Pháp - Wikivoyage

Tổng quan

[sửa]

Pháp là nước lớn nhất Tây Âu và lớn thứ ba ở Châu Âu và có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Những giá trị quan trọng của thể chế này được thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 (Déclaration des Droits de l'Homme et du Citoyen). Trong hơn 500 năm qua, Pháp là một cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, quân sự và chính trị mạnh mẽ ở Châu Âu và trên toàn thế giới. Từ thế kỷ 17 đến 20, Pháp lập nên đế quốc thực dân lớn thứ hai trên thế giới bao gồm những vùng đất rộng lớn ở Bắc, Tây và Trung Phi, Đông Nam Á và nhiều đảo ở Caribbe và Thái Bình Dương.

Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương tập quyền (unitary semi-presidential republic). Quốc gia này là một nước công nghiệp và phát triển, có nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới tính theo GDP, thứ chín tính theo sức mua tương đương và lớn thứ hai ở Châu Âu theo GDP danh nghĩa. Pháp được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là "nước chăm sóc sức khỏe toàn thể" ("best overall health care") tốt nhất thế giới và là nước được nhiều người đến tham quan nhất thế giới với 79,5 triệu khách nước ngoài hằng năm.

Pháp có ngân sách quốc phòng danh nghĩa lớn thứ năm trên thế giới và ngân sách quốc phòng bình quân đầu người lớn nhất Liên minh Châu Âu, lớn thứ ba trong NATO. Nước này sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới với khoảng 300 đầu đạn hạt nhân hoạt động vào 25 tháng 5, 2010.

Là nước có mạng lưới quan hệ ngoại giao lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ), Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh Châu Âu, nằm trong khu vực đồng euro và khối Schengen. Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp Quốc, và là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Ngoài ra Pháp được xem là nước đứng đầu danh sách những quốc gia ngủ nhiều nhất Thế giới. Trung bình một người ở Pháp ngủ 8,83 giờ một ngày, cao nhất trong các quốc gia phát triển, theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Lịch sử

[sửa]

Các biên giới nước Pháp hiện đại gần tương tự như những biên giới của nước Gaule cổ, từng là nơi sinh sống của người Gaule Celt. Gaule bị La Mã của Julius Caesar chinh phục vào thế kỷ thứ nhất TCN, và người Gaule sau này đã chấp nhận ngôn ngữ Rôma (La tinh, đã du nhập vào ngôn ngữ Pháp) và văn hóa Rôma. Đạo Công giáo bắt đầu bén rễ tại đây từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3 Công Nguyên, và bắt đầu có cơ sở vững chắc từ thế kỷ thứ tư và thứ năm tới mức St. Jerome đã viết rằng Gaule là vùng duy nhất “không dị giáo”. Ở Thời trung cổ, người Pháp đã chứng minh điều này khi tự gọi mình là “Vương quốc Pháp Công giáo nhất.” Ở thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên, biên giới phía đông của Gaule dọc theo sông Rhine bị các bộ lạc Gécmanh, chủ yếu là người Frank, xâm chiếm, và đó chính là nguồn gốc cho chữ "Francie". Cái tên "France" xuất phát từ tên một vương quốc phong kiến của các vị vua nhà Capetian nước Pháp xung quanh Paris. Vương quốc này tồn tại như một thực thể riêng biệt từ Hiệp ước Verdun (843), sau khi Charlemagne phân chia đế chế Carolingien thành Đông Francia, Trung Francia và Tây Francia. Tây Francia chiếm vùng gần tương đương lãnh thổ nước Pháp hiện đại ngày nay. Vương triều Carolingien cai trị Pháp cho tới năm 987, khi Hugues Capet, Công tước Pháp và Bá tước Paris, lên ngôi Vua Pháp. Những thế hệ sau của ông, các triều đại Capetian, Valois và Bourbon dần thống nhất đất nước thông qua hàng loạt các cuộc chiến tranh và những vụ thừa kế đất đai. Chế độ phong kiến phát triển đỉnh điểm ở thế kỷ 17 thời vua Louis XIV. Ở giai đoạn này Pháp có dân số đông nhất Châu Âu (xem Nhân khẩu Pháp) và có ảnh hưởng to lớn tới chính trị, kinh tế và văn hóa Châu Âu. Trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm kinh hoàng (1756 - 1763), Pháp đánh nhau với nước Anh ở châu Âu và cả các thuộc địa tại Ấn Độ và châu Mỹ để tranh giành bá quyền.[14] Vào năm 1759, quân Pháp đaị bại trong nhiều trận đánh ở Canada và mất thành phố Quebec về tay quân Anh.[15] Không những thế, vào năm 1757, bằng một đòn giáng sấm sét, những chiến binh tinh nhuệ Phổ, với tinh thần kỷ cương cao độ, đã đại phá tan nát liên quân Pháp - Áo trong trận huyết chiến tại Rossbach.[16][17] Tới cuối kỳ này, Pháp đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Mỹ khi cung cấp tiền và một số vũ khí cho những người khởi nghĩa chống Đế quốc Anh.

Chế độ quân chủ tồn tại cho tới khi cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789. Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette, bị giết cùng hàng nghìn công dân Pháp khác. Sau thời gian của một loạt những chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa năm 1799, tự phong mình làm Tổng tài, và sau này là Hoàng đế của cái hiện được gọi là Đế chế Pháp thứ nhất (1804–1814). Trong thời của các cuộc chiến tranh, ông đã chinh phục hầu hết lục địa Châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ định làm vua tại các vương quốc mới được thành lập. Vào năm 1813, quân đội tinh nhuệ của Napoléon bị liên quân Phổ - Nga - Áo - Thụy Điển đập cho tan nát trong trận đánh kịch liệt tại Leipzig.[18] Sau khi Napoléon bị đánh bại năm 1815 tại Trận Waterloo, nền quân chủ cũ Pháp được tái lập. Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa dân sự đã thành lập ra Quân chủ tháng 7 lập hiến, tồn tại tới năm 1848. Nền Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi chấm dứt năm 1852 khi Louis-Napoléon Bonaparte tuyên bố thành lập Đế chế Pháp thứ hai. Louis-Napoléon bị hất cẳng sau khi đại bại trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba. Pháp phải cống cho nước Phổ thắng trận một khoảng chiến phí lớn, lại còn bị kiệt quệ và suy thoái nghiêm trọng. Vào năm 1873, người lính Phổ cuối cùng đã rút khỏi đất Pháp.[19]

Eugène Delacroix - La Liberté guidant le peuple ("Thần tự do dẫn dắt Nhân dân"), một biểu tượng của Cách mạng Pháp 1830 Pháp sở hữu các thuộc địa dưới nhiều hình thức từ đầu thế kỷ 17 cho tới tận thập kỷ 1960. Trong thế kỷ 19 và 20, đế chế thuộc địa toàn cầu của họ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Đế chế Anh. Thời đỉnh điểm, giữa năm 1919 và 1939, đế chế thuộc địa Pháp thứ hai vượt quá 12.347.000 kilômét vuông (4.767.000 sq. mi) đất liền. Gồm cả Mẫu quốc Pháp, tổng diện tích đất liền thuộc chủ quyền Pháp đạt tới 12.898.000 kilômét vuông (4.980.000 dặm vuông) trong thập kỷ 1920 và 1930, chiếm 8.6% diện tích đất liền thế giới. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Đức tiêu diệt được biết bao lính Pháp, đến nỗi quân Pháp khó thể hồi phục phải dựa dẫm vào quân Anh.[20] Kết thúc Chiến tranh, Pháp giành chiến thắng kiểu Pyrros, phải chịu những tổn thất to lớn cả về con người và vật chất (nên chẳng khác gì chiến bại vậy[21]) khiến họ trở nên suy yếu trong những thập kỷ tiếp sau. Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính phủ Mặt trận Bình dân đưa ra. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một trận đánh ngắn, dữ dội và mang tính sai lầm chiến lược, Pháp đại bại[22] giới lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng người Đức vào năm 1940. Chính sách hợp tác với người Đức, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực lượng Pháp Tự do bên ngoài nước Pháp và Kháng chiến Pháp ở bên trong. Pháp được quân Đồng Minh giải phóng năm 1944. Nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và đấu tranh nhằm lấy lại vị thế kinh tế, chính trị của một cường quốc. Pháp đã nỗ lực giữ vững đế chế thuộc địa của mình nhưng nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. Nỗ lực miễn cưỡng năm 1946 nhằm giành lại quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp dẫn tới cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, chấm dứt với thất bại và việc rút quân của họ năm 1954. Chỉ vài tháng sau, Pháp phải đối mặt với một cuộc xung đột mới và ác liệt hơn cuộc chiến tại nước thuộc địa chính và lâu đời nhất của họ, Algérie. Cuộc tranh luận việc có nên giữ quyền kiểm soát Algeria hay không sau này đã khiến hơn 1 triệu người định cư Châu Âu tại đây trở về nước, gây ra sự bất đồng và hầu như đã dẫn tới nội chiến. Năm 1958, nền Đệ tứ Cộng hòa ốm yếu và bất ổn phải nhường chỗ cho nền Đệ Ngũ Cộng hoà, với việc mở rộng quyền lực tổng thống; trong vai trò này, Charles de Gaulle đã tìm cách củng cố đất nước và tiến hành những bước đi nhằm chấm dứt chiến tranh. Chiến tranh giành Độc lập Algeria chấm dứt với các cuộc đàm phán hòa bình năm 1962 với việc Algeria giành lại độc lập. Trong những thập kỷ gần đây, sự hòa giải và hợp tác của Pháp với Đức đóng vai trò trung tâm của họ trong việc hội nhập chính trị và kinh tế của Liên minh Châu Âu, gồm việc phát hành đồng tiền chung Châu Âu euro tháng 1, 1999. Pháp luôn là nước đứng đầu trong số các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu tìm cách khai thác lợi thế của một đồng tiền chung nhằm tạo ra một Liên minh Châu Âu với quan điểm thống nhất, đồng nhất chính trị, quốc phòng và an ninh ở mức cao hơn. Tuy nhiên, cử tri Pháp bỏ phiếu phản đối Hiệp ước thành lập một Hiến pháp chung Châu Âu tháng 5 năm 2005.

Địa lý

[sửa]

Lãnh thổ chính của Pháp nằm tại Tây Âu, nhưng nước Pháp còn bao gồm một số lãnh thổ ở Bắc Mỹ, Caribe, Nam Mỹ, Nam Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Cực (chủ quyền tuyên bố tại Nam Cực tuân theo Hệ thống Hiệp ước Nam Cực). Các lãnh thổ này có nhiều hình thức chính phủ khác biệt từ hành tỉnh hải ngoại tới "lãnh địa hải ngoại".

Lãnh thổ chính của Pháp gồm nhiều vùng đặc điểm địa lý khác nhau, từ các đồng bằng ven biển ở phía bắc và phía tây cho đến những dãy núi phía đông nam (dãy An-pơ) và tây nam (dãy Pi-rê-nê). Điểm cao nhất Tây Âu nằm ở dãy Alps thuộc Pháp: đỉnh Mont Blanc cao 4.810 mét trên mực nước biển. Có nhiều vùng độ cao lớn khác như Massif Central, Jura, Vosges và Ardennes là những nơi có nhiều đá và rừng cây. Pháp cũng có những hệ thống sông lớn như sông Loa, sông Rôn, sông Ga-rôn và sông Xen.

Với diện tích 674.843 kilômét vuông, Pháp là nước rộng nhất Tây Âu và là nước rộng thứ 40 trên thế giới. Lãnh thổ chính của Pháp có diện tích 551.695 kilômét vuông (213.010 mi²), hơi rộng hơn Yemen và Thái Lan, hơi nhỏ hơn Kenya và tiểu bang Texas của Mỹ.

Nhờ những khu vực và lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác trên tất cả các đại dương của hành tinh, Pháp sở hữu Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng thứ hai trên thế giới với diện tích 11.035.000 kilômét vuông (4.260.000 mi²), chỉ đứng sau Hoa Kỳ (11.351.000 km² / 4.383.000 mi²), nhưng trước Úc (8.232.000 km² / 3.178.000 mi²). Vùng đặc quyền kinh tế Pháp chiếm gần 8% tổng diện tích mọi vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, trong khi diện tích đất liền Cộng hòa Pháp chỉ chiếm 0.45% tổng bề mặt Trái Đất.

Khí hậu

[sửa]

Rất đa dạng, nhưng mùa đông ôn hoà và mùa hè nhẹ trên hầu hết lãnh thổ, và đặc biệt là ở Paris và ở Normandy. Mùa đông ôn hoà và mùa hè nóng dọc Địa Trung Hải và ở phía tây nam (sau này có nhiều mưa trong mùa đông). Mùa đông ấm áp (với rất nhiều mưa) và mùa hè mát mẻ ở phía tây bắc (Brittany). Mát mẻ để mùa đông lạnh và mùa hè nóng dọc biên giới Đức (Alsace). Dọc theo thung lũng Rhône, thỉnh thoảng mạnh mẽ, lạnh, khô, gió bắc đến northwesterly được gọi là mistral. Mùa đông lạnh với rất nhiều tuyết ở các vùng miền núi: dãy Alps, Pyrenees và Auvergne. Tuy nhiên, đôi khi mùa đông có thể nhẹ.

Từ khóa » Pháp Thuộc Khu Vực Nào Của Châu âu