Phao Xăng - Phụ Tùng Quan Trọng Bên Trong Bộ Chế Hòa Khí Xe Máy
Có thể bạn quan tâm
- 15/08/2019
Phao xăng là một chi tiết phụ tùng bên trong bộ chế hòa khí (bình xăng con). Cùng Webike tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của chi tiết này đến động cơ như thế nào.
Xem qua hướng dẫn cơ bản của Justin Dawes – MC Garage về Phao xăng và cách chỉnh độ cao
Bộ chế hòa khí và bộ bướm ga
Ngày nay, với công nghệ nạp nhiên liệu qua các hệ thống phun trực tiếp vào buồng đốt động cơ, các bộ phận tối quan trọng trên xe máy trước đây dần được thay thế. Một chi tiết phụ tùng xe ảnh hưởng trực tiếp bởi công nghệ này là bộ chế hòa khí.
Với công nghệ phun xăng, bộ chế hòa khí được lược bỏ chức năng để trở thành bộ bướm ga. Bộ bướm ga trên các loại xe với 02 nhiệm vụ chính: xác định độ mở của bướm ga và nạp không khí vào buồng đốt động cơ. Công nghệ này cơ bản giúp tối ưu hiệu suất động cơ, tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải. Đồng thời không cần sử dụng phao xăng.
Bộ bướm ga SP Takegawa sử dụng trên Honda Cub Fi
Những dòng xe tay ga được sản xuất mới, các dòng xe cao cấp, xe thể thao thường được trang bị công nghệ phun xăng với bộ bướm ga. Việc đó không chỉ nâng cao hiệu suất của xe, mà còn nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường như tiêu chuẩn Euro.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại xe sử dụng bộ chế hòa khí cơ bản. Và phụ tùng này vẫn mang sự hấp dẫn về kỹ thuật bởi cách thức hoạt động cùng các chi tiết bên trong.
Bộ chế hòa khí (CHK / bình xăng con)
Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ tạo ra hỗn hợp hòa khí cung cấp cho động cơ hoạt động. Hỗn hợp hòa khí là kết quả của việc hòa trộn không khí sạch với nhiên liệu. Hỗn hợp này cần đúng tỉ lệ để động cơ hoạt động với hiệu suất cao nhất.
Có nhiều chi tiết quan trọng bên trong CHK cần phải được tinh chỉnh trong quá trình sử dụng để hoạt động của động cơ được ổn định với hiệu suất tốt nhất. Các chi tiết này có sự liên kết chặt chẽ trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, với mục tiêu của bài viết, sẽ xem xét đến việc làm sao để có hỗn hợp hòa khí đúng tỉ lệ. Và yếu tố quyết định chính là lượng nhiên liệu (xăng) trong bộ chế hòa khí.
Chức năng của phao xăng
Để bộ chế hòa khí làm việc ổn định, cần có một lượng nhiên liệu ổn định. Việc hòa trộn dựa trên nguyên lý áp suất của lượng không khí đi vào qua bướm ga, và áp suất bên trong buồng đốt động cơ. Việc này dẫn đến CHK cần dự trữ sẵn một lượng nhiên liệu ổn định, chứ không thể sử dụng trực tiếp nhiên liệu từ bình nhiên liệu chảy vào.
Ví như bồn chứa nước trên cao của một tòa nhà, chiếc bồn cần chứa một lượng nước ổn định để cung cấp. Chiếc phao định lượng bên trong bồn chứa này hoạt động theo phương thức tự cân bằng lượng nước trong bồn. Khi mực nước thấp đi, phao giúp mở van để nước từ nguồn cấp chảy vào. Khi mực nước đã đầy, phao giúp đóng van để ngưng cấp nước vào bồn. Như vậy, lượng nước được cân bằng ổn định trong bồn chứa, không quá ít gây giảm áp lực nước cấp. Không bị quá nhiều dẫn đến tràn khỏi bồn. Việc cân bằng hoàn toàn nhờ vào phao định lượng. Và Phao xăng cũng hoạt động tương tự phao định lượng, nhưng với một kích thước nhỏ và tỉ lệ chính xác hơn nhiều lần.
Mô tả hoạt động phao xăng
Phao xăng nằm trong phần bát chứa bên dưới của CHK. Nhiên liệu (xăng) từ bình xăng lớn chảy vào bát chứa của CHK qua một van kim phao. Chiếc van kim này được kích hoạt bởi chính phao xăng. Khi lượng xăng thấp, không đủ, phao hạ xuống, van kim mở ra để xăng chảy vào. Khi lượng nhiên liệu đã đủ, phao nâng lên theo mực xăng, van kim đóng lại, ngưng việc nạp nhiên liệu.
Bát chứa (bowl) nằm bên dưới CHK, phao xăng (Float) và miếng kim loại tiếp xúc kim van
Hệ thống hoạt động khá đơn giản. Nhưng vẫn có vài tình huống không mong muốn xảy ra, buộc bạn phải điều chỉnh chiếc phao xăng.
Một số lỗi cơ bản, hiện tượng và cách khắc phục
Một số sự cố có thể xảy ra với phao xăng hoặc kim van và tình trạng nhận biết:
1. Kim van bị kẹt: Tình trạng này có thể do một vật, hoặc cặn trong bát chứa làm kim bị kẹt hoặc di chuyển không trơn tru. Khi đó, xăng vẫn tiếp tục chảy vào bình chứa do cửa van không được đóng kín. Làm đầy bình chứa và chảy tràn qua ống xả. Việc này gây thất thoát nhiên liệu cũng như mất an toàn do xăng dễ cháy.
Có thể khắc phục tình trạng trên nhanh chóng bằng cách thử lắc, hoặc gõ vào khu vực bát chứa một lực nhẹ để tạo rung động. Vật gây kẹt kim van có thể rơi ra và giải quyết được sự cố. Nếu vẫn không thể khắc phục, bạn cần phải mở bình xăng con để xem chính xác nguyên nhân và xử lý.
2. Kim van bị mòn: phần đầu van kim thường được bọc bằng cao su. Phần cao su giúp lấp kín cửa van. Phần cao su này có thể bị mòn. Cũng dẫn đến tình trạng làm chảy tràn hoặc mực xăng trong bát sẽ không chính xác.
Kim van với phần đuôi có chi tiết dạng lò xo
Bạn có thể nhìn trực tiếp phần đầu van kim. Phần cao su phải nhẵn trơn và đầy đặn. Không có các vết cấn, trầy, xước,… Nếu cảm thấy không yên tâm, bạn có thể mua một van kim mới tại Webike Việt Nam phù hợp với CHK của bạn.
3. Nếu phần kim van đã tốt. Bạn có thể kiểm tra phao xăng. Phao xăng thường với phần phao nổi cấu tạo từ nhựa hoặc cao su. Và liên kết với phần treo phao bằng kim loại để kích hoạt van kim.
Bạn nên kiểm tra độ nổi của phao trong xăng, bởi nó có trọng lượng khác với nước hoặc các chất lỏng khác. Sau đó kiểm tra việc phao di chuyển (xoay) tốt bởi bộ phận liên kết mà không bị kẹt.
Cuối cùng, bạn kiểm tra mức nhiên liệu chứa trong bát xăng của CHK. Để kiểm tra mức này, bạn cần các thông số theo hướng dẫn từ hãng xe, hoặc hãng chế tạo CHK. Thông số này thường căn cứ theo chiều cao của phao xăng so với vị trí tiếp xúc của thân CHK và bát chứa.
Độ cao phao xăng (đoạn giữa 2 vạch đỏ) – với một số loại CHK có kích thước như sau:
FCR – 9mm, CR – 14mm, PWK28 – 19mm, PWK35-39 – 16mm, PJ – 16mm, PWM38 – 6,5mm,
PE24-38 – 14mm, PE30-34 – 20mm, PE36-38 – 22,5mm
Chỉnh độ cao phao xăng
Hoặc bạn cũng có thể kiểm tra theo phép đo tương đương. Mực xăng đúng là lúc phao xăng được nâng lên vừa đủ để đóng van kim. Nếu bạn chỉnh phao quá cao, kim van bị một lực đè vào cửa van, sẽ mau bị hỏng. Nếu phao quá thấp, không đóng được van kim, xăng sẽ chảy tràn bát chứa. Bạn có thể sử dụng cách đo bằng một ống nối trong suốt bên ngoài để đo lượng xăng tràn. Tuy nhiên, cách này khá khó nhằn.
Cách thức đơn giản hơn, bạn chỉnh độ cao của phao xăng vừa đủ để đóng van kim. Giữ bình xăng con ở một góc đứng 45 độ với phao xăng được lắp. Chú ý phần kim loại nhỏ trên phao khi bạn di chuyển phao lên phía CHK. Lúc miếng kim loại vừa chạm vào đuôi kim van chính là điểm mà bạn đang muốn có. Chú ý, nếu giữ CHK thẳng đứng thì có thể không chính xác.
Thêm một lưu ý khác, phao xăng sẽ truyền nhiều áp lực lên phần lò xo nhỏ bên dưới chốt kim van. Khi điều chỉnh chiều cao của phao, bạn chỉ cần khẽ chỉnh cong phần kim loại tiếp xúc với kim van theo đúng hướng.
Bạn chỉ cần chỉnh cong miếng kim loại (bend this tab) để điều chỉnh độ cao phao
Với những thông tin trên, Webike mong bạn sẽ hiểu thêm về cấu tạo và hoạt động của chi tiết phao xăng và van kim. Giúp bạn có thể sửa chữa, điều chỉnh chính xác một phần bộ CHK trên xe.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin kỹ thuật về sửa chữa, bảo dưỡng xe máy tại Webike Việt Nam.
Hoặc bạn có thể tham khảo, đặt mua bình xăng con và các chi tiết phụ tùng thay thế CHK tại cửa hàng Webike.
Webike Việt Nam
Nguồn: Motorcyclist, MC Garage, internet, Webike
Bài viết này có hữu ích không?
Click vào ngôi sao để bình chọn!
Gửi bình chọnTrung bình 5 / 5. Số bình chọn: 2
Không có bình chọn nào!
Tags: bình xăng concanh chỉnhchế hòa khíkim xăngphao xăngsửa chữaTừ khóa » Cấu Tạo Phao Xăng Xe Máy
-
Hướng Dẫn Cách Chỉnh Mạch Báo Kim Xăng
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý đồng Hồ Báo Xăng Dầu
-
Xin Chỉ Giúp Tôi Nguyên Lý Hoạt động Cảm Biến đồng Hồ Xăng Xe Máy!
-
Đồng Hồ Báo Xăng Hoạt động Như Thế Nào? - Tinhte
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Cấu Tạo Phao Xăng Xe Máy Mới Nhất 7 ...
-
Sơ đồ đồng Hồ Báo Xăng
-
Sơ đồ đồng Hồ Báo Xăng
-
Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Cách Kiểm Tra đồng Hồ Báo Nhiên Liệu Trên ô Tô
-
Khám Phá Cấu Tạo Và Phương Thức Hoạt động Của Phao Xăng Xe ô Tô
-
Cách Chỉnh Phao Xăng Xe Máy - Mới Cập Nhập - Update Thôi
-
Đồng Hồ Báo Nhiên Liệu ô Tô: Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Cách Kiểm Tra
-
Phao Xăng – Phụ Tùng Quan Trọng Bên Trong Bộ Chế Hòa Khí Xe Máy
-
Tìm Hiểu: Cấu Tạo Bộ Chế Hòa Khí Xe Máy Và Nguyên Lý Hoạt động