1 Giống nhau
    • 3.2 Khác nhau

Phản xạ là gì hãy lấy vài ví dụ về phản xạ

Phản xạ là gì?

Phản xạ là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Sự khác nhau giữa phản xạ và cảm ứng ở thực vật đó chính là cảm ứng thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh. Cảm ứng thực vật là loại phản ứng lại kích thích của môi trường, ví dụ như hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu do những thay đổi về trương nước trong các tế bào gốc lá mà không phải là do thần kinh điều khiển.

Trong chuyển động sóng, khái niệm phản xạ là hiện tượng sóng khi lan truyền tới bề mặt tiếp xúc cả 2 môi trường bị đổi hướng lan truyền và quay trở lại môi trường nó đã tới. Các ví dụ về phản xạ thường được quan sát bởi các sóng như ánh sáng, âm thanh hay sóng nước.

Sự phản xạ của ánh sáng có thể là phản xạ định hướng hay phản xạ khuếch tán, căn cứ vào từng bề mặt tiếp xúc. Tính chất của bề mặt ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới sự thay đổi biên độ, pha hoặc trạng thái phân cực của sóng.

Một số ví dụ về phản xạ

Ví dụ 1: Khi nghe thấy tiếng gọi tên mình từ phía sau, ta sẽ quay đầu lại và đó chính là phản xạ.

Âm thanh gọi tên ta sẽ kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác, làm phát sinh xung th.ần ki.nh theo dây th.ần ki.nh hướng tâm về th.ần ki.nh trung ương. Từ th.ần ki.nh trung ương sẽ phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm để tới cơ quan phản ứng làm ta có phản xạ quay đầu khi có tiếng gọi.

phản xạ là gì hãy lấy vài ví dụ về phản xạ
Tác động tới hệ th.ần ki.nh của con người

Ví dụ 2: Phản xạ trên gương

Ví dụ 3: Phản xạ trên tờ giấy trắng.

Các loại phản xạ phổ biến hiện nay

Trong vật lý, có 2 loại phản xạ đó là:

Phản xạ định hướng

Trong quá trình vật lý, sóng phẳng sẽ lan truyền theo hướng PO để đi tới bề mặt phản xạ là (gương) thẳng đứng tại điểm O và bị phản xạ theo hướng OQ. Lúc này, dựng tia vuông góc với mặt phẳng gương tại O, có thể đo góc tới θi và góc phản xạ, θr.

Nếu như mặt phân cách là mặt phẳng, vật thể phát sóng sẽ có ảnh ảo qua bề mặt phản xạ đối xứng. Bề mặt phản xạ cong cũng cho các ảnh của vật thể giống như trong gương cầu lồi và gương cầu lõm.

Phản xạ khuếch tán

Phản xạ khuếch tán xảy ra khi sóng đi tới bề mặt tiếp giáp giữa 2 môi trường không phẳng và sóng phản xạ đi theo nhiều phương khác nhau. Phản xạ khuếch tán thường thấy khi ta chiếu một tia sáng vào tờ giấy trắng, khi quan sát bạn sẽ thấy tờ giấy trắng xuất hiện vệt sáng. Khi ánh sáng bị hắt lại theo mọi hướng, phản xạ khuếch đại sẽ giúp ta nhìn thấy mọi vật xung quanh.

Trong sinh học, có 2 loại đó là:

Phản xạ có điều kiện

Là những phản xạ được tích lũy trong đời sống, hình thành trong những điều kiện nhất định. Phản xạ có điều kiện dễ mất đi nếu như không được tập luyện, củng cố; xảy ra không tương ứng với kích thích, số lượng vô hạn. Do các lệnh phát sinh từ não nên được hình thành theo cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não giúp cơ thể thích nghi dễ dàng với môi trường sống.

thí nghiệm sinh học
Phản xạ có điều kiện

Phản xạ không điều kiện

Là những phản xạ tự nhiên, bẩm sinh, không dễ mất đi và mang tính chủ thể, di truyền. Do các lệnh được phát sinh từ tủy sống, thực hiện nhờ tủy sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não qua mối liên hệ thông thường, đơn nghĩa trước các tác động của phận tiếp nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác bằng sự phản ứng đáp lại nhất định nhằm giúp cơ thể bảo vệ mình trước.

So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa vòng phản xạ và cung phản xạ. Vậy nên ruaxetudong.org sẽ giúp bạn so sánh và phân biệt chúng. Cụ thể:

Giống nhau

  • Được hình thành trên cơ sở phát sinh và lan truyền của các luồng xung thần kinh.
  • Có sự tham gia của các tế bào thần kinh.
  • Giúp cho cơ thể phản ứng kịp thời với những kích thích của môi trường, giúp cơ thể dễ dàng thích nghi với môi trường sống.

Khác nhau

Cung phản xạ Vòng phản xạ
Mang tính chất đơn giản hơn, được hình thành bởi 3 nơ ron đó là hướng tâm, trung tâm và li tâm Mang tính chất phức tạp hơn, do có sự kết hợp của nhiều cung phản xạ, nên 3 nơ ron hướng tâm, trung tâm, li tâm tham gia nhiều hơn
Xảy ra nhanh, mang tính chất là bản năng, không có luồng thông tin báo ngược, thiếu sự phối hợp các hoạt động của cơ Xảy ra chậm hơn, có luồng thông báo ngược và kết quả là phản ứng thường chính xác hơn.
– Chi phối một phản ứng

– Mang nhiều tính năng

– Thời gian ngắn

– Chi phối nhiều phản ứng

– Có sự tham gia của ý thức

– Thời gian kéo dài

Mong rằng các nội dung thông tin trong bài viết “Phản xạ là gì hãy lấy vài ví dụ về phản xạ” sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, ruaxetudong.org sẽ tổng hợp và gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất.

5 / 5 ( 2 bình chọn )

Từ khóa » Ví Dụ Về Phản Xạ