Pháp Luật Về Tổ Chức Lại, Giải Thể Doanh Nghiệp Và Thực Tiễn áp Dụng ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thạc sĩ - Cao học >>
- Luật
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 87 trang )
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI****************HÀ KIM SƠNPHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANHNGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH YÊN BÁILUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCHà Nội – 2017BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI****************HÀ KIM SƠNPHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANHNGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH YÊN BÁILUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCChuyên ngành: Luật kinh tếMã số: 60380107Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết TýHà Nội – 2017LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu củariêng tôi. Mọi thông tin được trích dẫn trong luận văn tốt nghiệp đã được ghirõ nguồn gốc.Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.Tác giả luận vănHà Kim SơnLỜI CẢM ƠNLời đầu tiên, tác giả chân thành cám ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TSNguyễn Viết Tý đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văntốt nghiệp này.Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệpvà bạn bè đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoànthành được luận văn này.Xin chân thành cảm ơn!Tác giả luận vănHà Kim SơnDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTDNNN:DNTN:TNHH:DNXH:Doanh nghiệp nhà nướcDoanh nghiệp tư nhânTrách nhiệm hữu hạnDoanh nghiệp xã hộiCTCP:HĐQT:GCNĐKKD:GCNĐKDN:DN:NN:TW:Công ty Cổ phần.Hội đồng quản trịGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanhGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpDoanh nghiệpNhà nướcTrung ươngBHXH:BHYT:BHTN:Bảo hiểm xã hộiBảo hiểm y tếBảo hiểm thất nghiệpMỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂDOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM.................................................................... 61.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP .............. 61.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức lại doanh nghiệp.......................... 61.1.2. Khái niệm và đặc điểm của giải thể doanh nghiệp .............................. 81.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANHNGHIỆP ........................................................................................................... 101.2.1. Pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp ............................................... 101.2.2. Pháp luật về giải thể doanh nghiệp: .................................................. 22CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁPDỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆPTẠI TỈNH YÊN BÁI ...................................................................................... 372.1. THỰC TRẠNG VỀ DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH YÊN BÁI................... 372.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC LẠIDOANH NGHIỆP TẠI TỈNH YÊN BÁI.......................................................... 412.2.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về hình thức tổ chức lại ................ 412.2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định về tổ chức lại dưới hình thức sápnhập ở Yên Bái........................................................................................... 422.3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆPTẠI TỈNH YÊN BÁI. ....................................................................................... 432.3.1. Nội dung pháp luật về giải thể được áp dụng tại Tỉnh Yên Bái ......... 432.3.2. Thực tiễn giải thể doanh nghiệp ở Yên Bái qua một số vụ việc cụ thể................................................................................................................... 45CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NÂNG CAO HIỆUQUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANHNGHIỆP.......................................................................................................... 533.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp ......... 533.1.1. Sự cần thiết và hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức lại, giải thểdoanh nghiệp trong luật doanh nghiệp ........................................................ 533.1.2. Giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức lại doanh nghiệp 553.1.3. Giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định về giải thể doanh nghiệp ........ 593.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp......................................................................................................................... 633.2.1. Nâng cao chất lượng công tác cán bộ, tăng cường hướng dẫn, trao đổinghiệp vụ ................................................................................................... 633.2.2. Tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật về tổ chức lại và giải thểcho các doanh nghiệp ................................................................................. 63KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của Đề tàiChủ thể chủ yếu của nền kinh tế thị trường chính là các doanh nghiệp, dođó nhu cầu điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội là cần thiết; nhu cầu hiểu biết pháp luật doanh nghiệp càng trở nênthiết yếu. Cũng giống như các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, doanhnghiệp có “đời sống” riêng của nó. Doanh nghiệp ra đời, phát triển, thay đổi vàcũng có thể sẽ mất đi ở một thời điểm nhất định. Các doanh nghiệp dù lớn haynhỏ đều có thể phải trải qua các giai đoạn giống nhau của một vòng đời, mặc dùthời gian của các giai đoạn này có thể dài, ngắn khác nhau. Hiểu biết pháp luậtdoanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi lúc doanh nghiệp bắt đầu hoạtđộng mà phải là hiểu biết toàn diện bao gồm về thời kỳ hoạt động, các thay đổiphương thức hoạt động thông qua tổ chức lại hoặc chấm dứt số phận pháp lýdoanh nghiệp bằng thủ tục giải thể …Hiểu rõ bản chất pháp lý của quá trình tổ chức lại, giải thể doanh nghiệplà một nhu cầu xã hội đòi hỏi các nhà luật gia, các cơ quan quản lý nhà nước,những người nghiên cứu khoa học pháp lý phải tổ chức tìm hiểu về các các quyđịnh mang tính thủ tục được xây dựng trong luật và cần phải tìm hiểu, nghiêncứu những khía cạnh pháp lý, thực tiễn liên quan để hiểu biết, lý giải vấn đề mộtcách thấu đáo. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đưa chế định tổ chứclại, giải thể doanh nghiệp vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời góp phần làm sángtỏ một số quan điểm nhận thức về một chế định pháp lý còn khá mới mẻ trongđời sống xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế Việt nam đang tiến sâu vào nền kinhtế cơ chế thị trường thì quá trình tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp ngày càng sẽtrở thành nhu cầu quan trọng của doanh nghiệp. Việc phân tích tìm hiểu nội dungvà những vấn đề pháp lý về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp sẽ là một côngviệc có ý nghĩa trong thực tiễn áp dụng pháp luật và có thể đồng thời góp phầnvào quá trình nhận thức một chế định pháp lý còn khá mới mẻ trong đời sống xãhội. Thực tế, để doanh nghiệp tăng trưởng đem lại lợi nhuận cao nhất, phù hợp2với thực tiễn địa phương, doanh nghiệp có thể có nhiều hình thức nhằm thay đổiphương thức kinh doanh thông qua chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi hoặc chấmdứt sự tồn tại, trong đó có hình thức giải thể doanh nghiệp.Khi một doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc nhu cầuquản trị công ty thay đổi, các chủ sở hữu mẫu thuẫn hoặc biến động về số lượngthành viên, hay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; hoặc doanh nghiệp bị lâmvào tình trạng buộc phải giải thể làm nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết.Chẳng những quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp, quan hệ vay nợgiữa các chủ nợ với doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp được tổ chức lại,giải thể với người lao động. Vì vậy, việc giải quyết kịp thời các vấn đề của việctổ chức lại, giải thể doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm duy trì, bảo vệquyền lợi của các chủ thể, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thểliên quan.Hơn nữa hiện nay, trong tình trạng kinh tế khủng hoảng sâu và rộng trêntoàn cầu, mục tiêu, nhu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp để phù hợp với chiến lượckinh doanh của các nhà đầu tư hay việc rút lui khỏi thị trường một cách "trật tự",từ đó số lượng doanh nghiệp có nhu cầu được tổ chức lại hay giải thể càngnhiều. Trong khi đó, việc thi hành pháp luật về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệpvẫn còn nhiều điểm vướng mắc; còn có độ "vênh" giữa pháp luật và thực tiễn,trình tự, thủ tục, thời hạn để thực hiện còn có những bất cập, kéo dài hay khókhăn nhất định cho doanh nghiệp khi thực hiện. Xuất phát từ thực tiễn như vậy,tác giả chọn đề tài “Pháp luật về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và thựctiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu để thực hiệnluận văn thạc sĩ luật học.2. Tình hình nghiên cứuVấn đề tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp không phải là vấn đề mới vàđã được nhiều nhà khoa học cũng như những người làm công tác thực tiễn quantâm nghiên cứu.3- Các công trình nghiên cứu về pháp luật tổ chức lại, giải thể doanhnghiệp mới có thể kể như: “Nguyên tắc xây dựng và thực hiện chế định tổ chứclại doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp” của tác giả Trần TríTrung – Đại học Quốc gia Hà Nội, bài viết đăng trên Tạp chí khoa học, Đại họcquốc gia Hà Nội, Luật học số 28 (2012) tr 63-68; bài giảng chủ thể kinh doanh,chương Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp của Từ Thanh Thảo – Giảng viênĐại học Luật, thành phố Hồ chí minh; bài “Một số vấn đề pháp lý liên quan đếnviệc thành lập, tổ chức lại và giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên do doanh nghiệp nhà nước là chủ sở hữu - Nguyễn Tuấn Linh, Tạp chí dânchủ và pháp luật, số chuyên đề pháp luật về doanh nghiệp 2012.- Các công trình nghiên cứu về pháp luật giải thể doanh nghiệp có thể kểđến như: “Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước" (2000) củaHoành Thị Trâm, khóa tốt nghiệp; “Quy chế thành lập và giải thể, phá sản và cơchế quản lý của Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân” (1996) Phạm MinhLong, khóa luận tốt nghiệp; “Những quyy định về thành lập và giải thể doahnghiệp nhà nước” (1992) của Ủy ban Kế hoạch nhà nước; “Một số ý kiến về giảithể, phá sản doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn: của PhạmQuý Tỵ, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 06/1998; Công trình nghiên cứu “Thựctrạng pháp luật vê giải thể doanh nghiệp - Một số đánh giá và kiến nghị hoànthiện” của TS. Nguyễn Thị Dung, Tạp chí luật học, số 10/2012; Công trình“Những giải pháp pháp lý cần xây dựng và hoàn thiện nhằm đảm bảo doanhnghiệp rút khỏi thị trường” (2012); Tài liệu Hội thảo khoa học của Viện Khoahọc pháp lý - Bộ Tư pháp; Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về giải thểdoanh nghiệp ở Việt Nam,thực trạng và hướng hoàn thiện”-tác giả Lê Ngọc Anh.Tuy nhiên, vấn đề tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp chỉ là một trongcác khía cạnh được nghiên cứu trong các công trình mà hầu hết tập trung bìnhluận, lý giải việc tổ chức lại, giải thể trên cơ sở các quy định pháp luật đã đượcsửa đổi. Trong số đó, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về các vấn đềliên quan đến tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện4hành về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và đặc biệt chưa đi sâu nghiên cứuviệc áp dụng pháp luật về tổ chức lại, giải thể tại một địa phương cụ thể.Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về tổ chức lại, giải thểdoanh nghiệp của các công trình khoa học đã được công bố, luận văn đi sâu tìmhiểu các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệpvà thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, để có cái nhìn toàn diện về thựctrạng tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp hiện nay. Từ đó tìm kiếm giải phápnâng cao hiệu quả điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp trong phạm vi cả nướcnói chung và ở tỉnh Yên Bái nói riêng.3. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Luận văn này được thực hiện vớimục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận cũng như nội dung của pháp luật về tổ chứclại và giải thể doanh nghiệp; phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật vềtổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở một địa phương, đó là tỉnh Yên Bái; tìmkiếm những giải pháp và góp phần xây dựng hoàn thiện và nâng cao hiệu quảđiều chỉnh của pháp luật tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là các quy định pháp luật, đặc biệtlà Luật Doanh nghiệp năm 2014 về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và thựctiễn hoạt động tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở một địa phương cụ thể.- Phạm vi nghiên cứu: luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quyđịnh pháp luật hiện hành về tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp theo của LuậtDoanh nghiệp năm 2014 và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tổ chứclại và giải thể doanh nghiệp tại tỉnh Yên Bái.4. Các câu hỏi nghiên cứu của luận vănNhững câu hỏi nghiên cứu trong luận văn này gồm: (i) Thế nào là tổchức lại và giải thể doanh nghiệp? (ii) Nội dung của Luật Doanh nghiệp (2014)về tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp? (iii) Thực tiễn hoạt động tổ chức lại vàgiải thể doanh nghiệp và những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tổ chức lạivà giải thể doanh nghiệp ở tỉnh Yên Bái? (iv) Các giải pháp hoàn thiện pháp5luật về tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động tổchức lại và giải thể doanh nghiệp?5. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp luận được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trongluận văn là: Phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử.- Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể bao gồm: Phương phápphân tích, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê,phương pháp mô hình hóa và phương pháp tổng hợp đánh giá. Ngoài ra, luận văncòn có sự kế thừa những thành tựu đã đạt được của các công trình khoa học đitrước, từ đó khai triển theo ý tưởng của riêng mình gắn lý luận với thực tiễn nhằmphát hiện những ưu điểm, hạn chế của các quy định và đưa ra những kiến nghị cótính khả thi nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của tổ chức và cá nhân.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn- Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý luận, nghiên cứu các nội dung cụ thểcủa hoạt động tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp;- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tổ chức lại và giải thể doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái;- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức lại và giải thểdoanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức lại và giải thể doanhnghiệp trong phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng.7. Bố cục của luận vănNgoài phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu gồm 3 chương:Chương 1. Tổng quan về tổ chức lại, giải thể DN và pháp luật về tổ chứclại, giải thể DN;Chương 2. Thực trạng DN và thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức lại,giải thể DN tại Tỉnh Yên Bái;Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức lại, giải thể DN vàgiải pháp hoàn nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức lại, giải thể DN.6CHƯƠNG 1TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANHNGHIỆP Ở VIỆT NAM1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức lại doanh nghiệpTrong hoạt động của doanh nghiệp, việc cải tiến thay thế, mua lại, sápnhập hay chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là nhu cầu thường thấy của cácdoanh nghiệp. Điều đó xuất phát từ các nguyên nhân như chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp bị thay đổi, nhu cầu quản trị của công ty thay đổi, các chủ sởhữu công ty phát sinh mâu thuẫn hoặc không thể tiếp tục tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh, số thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu... Trongquá trình kinh doanh, các chủ đầu tư lại có quyền mở rộng, thu hẹp quy mô hoặcchuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp với năng lực kinh doanh, nhu cầu củachủ sở hữu trong từng giai đoạn khác nhau. Tổ chức lại doanh nghiệp là nhữngbiện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình doanh nghiệp, theo quyết địnhcủa chủ sở hữu doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh khác nhau.Dưới góc độ lý luận: Tổ chức lại doanh nghiệp là tái cấu trúc lại doanhnghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp) dẫn đếnlàm thay đổi quy mô kinh doanh, hoặc thay đổi hình thức pháp lý nhằm mụcđích nâng cao năng lực cạnh tranh và để phát huy hiệu quả, phù hợp hơn vớimục tiêu doanh nghiệp hướng tới.1. Xét theo khía cạnh pháp lý thì tổ chức lạidoanh nghiệp là một chế định pháp luật quy định về quá trình chia, tách, sápnhập, hợp nhất, chuyển đổi doanh nghiệp nhằm mục đích phát triển của doanhnghiệp trong từng thời kỳ2.Trong lịch sử lập pháp của nước ta, những vấn đề về chia tách, hợp nhất,sáp nhập là những nội dung pháp lý đã được đề cập đến trong các văn bản khác1Từ Thanh Thảo, (2015) “Tập bài giảng chủ thể kinh doanh”, truy cập ngày 28/5/2017, tại địa chỉ />2Trần Chí Trung Nguyên (2012), “Nguyên tắc xây dựng và thực hiện chế định tổ chức lại doanh nghiệp theoquy định của Luật doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học số 28 truy cập ngày 26/5/2017 tạiđịa chỉ file:///C:/Users/Admin/Downloads/1128-1-2198-1-10-20160520%20(1).pdf7nhau. Bộ Luật Dân sự năm 1995, đã đề cập các biện pháp này trong phần“Những quy định chung về pháp nhân”, các nội dung tương tự cũng được kếthừa trong Bộ Luật Dân sự năm 2014. Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995cũng đã có quy định về các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: Sápnhập vào doanh nghiệp nhà nước khác; chia tách doanh nghiệp nhà nước vànhững biện pháp khác làm thay đổi mục tiêu hoạt động, hình thức tổ chức củadoanh nghiệp… trong phạm vi các văn bản luật về kinh doanh, thương mại. Cácquy định về tổ chức lại doanh nghiệp lần đầu tiên được đề cập trong Luật doanhnghiệp năm 1999 theo đó định nghĩa “Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia,tách, sáp nhập, hợp nhất và chuyển đổi doanh nghiệp”3. Luật Doanh nghiệp năm2005 gần như vẫn giữ nguyên khái niệm đã xác định “Tổ chức lại doanh nghiệplà việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp”4. LuậtDoanh nghiệp năm 2014 đã quy định rất cụ thể, rõ ràng về khái niệm tổ chức lạidoanh nghiệp và các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp, tại Điều 4, LuậtDoanh nghiệp năm 2014 đã giải thích cụ thể, rõ ràng: “Tổ chức lại doanh nghiệplà việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”.Như vậy, về bản chất tổ chức lại doanh nghiệp là tái cấu trúc lại doanhnghiệp làm thay đổi thay đổi quy mô, cơ cấu, cấu trúc bộ máy tổ chức hay hìnhthức pháp lý của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp đã giải thích cụ thể, rõ ràng:“Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyểnđổi loại hình doanh nghiệp” và được quy định cụ thể tại các điều từ điều 192 đếnđiều 199 Chương IX của Luật Doanh nghiệp năm 2014.Đặc điểm của việc tổ chức lại doanh nghiệp:(i) Làm thay đổi quy mô kinh doanh, từ công ty có quy mô lớn thành côngty có quy mô nhỏ hơn và ngược lại: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;(ii) Làm thay đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp, từ doanh nghiệp tưnhân sang công ty TNHH, từ công ty TNHH thành công ty cổ phần… như việcchuyển đổi doanh nghiệp; Hình thành các doanh nghiệp mới trên thị trường,34Luật doanh nghiệp 1999Luật doanh nghiệp 20058hoặc chấm dứt các doanh nghiệp đang tồn tại từ các biện pháp chia, tách, hợpnhất doanh nghiệp;(iii) Làm ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thịtrường khi các doanh nghiệp thực hiệm biện pháp hợp nhất hay sáp nhập trởthanh các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh, năng lực đầu tư.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của giải thể doanh nghiệpTại Việt Nam, hàng ngày có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập mớithì ngược lại cũng có không ít các doanh nghiệp rút khỏi thị trường, việc gianhập, rút khỏi thị trường là một tất yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường. Dưới góc độ ngôn ngữ, giải thể là “không còn hoặc làm cho không còntồn tại như một tổ chức, các thành phần, thành viên phân tán đi”5. Như vậy, hiểutheo cách thông thường thì giải thể doanh nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp chấmdứt sự tồn tại, không còn tiến hành hoạt động kinh doanh. Dưới góc độ pháp lý,khái niệm giải thể doanh nghiệp chưa được quy định tại bất kỳ văn bản quyphạm pháp luật nào. Tuy nhiên, trong các tài liệu nghiên cứu luật học, có rấtnhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm giải thể doanh nghiệp. Từ điển Luậthọc là “thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, với tư cách là một chủ thểkinh doanh bằng cách thanh lý tài sản của doanh nghiệp để trả cho các chủnợ”6. Bên cạnh đó, một số tác giả cũng đưa ra khái niệm về giải thể doanhnghiệp, như Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam của Viện Đại học Mở Hà Nội:“Giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục pháp lý dẫn đến chấm dứt sựtồn tại của doanh nghiệp”7 hay Giáo trình Pháp luật Kinh tế - Khoa Luật TrườngĐại học Kinh tế Quốc dân: “Giải thể doanh nghiệp được nhìn nhận là việc mộtdoanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh, không tiếp tục tồn tại trên thịtrường với tư cách là một chủ thể kinh doanh”8. Như vậy, có thể thấy các nhànghiên cứu luật học có cách hiểu về khái niệm giải thể doanh nghiệp tương đối5Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điẻn tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội-Đã NẵngBộ Tư pháp- Viện Khoa học pháp lý, Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa- NXB Tư pháp7Viện đại học mở Hà Nội (2013), Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội8Khoa luật - Trường Đại học kinh tế quốc dân (2012), Giáo trình pháp luật kinh tế, NXB Đại học Kinh tếquốc dân69giống nhau, đều cho rằng giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại củadoanh nghiệp với tư cách là một chủ thể kinh doanh. Giải thể doanh nghiệpkhông phải là một thời điểm, một sự kiện mà là một quá trình9 và quá trình đóphải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện, đó là doanh nghiệp phảiđảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.Tóm lại, giải thể doanh nghiệp là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanhnghiệp có điều kiện khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnkhác của doanh nghiệp đó.Giải thể doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản sau đây:Thứ nhất, giải thể doanh nghiệp dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại củadoanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý các tài sản, thực hiện việcthanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Hậu quả làdoanh nghiệp sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp và doanh nghiệp đókhông còn tồn tại trên thị trường nữa.Thứ hai, giải thể doanh nghiệp là thủ tục mang tính hành chính. Việc giảithể doanh nghiệp do doanh nghiệp mà cụ thể là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặcđại diện chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quyđịnh. Doanh nghiệp phải thực hiện đày đủ theo đúng thủ tục, trình tự luật địnhnhư thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trả con dấu, nộp hồ sơ giải thể…Thứ ba, giải thể doanh nghiệp mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc. Giảithể doanh nghiệp trước hết là quyền của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu doanhnghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân, tất cả thành viên hợp danh của công ty hợpdanh, Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thànhviên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, Đại hội đồng cổ đôngcông ty cổ phần đều có quyền quyết định giải thể doanh nghiệp. Đây là trườnghợp giải thể hoàn toàn mang tính chất tự nguyện, theo ý chí của nhà đầu tư. Tuynhiên, pháp luật cũng quy định các trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải giải9Nguyên Văn Cương (2012) "Một số suy nghĩ về vai trò của Nhà nước trước hiện tượng doanh nghiệp rútkhỏi thị trường ở nước ta hiện nay", Hội thảo Những giải pháp pháp lý cần xây dựng và hoàn thiện nhằ, đảmbảo doanh nghiệp rút khỏi thị trường10thể, như trong những trường hợp Công ty không còn đủ số lượng thành viên tốithiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tụcchuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc Bị thu hồi GCNĐKDN.Thứ tư, việc giải thể doanh nghiệp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhaunhưng phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể giải thể xuất phát từ: chủ doanh nghiệp hoặccác chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định giải thể doanh nghiệp khi mục tiêu đề rađã được hoàn thành xong hay không thể đạt được mục tiêu đã đề ra hoặc doanhnghiệp có thể bị thu hồi GCNĐKDN do vi phạm pháp luật... Tuy nhiên, dù giảithể với lý do gì thì doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hếtcác khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Doanh nghiệp muốn chấm dứt sự tồn tạibằng thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý tài sản và bảo đảmthanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Đâycũng là đặc trưng, tiêu chí, sự khác biệt được dùng để phân biệt giữa chế địnhphá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp10.1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANHNGHIỆP1.2.1. Pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệpTổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặcchuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Đây là hoạt động thuộc nội hàm của quyềntự do kinh doanh của doanh nghiệp, được thực hiện nhằm mục đích tạo dựngnhững mô hình tổ chức kinh doanh hợp lý nhất để nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình thức hiện việc tổ chức lại doanhnghiệp phát sinh nhiều mối quan hệ khác nhau, như: quan hệ giữa doanh nghiệpvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác(khách hàng), các quan hệ nội bộ trong doanh nghiệp và hoạt động tổ chức lạidoanh nghiệp cũng ảnh hưởng, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể khác10Lê Ngọc Anh (2014), Pháp luật về giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam- Thực trạng và những giải pháp,Luận văn thạc sỹ, Tr14.11nhau. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội, cũng như bảo vệ lợi ích của các chủ thểcó lên quan, Nhà nước ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằmđiều chỉnh về tổ chức lại doanh nghiệp.Như vậy, pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp được hiểu là tổng thể cácquy phạm do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong quá trình tổ chức lại doanh nghiệp, nhằm bảo vệ lợi ích củadoanh nghiệp cũng như lợi ích của các chủ thể khác có liên quan.Xét về mặt nội dung, pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm cácquy định về: (i) Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sápnhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp); (ii) trình tự, thủ tục tổ chức lạidoanh nghiệp; (iii) đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan trongquá trình tổ chức lại doanh nghiệp.Xét về mặt hình thức, pháp luật tổ chức lại doanh nghiệp là một bộ phậncủa pháp của pháp luật doanh nghiệp, được quy định trong các luật doanh nghiệpvà các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó phải kể đến Luật Doanh nghiệpnăm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014.Luật Doanh nghiệp năm 2014 có những quy định mang tính định hướng,gợi mở về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại doanh nghiệp, trao cho doanhnghiệp tự do, tự nguyện, cam kết, thoả thuận theo các quy định của pháp luật:cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiềungười đại diện theo pháp luật; cho phép công ty cổ phần có thể chọn một tronghai mô hình tổ chức, quản lý; cho phép lựa chọn cách bầu dồn phiếu hay khôngbầu dồn phiếu khi bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty cổphần...Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 chỉ cho phép các công ty cùng loạihình mới được hợp nhất hay sáp nhập, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không yêucầu các công ty cùng loại mới được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách đồng thời quyđịnh rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như trình tự thủ tục, hồ sơthực hiện các loại thủ tục này. Đây là điểm đổi mới hết sức quan trọng, điều này12sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp11.1.2.1.2. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của LuậtDoanh nghiệp hiện hànhNhóm quy phạm pháp luật quan trọng của pháp luật về tổ chức lại doanhnghiệp được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, đó là những quy địnhvề các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, bao gồm: hợp nhất, sáp nháp, chia,tách và chuyển đổi doanh nghiệp12 Cụ thể:Thứ nhất, Hợp nhất doanh nghiệpTheo quy định của Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2014, hình thức hợpnhất doanh nghiệp được áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công tycổ phần, công ty hợp danh. Hợp nhất doanh nghiệp được hiểu là hai hoặc một sốcông ty (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công tyhợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp phápsang công ty hợp nhất. Việc hợp nhất doanh nghiệp dẫn đến hậu quả pháp lý làsau khi hợp nhất, đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồntại, công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu tráchnhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tàisản khác của các công ty bị hợp nhất.Thứ hai, sáp nhập doanh nghiệpSáp nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể trong Điều 195 Luật Doanhnghiệp năm 2014, theo đó hình thức sáp nhập được áp dụng đối với các loại hìnhcông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Sáp nhậpdoanh nghiệp là một hoặc một số công ty (công ty sáp nhập) có thể sáp nhập vàomột công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấmdứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bịsáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi11Luật Doanh nghiệp năm 2014 và những điều bạn nên biết (2015), truy cập ngày 20/5/2017 tại địa chỉ: />12Xem: các điều từ 192 – 199 Luật doanh nghiệp năm 2014.13ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng laođộng và nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị sáp nhập.Thứ ba, chia doanh nghiệpHình thức chia doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 192 LuậtDoanh nghiệp năm 2014. Đối với hình thức này, công ty trách nhiệm hữu hạn vàcông ty cổ phần có thể tiến hành chia doanh nghiệp tùy tình hình, nhu cầu kinhdoanh và mục đích của chủ sở hữu. Các doanh nghiệp có thể được chia thành mộtsố doanh nghiệp cùng loại. Việc chia doanh nghiệp là giảm quy mô nhưng làm tăngsố lượng doanh nghiệp. Số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổphần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽđược ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần củacông ty bị chia sang các công ty mới tương ứng. Việc chia doanh nghiệp sẽ dẫn đếnhậu quả pháp lý: Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấpGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịutrách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tàisản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người laođộng để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.Thứ tư, tách doanh nghiệpĐiều 193 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định, việc tách doanh nghiệpđược áp dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách doanh nghiệp bằng cách: chuyểnmột phần tài sản của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặcmột số công ty mới (công ty được tách); chuyển toàn bộ phần vốn góp, cổ phầncủa một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trịcổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới; hoặc kếthợp cả hai hình thức trên. Hậu quả pháp lý của việc tách doanh nghiệp là: Côngty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứngvới phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời vớiđăng ký doanh nghiệp các công ty mới. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty14bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợchưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách,trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng vàngười lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.Thứ năm, chuyển đổi doanh nghiệpCác điều 196, 197 ,198, 199 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định, đốitượng áp dụng việc chuyển đổi doanh nghiệp là: Công ty TNHH có thể chuyểnđổi thành công ty cổ phần và ngược lại; doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổithành công ty TNHH. Hậu quả pháp lý của việc chuyển đổi doanh nghiệp là, saukhi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt sự tồn tại; công tychuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ về tài sản khác củacông ty được chuyển đổi.1.2.1.3. Quy định về trình tự, thủ tục tổ chức lại doanh nghiệpTrình tự, thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp được hướng dẫn cụ thể trongThông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Cụ thể:● Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quyđịnh như sau:- Để chia công ty, trước hết công ty phải tổ chức hội nghị thông qua nghịquyết chia công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều lệcông ty của các chủ sở hữu công ty (Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công tyTNHH một Thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông). Nghị quyết phải có các nộidung chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia và các công ty sẽthành lập; nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sửdụng lao động; cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốngóp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới; nguyên tắcgiải quyết các nghĩa vụ; thời hạn thực hiện chia công ty. Nghị quyết chia công ty15phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trongthời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết;- Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thànhlập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủtịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăngký doanh nghiệp kèm theo nghị quyết chia công ty;- Số lượng thành viên, cổ đông,số lượng, tỷ lệ sở hữu, phần vốn góp, vốnđiều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia,chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới;- Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấpGCNĐKDN. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoảnnợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bịchia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong sốcác công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này;- Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bịchia trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấpGCNĐKDN cho công ty mới. Trường hợp công ty mới có địa chỉ trụ sở chínhngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty bị chia có trụ sởchính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty mới phảithông báo việc đăng ký doanh nghiệp công ty mới cho Cơ quan đăng ký kinhdoanh nơi công ty bị chia đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý củacông ty bị chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.● Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quyđịnh như sau:Thứ nhất, hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổđông của công ty bị tách thông qua nghị quyết tách công ty theo quy định củaLuật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết tách công ty phải có các nội dung chủyếu về tên, địa chỉ trụ sở chính công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thànhlập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, các16quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thờihạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả cácchủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàythông qua nghị quyết;Thứ hai, các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công tyđược tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên,Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hànhđăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trường hợp này, hồ sơ đăngký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết tách công ty quy định tại điểm akhoản này. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được táchphải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồnglao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bịtách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công tybị tách có thỏa thuận khác13.● Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:Thứ nhất, các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồnghợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các côngty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiệnhợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổitài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhấtthành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiệnhợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;Thứ hai, các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các côngty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặcbổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị,Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanhnghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải13Quy định mới về chia tách doanh nghiệp (2014), truy cập ngày 15/4/2017 tại địa chỉ />17được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15ngày, kể từ ngày thông qua.Thứ ba, trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợpnhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất,trừ trường hợp Luật Cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhấtmà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan,trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.Thứ tư, hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất thực hiệntheo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờnhư: Hợp đồng hợp nhất; Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợpnhất của các công ty bị hợp nhất.Thứ năm, Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứttồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu tráchnhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tàisản khác của các công ty bị hợp nhất. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tìnhtrạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăngký doanh nghiệp khi cấp GCNĐKDN cho công ty hợp nhất. Trường hợp công tybị hợp nhất có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngnơi đặt trụ sở chính công ty hợp nhất thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi côngty hợp nhất phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng kýkinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị hợp nhất để cập nhật tình trạng pháplý công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp14.● Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:Thứ nhất, các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảoĐiều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếuvề tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính14Thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014 (2017) truy cập ngày15/4/2017 tại địa chỉ: />18của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng laođộng; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổiphần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp,cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập. Cácthành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thôngqua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng kýdoanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sápnhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biếttrong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.Thứ hai, sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồntại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu tráchnhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sảnkhác của công ty bị sáp nhập.Thứ ba, trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phầntừ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công tythông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừtrường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp sáp nhập cáccông ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trườngcó liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.Thứ tư, hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thựchiện theo các quy định của Luật doanh nghiệp và phải kèm theo bản sao các giấytờ sau đây: Hợp đồng sáp nhập; Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồngsáp nhập của các công ty nhận sáp nhập; Nghị quyết và biên bản họp thông quahợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sápnhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyềnbiểu quyết của công ty bị sáp nhập.Thứ năm, cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lýcủa công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp vàthực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
Tài liệu liên quan
- Chế định người bảo chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam-lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 118
- 714
- 2
- Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn ThS. Luật
- 101
- 499
- 0
- Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh hà giang
- 109
- 572
- 1
- Chế độ pháp lý về ngân sách cấp xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế
- 107
- 417
- 0
- Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh đắk lắk
- 109
- 548
- 2
- Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự việt nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh hà giang
- 16
- 429
- 0
- LHS_Ngô Thị Xuân Thu_ chế định người bào chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Namlys luạn và thực tiến áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 26
- 137
- 0
- DSpace at VNU: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- 6
- 149
- 0
- Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh lạng sơn
- 101
- 337
- 6
- Pháp luật về giải thể doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh sơn la
- 69
- 564
- 4
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.46 MB - 87 trang) - Pháp luật về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh yên bái Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Luận Văn
-
Khoa Luận Tốt Nghiệp Ngo Tung Ngọc
-
Những điểm Mới Về Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp
-
[Luận Văn] Pháp Luật Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Thực Tiễn Tỉnh Sơn La
-
Tổ Chức Lại Và Chuyển đổi Giữa Các Doanh Nghiệp - Luận Văn
-
Pháp Luật Về Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp | Xemtailieu
-
Một Số Vấn đề Pháp Lý Về Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh ...
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp - TaiLieu.VN
-
Đề Tài Một Số Vấn đề Pháp Lý Về Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Theo Luật ...
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TailieuXANH
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập Công Ty...
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Theo Quy Định Của Luật Doanh Nghiệp
-
Luận Văn: Pháp Luật Về Mua Bán Doanh Nghiệp ở Việt Nam, HOT
-
Luận Văn: Pháp Luật Về Hoạt động Mua Bán Doanh Nghiệp, HOT
-
[PDF] LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC - VNU
-
[DOC] MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SÁP NHẬP, MUA LẠI DOANH NGHIỆP VÀ ...
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2014
-
Tìm Hiểu Về Mô Hình Công Ty Mẹ - Công Ty Con - LUẬT SƯ
-
Quy định Luật Doanh Nghiệp 2020 Về Công Ty Hợp Danh