Pháo Tự Hành "Món Quà Của Chúa" - Vũ Khí Giúp Ukraine Giành Lại ...
Có thể bạn quan tâm
Giới chức Nga và Ukraine ngày 30/6 đều xác nhận lực lượng của Nga đã rút khỏi đảo Rắn. Tuy quân đội Nga tuyên bố việc rút lui khỏi đảo tiền tiêu có ý nghĩa chiến lược quan trọng này là một "động thái thiện chí", Bộ Quốc phòng Ukraine lại khẳng định các cuộc tập kích dồn dập từ lực lượng pháo binh và không quân nước này là lý do chính buộc Nga rút khỏi đảo Rắn.
Theo Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Valery Zaluzhnyi, pháo tự hành nội địa 2S22 Bohdana cỡ nòng 155mm đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch tập kích đảo Rắn của quân đội Ukraine.
"Tôi cảm ơn các binh sĩ tại thành phố Odessa, những người đã nỗ lực hết mình để giành lại một phần lãnh thổ quan trọng của Ukraine. Tôi cũng muốn bày tỏ sự trân trọng với các nhà thiết kế và đơn vị sản xuất pháo tự hành Bohdana vì những đóng góp quan trọng của loại vũ khí này trong chiến dịch giành lại đảo Rắn", tướng Zaluzhnyi chia sẻ sau khi quân đội Nga rút lui.
Được thiết kế và sản xuất bởi nhà máy cơ khí hạng nặng Kramatorsk, Bohdana là pháo tự hành nội địa đầu tiên trong biên chế quân đội Ukraine sử dụng đạn pháo cỡ nóng 155mm theo tiêu chuẩn NATO. Trong tiếng Ukraine, tên gọi Bohdana có nghĩa là "Món quà của Chúa".
Pháo tự hành Bohdana được đặt trên khung gầm cơ sở của xe chiến đấu bộ binh cấu hình 6x6 KrAZ-6322 và có thể chuyên chở theo kíp lái 5 người cùng cơ số đạn lên tới 20 viên. Tầm bắn trung bình của pháo tự hành này là 40km và có thể tăng lên 50km nếu sử dụng những loại đạn đặc biệt. Tốc độ bắn của Bohdana cũng rất đáng nể với khả năng khai hỏa từ 4 đến 8 lần/phút.
Quá trình thiết kế chế tạo pháo tự hành Bohdana được bắt đầu từ năm 2015 và lần bắn thử đầu tiên được diễn ra vào tháng 10/2021. Theo một số nguồn tin, cho đến đầu tháng 5/2022, quân đội Ukraine mới chỉ tiếp nhận và đưa vào sử dụng một pháo tự hành Bohdana.
Về tình hình đảo Rắn, sau khi quân đội Nga rút đi, hòn đảo này đang bị bao phủ bởi khói do các vụ nổ vẫn đang tiếp diễn. Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine cho biết các vụ nổ xảy ra là do quân đội Nga đã phá hủy một số thiết bị quân sự hiện đại như hệ thống tên lửa phòng không và đài radar cảnh giới nhằm tránh không để những khí tài này rơi vào tay quân đội Ukraine. Đơn vị này cũng nói rằng quân đội Ukraine hiện chưa có kế hoạch thiết lập căn cứ phòng thủ trên đảo Rắn.
Từ khóa » Các Loại Pháo Tự Hành Của Nga
-
Thể Loại:Pháo Tự Hành Liên Xô Và Nga – Wikipedia Tiếng Việt
-
Pháo Tự Hành – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Hệ Thống Pháo đáng Gờm Nhất Của Quân đội Nga - Infonet
-
Pháo Tự Hành 2S19 Msta-S, Chủ Lực Trong Cuộc Chiến Pháo Binh Của ...
-
Nga “bánh Lốp Hóa” Pháo Tự Hành Coalition And Malva | VOV.VN
-
Điều Gì Làm Nên Sức Mạnh Pháo Tự Hành Lotos Mới Của Lực Lượng ...
-
Nga Chuyển Giao Lựu Pháo Tự Hành Bắn Tốc độ Hơn Cho Belarus
-
5 'vị Thần Chiến Tranh' đáng Sợ Nhất Của Pháo Binh Nga - Hànộimới
-
Lo Sợ Siêu Pháo Tự Hành Mới Của Nga, Mỹ Gấp Rút Nâng Cấp "sấm ...
-
Những Loại Pháo Xe Kéo Uy Lực Nhất Thế Giới Hiện Nay
-
Chiến Sĩ Nga Thu Giữ Tổ Hợp Lựu Pháo Đức PzH 2000 - Sputnik
-
Nga Thử Nghiệm Loại đạn Pháo Mới Nhất Dành Cho Pháo Tự Hành
-
Nga đăng Video Phá Hủy Pháo Tự Hành Pháp Chuyển Cho Ukraine