Pháp Lý Là Gì? Một Vài Khái Niệm, định Nghĩa Có Liên Quan Về Pháp Lý?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Pháp lý là gì?
- 2 2. Đặc điểm của pháp lý:
- 3 3. Phân biệt pháp lý và pháp luật:
- 4 4. Một vài khái niệm, định nghĩa có liên quan về pháp lý:
- 4.1 4.1. Cơ sở pháp lý:
- 4.2 4.2. Trách nhiệm pháp lý:
- 4.3 4.3. Tư vấn pháp lý:
- 4.4 4.4. Trợ giúp pháp lý:
1. Pháp lý là gì?
Từ trước đến nay, không chỉ người dân mà ngay cả những cá nhân, tổ chức đang làm công tác pháp luật đều có cách hiểu và sử dụng một cách thiếu chính xác và thống nhất thuật ngữ “pháp lý”, thậm chí có người còn đồng nhất khái niệm này với khái niệm “pháp luật”. Pháp lý hay các lý lẽ của pháp luật chính là cơ sở của lý luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống.
Khái niệm “pháp lý” xuất phát từ tiếng la – tin “Jus” nghĩa là quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo giải thích của Đại từ điển tiếng Việt thì “pháp lý là căn cứ, là cơ sở lý luận của luật pháp” (trang 1320).
Ngoài ra, pháp lý chỉ những khía cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật của một quốc gia. Như vậy, pháp lý là một khái niệm rộng hơn pháp luật, bao gồm cả những lý lẽ, lẽ phải, giá trị pháp lý bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội là cơ sở hình thành nên pháp luật.
2. Đặc điểm của pháp lý:
–Thứ nhất: Pháp lý phải liên quan đến hệ thống các quy phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là mọi lý lẽ, cơ sở hay căn cứ đều dựa vào pháp luật. Không có các quy phạm pháp luật thì không thể nói đến cái “lí lẽ” hay không thể chứng minh tính đúng sai, được phép hay không được phép.
Ví dụ: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định do hành vi vi phạm pháp luật gây nên. Như vậy, căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý là các quy định pháp luật cụ thể trong từng lĩnh vực pháp luật.
–Thứ hai: Pháp lý hay các lý lẽ của pháp luật chính là cơ sở của lý luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống. Với ý nghĩa này, pháp lý được xem là hệ quả tất yếu của pháp luật.
Ví dụ: Trong nhiều trường hợp, các quy định pháp luật gây khó hiểu, nhầm lẫn trong việc áp dụng. Vì vậy, nhà nước đã cho phép thành lập các tổ chức tư vấn pháp lý hoặc trợ giúp về mặt pháp lý để có thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Như vậy, có thể thấy, trong trường hợp này, thuật ngữ “tư vấn pháp lý” hay “trợ giúp pháp lý” sẽ được sử dụng thay cho cụm từ “tư vấn pháp luật” hoặc “trợ giúp pháp luật”.
–Thứ ba: Pháp lý là cơ sở hình thành nên pháp luật hoặc các khía cạnh liên quan đến pháp luật.
Ví dụ: Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.
Từ các đặc điểm trên, có thể thấy trong nhiều trường hợp không thể đồng nhất giữa “pháp luật” và “pháp lý”.
3. Phân biệt pháp lý và pháp luật:
Do pháp luật và pháp lý có mối quan hệ qua lại, tác động, phụ thuộc lẫn nhau nên thường rất khó phân biệt giữa “pháp luật” và “pháp lý”. Từ các cách ứng xử mang tính pháp lý, pháp luật mới được ra đời trong khi pháp luật chính là cơ sở để thúc đẩy việc hình thành ngành khoa học pháp lý – ngành khoa học có mục đích nghiên cứu tìm ra các nguồn gốc, những nguyên lý cơ bản của pháp luật cũng như vận dụng các lý lẽ đã được quy định bởi pháp luật.
Với ý nghĩa trên, sử dụng hai khái niệm “pháp luật” – “pháp lý” sẽ không thể tùy tiện theo cảm xúc mà đòi hỏi tính chính xác, phù hợp. Vì vậy, để sử dụng từ “pháp luật” hay “pháp lý” một cách phù hợp, ta phải dựa vào từng hoàn cảnh cụ thể hoặc dựa vào các từ điển pháp luật để sử dụng các thuật ngữ chính xác, phản ánh đúng mục đích, bản chất của sự việc, hiện tượng.
Pháp lý tiếng anh là Legal
Xem thêm: Vấn đề pháp lý là gì? Phân tích và xác định vấn đề pháp lý?4. Một vài khái niệm, định nghĩa có liên quan về pháp lý:
Có rất nhiều các khái niệm và định nghĩa có liên quan về pháp lý, dưới đây là những thuật ngữ cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực này.
4.1. Cơ sở pháp lý:
Cơ sở chính là nguồn gốc bắt đầu, nền tảng, điều kiện cho một chủ thể dựa vào. Còn pháp lý là thuật ngữ liên quan đến tài liệu, văn bản, quy định, quy chế…được ban hành bởi các cơ quan luật pháp dùng để miêu tả tổng quát về hiện tượng, trạng thái và nội dung trong văn bản được ban hành.
Tính pháp lý là những khái niệm, định nghĩa về sự vật, hiện tượng có trong hệ quy chiếu pháp luật để giải đáp các quy định, luật lệ của pháp luật. Nếu không có cơ sở pháp lý, mọi vấn đề gây bất hòa và tranh cãi sẽ không bao giờ có hồi kết.
Các ví dụ về cơ sở pháp lý:
– Cơ sở pháp lý của lĩnh vực bất động sản bao gồm Luật đất đai năm 2013; Luật xây dựng năm 2014; Luật kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật nhà ở năm 2014.
– Cơ sở pháp lý về nhân quyền bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc; Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 2948; Công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị năm 1966; Hiến pháp Việt Nam năm 2013; Bộ luật hình sự năm 2017.
Xem thêm: Môi trường pháp lý là gì? Môi trường pháp lý tại Việt Nam?– Cơ sở pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử bao gồm Luật thương mại điện tử; Luật bảo vệ sự riêng tư trong thương mại điện tử; Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
– Cơ sở pháp lý trong hoạt động kinh doanh đa cấp gồm Luật canh tranh năm 2004…
Những thuật ngữ liên quan đến cơ sở pháp lý bao gồm
– Giá trị pháp lý: Là sự hữu ích của tài liệu văn bản, nó đóng vai trò như một bằng chứng pháp lý về thẩm quyền, nghĩa vụ có thể thi hành hoặc làm cơ sở cho hành động pháp lý.
– Cơ chế pháp lý: Là cơ chế tổ chức hoạt động của một thể chế chính trị, xã hội, kinh tế, tổ chức…được pháp luậ hỗ trợ cho các hoạt động giám sát tư pháp. Nó đóng vai trò vận hành, tổ chức của hệ thống các cơ quan, tổ chức, công dân theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động tư pháp được diễn ra theo đúng luật, giúp giảm thiểu việc lạm dụng quyền, chức vụ theo hướng tiêu cực. Ngoài ra, cơ chế pháp lý cũng giúp cơ quan tư pháp, công chức, nhân viên pháp lý nâng cao trách nhiệm và vai trò trong công cuộc thực thi công lý.
– Vấn đề pháp lý: Là những vấn đề mang tính trọng tâm cần tranh luận hoặc quyết triệt để theo pháp luật. Trong một vụ việc hay tình huống nào đó muốn giải quyết bằng pháp luật thì phải xem xét đây có phải là vấn đề pháp lý hay không.
Xem thêm: Vấn đề pháp lý là gì? Phân tích và xác định vấn đề pháp lý?4.2. Trách nhiệm pháp lý:
Trách nhiệm là việc chủ thể phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý được đề cập đến trong phần quy định của quy phạm pháp luật hay trách nhiệm là việc chủ thể phải thực hiện một mệnh lệnh cụ thể của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. Hoặc là, trách nhiệm là việc chủ thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý theo nghĩa này khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
Về mặt pháp luật, trách nhiệm pháp lý được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm chính trị…Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc chủ thể phải chịu những sự thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do… mà phần chế tài của các quy phạm pháp luật đã quy định.Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
4.3. Tư vấn pháp lý:
Tư vấn pháp lý là Người có chuyên môn về pháp luật và được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc. Việc tham gia ý kiến theo góc độ pháp luật với tư cách là cộng tác viên hoặc là làm dịch vụ. Ví dụ: Văn phòng tư vấn pháp lý; Trung tâm tư vấn pháp lý…
4.4. Trợ giúp pháp lý:
Căn cứ vào Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 giải thích thuật ngữ này như sau:
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Nguyên tắc trong trợ giúp pháp lý là phải: Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý; Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.
Như vậy, trong hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật là một trong những hình thức trợ giúp pháp lý. Hoạt động tư vấn pháp luật do Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.
Như vậy, tư vấn pháp luật trong trợ giúp pháp lý được hiểu là hướng dẫn, đưa ra các ý kiến pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý trong các tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc,…nhằm giúp họ có thể ứng xử phù hợp với pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Từ khóa » Ví Dụ Về Pháp Lý
-
Sự Kiện Pháp Lý Là Gì? Các Loại Sự Kiện Pháp Lý? Cho Ví Dụ?
-
Pháp Lý Là Gì ? Đặc điểm Của Pháp Lý Là Gì ? Cho Ví Dụ
-
Sự Kiện Pháp Lý Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Rủi Ro Pháp Lí Là Gì? Đặc điểm Và Ví Dụ Về Rủi Ro Pháp Lí
-
Sự Kiện Pháp Lý Là Gì? | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi, Tư Vấn Pháp Luật
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Sự Kiện Pháp Lý Là Gì ? Các Loại Sự Kiện Pháp Lý? Cho Ví Dụ?
-
Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý - Công Ty Luật DRAGON
-
Cho Ví Dụ Về 1 Sự Kiện Pháp Lý đồng Thời Làm Phát Sinh, Thay đổi Và ...
-
Định Nghĩa Về Pháp Nhân Và Tư Cách Pháp Nhân Của Doanh Nghiệp
-
Pháp Nhân Là Gì? Điều Kiện để Có Tư Cách Pháp Nhân Theo Quy định
-
Pháp Nhân Là Gì? Quy định Về Tư Cách Pháp Nhân Cần Biết
-
Vi Phạm Kỷ Luật Là Gì? Cho Ví Dụ Về Vi Phạm Kỷ Luật - LuatVietnam
-
[PDF] 19 Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I ...