Pháp Luân Thường Chuyển, Thiền định - Theo Pháp Môn Vô Vi
Có thể bạn quan tâm
Sau giai đoạn sáu tháng đầu tu tập với chủ yếu là Soi Hồn và Pháp Luân Chiếu Minh, hành giả có thể bước vào thực hành đầy đủ các pháp, đó là: Niệm Phật, Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển, Thiền Định và Xả Thiền (theo thứ tự đó).
Ba pháp Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển, và Thiền Định là ba pháp chính của pháp môn Vô Vi.
Tuy nhiên, hành giả vẫn nên tiếp tục thực hành Pháp Luân Chiếu Minh thường xuyên để hổ trợ cho bộ ruột và giúp khôi phục lại phần điển năng phải tiêu hao hằng ngày cho cuộc sống.
(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)
Thiền ĐịnhSau khi thực hành Pháp Luân Thường Chuyển xong, hành giả thực hành tiếp pháp Thiền Ðịnh như sau.
- Cách ngồi và để tay như lúc làm Pháp Luân Thường Chuyển.
- Nhớ là đầu vẫn giữ thẳng, rút cằm vô một chút, co lưỡi, răng kề răng, hai tay khép sát vào hông sườn, hai lòng bàn tay úp xuống để trên đùi, mắt nhắm, và ý nhìn từ giữa trung tâm hai chân mày tới trước. Xem lại phần Cách ngồi, nếu cần. (Nếu đã tu lâu, có điển, có thể ngồi bắt ấn Tam Muội.)
- Tập trung trí ý lên đỉnh đầu, ý thầm nguyện xuất hồn lên đảnh lễ Phật. Chỉ chú tâm lên xoáy óc một chút thôi, rồi sau đó nhìn thẳng trung tâm giữa hai chân mày lâu chừng nào tốt chừng nấy, ý chí thả lỏng, tâm phẳng lặng và ý dỗ cho ngủ. Ngồi như thế càng lâu càng tốt.
- Khi thiền định, nếu ngứa mình, tê chân hay có ý động loạn thì chỉ niệm Nam Mô A Di Đà Phật ngay trung tim bộ đầu.
(a) Người mới tu để tay lên đùi | (b) Người tu lâu có thể bắt ấn Tam Muội |
... đọc thêm>> |
Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:
Thiền định là cho phẳng lặng tất cả mọi sự việc và sự thanh hướng về thanh, trược lắng về trược. Thanh là chấn động lực của bộ đầu, phải thả lỏng cho nó phóng lên tới vô cùng tận và trược tự nó phải lắng trong. Trong khi Thiền Định, ngứa mình chỉ nên niệm Phật, tê chân cũng chỉ niệm Phật. Ngứa và tê nó tạo cái dâm tánh, tạo cái dâm tánh thì trở về trược. Trược rồi thì nó ác; ác trược là vậy. Còn người thiền lâu có thể bắt ấn tam muội. Ngồi Thiền Định càng lâu càng tốt, trong lúc ngồi, những vị bộ đầu rút nhẹ có thể ngủ ngồi. Bộ đầu càng rút nhẹ chừng nào thì ta càng dễ đi vào giấc ngủ mê chừng đó, trong mê có tỉnh. Ngồi đây nhưng ai nói gì cũng nghe, cái đàng trước mắt chúng ta, ngay trung tâm chân mày, cái gì chúng ta cũng thấy. Những cảnh bên trên chúng ta thấy rõ rệt. Ngồi đúng thì mặt mày thấy vui tươi, ngồi không đúng thì mặt mày thấy buồn bực. Còn ngồi thiền mà quậy qua quậy lại, đó là tà khí chưa dang hay là tà khí xâm nhập, pháp luân chưa đúng chiều, đi ngược chiều, chấn động khối thần kinh cho nên cựa quậy. Những cái đó phải ngừng ngay và thực hành chiếu minh cho nhiều, cho nó khai thông những huyệt kinh trong thể xác. Nó dẫn giải tất cả tà khí, trược khí trong thể xác, nhiên hậu nó ngồi yên tĩnh thiền định được... Lúc ngồi thanh tịnh ngay ngắn, thừa tiếp thanh điển bên trên để đi học. Lúc về thì nó nặng đầu, nó làm lắc cái đầu thì chúng ta bắt đầu xả thiền.
Ấn Tam Muội: Người tu lâu, có điển, trong lúc ngồi tập Pháp Luân Thường Chuyển hay Thiền Định tự động rút hai bàn tay lại để ở giữa thay vì ở hai bên đùi. Cách bắt ấn Tam Muội này chỉ dành cho người tu đã lâu.
Từ khóa » Cách Bắt ấn Tam Muội Là Gì
-
Kiến Thức - Cách Bắt Thủ ấn Trong Phật Giáo Mật Tông Và Niệm Trì Chú
-
Cách Bắt Ấn Tam Muội - YouTube
-
Cách Bắt Ấn Tam Muội - Pháp Luân Thường Chuyển, Thiền Định
-
Bắt ấn Tam Muội Là Gì
-
Cách Bắt Ấn Tam Muội - Top 9 Là Gì Mới Nhất 2021
-
Phép Tắc Thiền Định Niệm Phật Tam Muội, Bắt Ấn Tam ... - Vietmac
-
Thưa Thầy, Trong Chữ Bắt Ấn Tam Muội, Tam Muội Có Nghĩa Là Gì?
-
Phép Tắc Thiền định Niệm Phật Tam Muội
-
Cách Bắt Ấn Tam Muội - Pháp Luân Thường Chuyển, Thiền Định
-
Ấn TAM MUỘI | LONG HOA PHÁP VƯƠNG PHẬT
-
Kinh Phật Ấn Tam Muội - Pháp Bảo Phật Giáo - Phật Pháp Ứng Dụng
-
Cách Bắt ấn Di Đà