Pháp Viện Minh Đăng Quang, Tp. HCM - T Group

Pháp viện Minh Đăng Quang là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng hệ phái Khất sĩ miền Nam Bộ. Trải qua 45 năm hiện hữu, Pháp viện Minh Đăng Quang như một đóa hoa trang nghiêm, một không gian tĩnh lặng, trợ duyên cho khách hành hương chiêm bái về sự an tịnh tâm hồn. Do đó, đến với Sài Gòn, bạn không thể bỏ lỡ việc tham quan và lễ Phật tại Pháp viện Minh Đăng Quang.

Pháp viện Minh Đăng Quang do Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên, đệ nhất Trưởng Giáo đoàn IV Hệ phái Khất Sĩ sáng lập năm 1968, tọa lạc trên diện tích 45.000m2. Hệ phái Khất sĩ ra đời năm 1944 tại Nam bộ, do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập. Nơi đây, ngoài chức năng như một ngôi chùa, còn đào tạo Phật pháp cho các tăng lữ, Phật tử nên được gọi là pháp viện.

Ngôi chùa được Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã xác lập 4 kỷ lục

Ban đầu, nơi đây chỉ là ngôi chánh điện nhỏ và một số âm cốc bằng tre nhưng đến năm 2009, Pháp viện được khởi công đại trùng tu với nhiều hạng mục. Hiện nay, đây là một quần thể kiến trúc độc đáo và rộng lớn nằm ngay ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Đây còn là ngôi chùa được Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã xác lập 4 kỷ lục gồm: ngôi tịnh xá có có bốn bảo tháp lớn nhất Việt Nam, bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất, nơi tổ chức Đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất và nơi diễn ra Lễ khất thực cổ Phật lớn nhất.

Ngay khi đặt chân đến cổng Tam quan, du khách đến thăm sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành và mát mẻ dưới những tán cây cổ thụ lớn. Đó là thành quả của việc vận động trồng cây xanh tạo cảnh quan do Pháp viện chủ trương năm 1989. Du khách sẽ có những phút giây thoải mái và an nhiên khi dạo bước tham quan tại đây.

Đến chánh điện, du khách có cơ hội chiêm bái tôn tượng đức Bồ Tát Quan Thế m, Đức Bồ Tát Di Lặc và Tổ Sư Minh Đăng Quang. Không gian nơi đây vô cùng tôn nghiêm và thanh tĩnh với những hàng cây tỏa bóng mát. Xung quanh khuôn viên là những biệt thất tịnh tu của Chư Tăng cùng với thư viện, dãy Tăng Đường, khu sinh hoạt của Phật Tử,...Kiến trúc kết hợp hài hòa và độc đáo tạo nên nét đặc trưng của văn hóa Phật Giáo.

Hạng mục chính của Pháp viện tọa lạc ngay giữa một kiến trúc ngang 40m, dài 70m, cao ba tầng. Tầng trên là ngôi chánh điện bát giác truyền thống đường kính 32 m. Chính giữa thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tầng dưới là thiền đường rộng 24m, dài 50m. Phía sau thiền đường là một điện thờ Đức Phật trong tư thế Niết - bàn. Tầng dưới thiền đường là giảng đường rộng 40m, dài 50m. Phía sau có một sảnh lớn đa chức năng.

Ngoài ra, còn có tầng hầm dùng làm nhà bếp và trai đường. Phía sau ngôi chùa là tòa nhà “Tây Phương Cực Lạc” cao năm tầng, dài 36m và rộng 12m, thờ chư vị lịch đại Tổ sư và Cửu Huyền Thất Tổ. Sau cùng là khu vực Tuệ Tĩnh Đường và những hạng mục từ thiện xã hội. Bao quanh kiến trúc chính là bốn ngôi tháp. Tháp bên trái, phía trước có tên là Ca - diếp, nơi thờ bảy Đức Phật quá khứ và lịch đại Tổ sư. Tháp bên phải, phía trước có tên là Xá - lợi - phất.

Tầng trệt là phòng đọc sách dành cho tất cả mọi người. Hai tháp phía sau là nơi thờ linh cốt của chư Tăng và Phật tử. Nối giữa các tháp là dãy hành lang hai tầng, tạo khoảng không gian thoáng đãng cho Phật tử thiền hành trong các khóa tu. Phía trên hành lang có bốn tháp, một cột thờ bốn vị Bồ Tát theo truyền thống Phật giáo.

Ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (2014), nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 60 năm Tổ Sư vắng bóng, hòa thượng Phó Tăng Thống đại hiệu A.Wajirajothi Maha Thera kính tặng giáo hội Việt Nam cây bồ đề. Đặc biệt là nó được chiết từ cội bồ đề trên 2000 năm tuổi ở Sri Lanka và đem trồng tại Viện Pháp Minh Đăng Quang vào ngày 27 tháng giêng năm Giáp Ngọ. Với tuổi thọ đáng nể của cây Bồ Đề, đây là một món quà vô cùng quý giá được các sư tăng trong chùa trân trọng, gìn giữ cẩn thận.

Nhà hàng Chay trong khuôn viên Pháp viện

Nhà hàng Chay tọa lạc ngay góc phải mặt trước của Pháp viện Minh Đăng Quang mang tên Thiện Duyên. Nhà hàng mang dáng dấp một ngôi chùa Việt Nam rất hiền hòa, thanh thoát với hai tầng, có sức chứa hơn 500 khách. Chủ nhân của nhà hàng là những Phật tử đầy tâm huyết và rất hoan hỉ nên đã không tiếc công sức, tiền của để đầu tư cho Thiện Duyên với hệ thống nội thất hoàn chỉnh, đẹp, hiện đại, mang không gian thiền, mọi thiết kế đều hết sức nhẹ nhàng và tinh tế đến từng góc nhỏ nhất.

Một số điều cần lưu ý khi đến thăm Pháp viện Minh Đăng Quang

- Pháp viện Minh Đăng Quang mở cửa từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Vì thế, bạn cần có kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian hợp lý để có một chuyến tham quan Pháp viện tốt đẹp nhất.

- Pháp viện hiện tại vẫn là địa điểm tham quan miễn phí, không có vé vào nên bạn không cần loay hoay đi tìm cổng mua vé mà hãy tham quan một cách thoải mái nhé, ngoài ra, gửi xe ở đây cũng hoàn toàn miễn phí

- Vì đây là địa điểm trang nghiêm, vì vậy khi tham quan bạn chú ý mặc quần áo dài, lịch sự, không nên mặc áo sát nách, hở vai, quần váy. Một bộ đồ kín đáo sẽ thích hợp hơn cho việc tham quan chốn linh thiêng này, bạn nên mặc quần áo kín đáo, thoải mái.

Sẽ thật kì lạ nếu người ta cứ tất bật vào những vòng quay của công việc mà không dừng lại. Đôi lúc mệt mỏi, một ngôi Pháp viện Minh Đăng Quang bình dị cũng có thể khiến bạn bình tâm, nghĩ khác đi và tìm ra được hướng giải quyết cho mọi vấn đề. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm một chốn thanh tịnh, an nhiên để lắng đọng tâm hồn hay đơn giản là nơi thể hiện nhiều ước vọng bình an.

Từ khóa » Chùa Pháp Viện Minh đăng Quang