Phanh ABS Và CBS Là Gì? Liệu Bạn đã Biết!! - Vietthaiquan

CBS – hệ thống phanh kết hợp

CBS là tên viết tắt của cụm từ Combi Brake System  – phanh kết hợp.

Được ra mắt đầu tiên vào năm 1983. Về cơ bản phanh này không khác gì nhiều so với phanh thường nhưng được hỗ trợ thêm bằng một hệ thống phân bổ lực tác động đều lên cả 2 phanh trước và sau ngay cả trong trường hợp người lái chỉ sử dụng 1 phanh. Như vậy, xe vẫn sẽ dừng theo cách thông thường nhưng khi lực hãm được tác động đều lên cả 2 bánh, sẽ giúp phanh an toàn hơn, hạn chế tình trạng trượt bánh và rút ngắn quãng đường phanh.

Cơ chế hoạt động:

Kết quả hình ảnh cho phanh cbs là gì

Hệ thống phanh CBS

Hình ảnh có liên quan

Phanh đĩa thường (phanh đơn)

ABS- hệ thống phanh chống bó cứng

ABS là tên viết tắt của cụm từ Anti-lock Braking System – hệ thống phanh chống bó cứng.

ABS được phát minh bởi Gabriel Voisin vào cuối những năm 1920, với mục đích giải quyết một số vấn đề ở hệ thống phanh của máy bay, sau này được áp dụng rộng rãi đầu tiên trong ngành công nghiệp ôtô. Từ khi ABS được phát minh đến khi được sử dụng trên hệ thống phanh hiện đại phải mất đến 50 năm. Hệ thống ABS được xuất hiện lần đầu trên chiếc mẫu xe môtô BMW K100 đời 1988, tại thời điểm đó, ABS vẫn còn sơ khai và khá cồng kềnh, nặng nề. Cho đến nay, phanh ABS được phát triển ngày một nhỏ gọn, độ ổn định cao hơn và vẫn là công nghệ phanh tiên tiến, an toàn nhất trên xe môtô.

Cấu tạo cơ bản của ABS

Trong những điều kiện chạy và thắng bình thường, tài xế không cảm thấy có gì khác biệt giữa một hệ thống ABS và hệ thống tiêu chuẩn không-có-ABS. Chỉ trong những lúc thắng gấp, ABS mới phát huy tác dụng, khi đó bàn thắng sẽ rung mạnh với những cái nhồi đập cao hơn, tiếp nối bởi một tiếng “click” nghe thấy khá rõ ràng.

Kết quả hình ảnh cho phanh abs là gì

Hệ thống ABS tiêu chuẩn bao gồm những thành phần cơ bản sau đây:

  • Hydraulic Control Unit (HCU): Bộ Điều Khiển Thủy Lực.
  • Anti-lock Brake Control Module: Bộ Điều Khiển ABS (chống bó cứng phanh)
  • Front Anti-lock Brake Sensors/Rear Anti-lock Brake Sensors: Bộ cảm biến bánh trước/Bộ cảm biến bánh sau.

Cơ chế hoạt động của ABS:

– Khi tài xế đạp gấp chân thắng, dầu thắng sẽ được đẩy vào trong bộ Điều Khiển Thuỷ Lực HCU, và được ép lại tại đây để nâng cao áp suất trước khi đưa dầu đến các bộ phận thắng trong mỗi bánh xe.

– Trong khi phân tích những dữ liệu do bộ cảm biến tại các bánh xe cung cấp, nếu Bộ Điều Khiển ABS “cảm thấy” một chiếc bánh nào đó sắp bị khóa cứng, thì nó sẽ đóng Valve không cho dầu đổ xuống đó nữa, và mở Valve khi cần thiết cho dầu thắng lưu thông trở lại, bảo đảm cho bánh xe lăn đều trong khi giảm tốc, tránh tình trạng bánh bị khóa cứng.

– Từ vận tốc 20km/h trở lên, ABS sẽ tự động vận hành, và chúng ta sẽ nghe một tiếng “click” bên trong máy. Khi xe di chuyển với vận tốc dưới 20km/h, ABS sẽ tự ngưng hoạt động.

– Nếu ABS trục trặc, xe vẫn tiếp tục hoạt động với hệ thống thắng tiêu chuẩn. Thông thường khi đèn vàng trên đồng hồ ABS sáng lên, cho biết có trục trặc, đó là lúc hệ thống tự động được chuyển về trạng thái tiêu chuẩn, và chúng ta phải biết rằng hệ thống chống bó cứng phanh ABS không còn hiệu quả trong những lúc thắng gấp nữa.

– ABS hoạt động chủ yếu nhờ vào dầu thắng. Nếu vì lý do nào đó dầu trong hệ thống không đầy đủ, ABS sẽ không còn hiệu quả.

Hệ thống phanh ABS giúp cho chiếc xe liên tục duy trì độ bám ngay cả trên những điều kiện đường có độ ma sát kém như đường ướt hay có cát, sỏi. Các tổ chức quốc tế và quốc gia đều đánh giá phanh ABS trên môtô là yếu tố quan trọng để tăng cường độ an toàn và giảm số lượng tai nạn môtô. Vì vậy, từ ngày 1/1/2016, tại Châu Âu, phanh ABS là trang bị bắt buộc trên những xe có dung tích động cơ từ 125cc trở lên.

Tổng kết

Do lực phanh được phân bổ đều, nên cả 2 hệ thống phanh đều có khả năng giúp giảm thiểu tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, vì được áp dụng công nghệ điện tử hiện đại hơn, hệ thống phanh ABS có thể loại bỏ hiện tượng trượt trong khi phanh CBS vẫn còn khả năng bị bó cứng bánh trong các điều kiện đường có độ ma sát kém. Đặc biệt những mẫu xe có phiên bản có trang bị hệ thống phanh ABS sẽ có giá cao hơn hẳn phiên bản sử dụng hệ thống phanh CBS bởi hệ thống điều khiển điện tử phức tạp.

Hầu hết tất cả các dòng xe tay ga hiện đại của Honda đều sử dụng phanh CBS trở lên!

10.08.2018

Từ khóa » Cb Xe Là Gì