Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Phương Định Trong Truyện Ngắn ...
Có thể bạn quan tâm
Lê Minh Khuê là nhà văn thành công trong truyện ngắn. Chị tham gia viết văn từ những năm 1970 và có nhiều sáng tác về cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội. “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là truyện ngắn viết năm 1971 lúc nhà văn 22 tuổi. Truyện viết về cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ của tổ trinh sát mặt đường, trên con đường chiến lược Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước.
Trong truyện ngắn này, Phương Định là người kể chuyện và cũng là nhân vật chính. Chọn vai kể như vậy vừa phù hợp với nội dung truyện lại vừa tiện cho tác giả biểu hiện nội tâm một cách thuận lợi. Truyện viết về đề tài chiến tranh tất nhiên là nói về bom đạn, chiến đấu, hi sinh, gian khổ nhưng những giây phút bình yên là nơi trú chân cho những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người, nhất là người phụ nữ chiến tranh. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” nổi bật lên với ba gương mặt nữ thanh niên xung phong: Nho, Phương Định, chị Thao. Họ ở trong một hang sâu dưới chân cao điểm. Ở đó, máy bay giặc Mĩ đánh phá dữ dội. Đường bị đánh “lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Tưởng như sự sống bị hủy diệt: “Không có lá xanh” hai bên đường, “thân cây bị tước khô cháy”, có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: những cây rễ nằm lăn lóc, ngổn ngang những hòn đá to, một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
Công việc của họ vô cùng gian khổ và nguy hiểm. Hàng ngày họ phải thay nhau đứng trên cao điểm đếm bom rơi rồi lao vào trọng điểm sau mỗi trận bom để đo khối lượng đất và đá phải san lấp, đánh dấu và phá những quả bom chưa nổ. Họ bị bom vùi luôn. Thần chết “lẩn trong ruột những quả bom”. Thần kinh căng như chão. Trong lúc đơn vị thanh niên xung phong thường “ra đường vào lúc mặt trời lặn, và làm việc có khi suốt đêm thì tổ trinh sát lại “chạy trên cao điểm cả ban ngày” dưới cái nóng trên 30 độ. Từ trên cao điểm về hang, cô nào cũng chỉ thấy “hai con mắt lấp lánh", “hàm răng lóa lên” khi cười, khuôn mặt thì “lom luốc”. Họ là những cô gái trẻ yêu đời, dễ rung cảm, nhiều ước mơ, rất dễ vui mà cũng dễ trẩm tư. Họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống, từ sở thích của mỗi người khác nhau. Nho thích thêu thùa, có ước mơ sau chiến tranh xin vào làm thợ điện và trở thành một cầu thủ bóng chuyền nhà máy. Chị Thao lớn tuổi hơn Phương Định và Nho. Từng trải hơn, không còn hồn nhiên như hai đồng đội, ước mơ và dự tính của chị về tương lai thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những phần khát khao rung động của tuổi trẻ. Chị dũng cảm, gan dạ trong chiến đấu nhưng sợ nhìn thấy máu chảy.
Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại ân tượng sâu sắc. Phương Định là người con gái rất nhạy cảm, hồn nhiên và thích thơ mộng; cô thường sống với những ki niệm nơi thành phố quê hương mình. Phương Định có một thời học sinh, hồn nhiên, sống vô tư với mẹ, cô có một căn phòng nhỏ trên gác hai ô một ngõ phố yên tĩnh và thanh bình tại Hà Nội. Và giờ đây trong những ngày căng thẳng ở chiến trường, cuộc sống đó đã trở thành kỉ niệm của cô. Những kỉ niệm đó vừa thể hiện khát khao cuộc sống nơi quê hương vừa là liều thuốc động viên tinh thần Phương Định nơi tuyến lửa khốc liệt. Sống nơi chiến trường đã ba năm, luôn kề bên cái chết nhưng cô vẫn thể hiện sư hồn nhiên và mơ mộng, ở chiến trường, Phương Định nổi bật giữa các cô gái khác với “hai bím tóc, tương đôi mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đôi mắt Phương Định được cánh lái xe bảo là “có cái nhìn sao mà xa xảm”. Nhiều pháo thủ và lái xe “hỏi thăm” và “viết những bức thư dài gửi đường dây” cho Phương Định. Cô có vẻ kiêu kì, làm “điệu khi tiếp xúc với một anh bộ đội “nói giỏi” nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính trẻ, chú ý và có thiện cảm. Nhưng cô không biểu lộ tình cảm của mình và tỏ ra kín đáo giữa đám đông.
Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ hay hát. Cô có thể ngồi lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé của nhà mình “hát say sưa ầm ĩ”. Bàn học lúc nào cũng “bày bừa bãi lên”, để đến nỗi bà mẹ phải “nguyền rủa”: “Con gái gì của mày. Lấy chồng rồi mà no đòn... No đòn... !” Vì thế ngay từ lúc ở nhà, cô đã thề “không lấy chồng”.
Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc, những điệu dân ca Quan họ, bài ca Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca Ý... Phương Định còn bịa ra cả những lời hát, thế mà chị Thao vẫn “say mê” chép vào sổ tay. Phương Định hát trong khoảng khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát. “rò rè”, cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm. Định hát để động viên chị Nho, chị Thao, động viên mình. Hát khi “máy bay rít, bom nổ; nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 30m”. Hát trong không khí ngột ngạt: “Khói lên và cửa hang bị che lấp”. Đúng là “tiếng hát át tiếng bom” của những người con gái trong trinh sát mặt đường, những con người “khao khát làm nên những sự tích anh hùng”.
Là cô gái hồn nhiên, yêu đời và nhí nhảnh, Phương Định còn có một tâm hồn nhạy cảm biểu hiện ở chỗ chỉ một cơn mưa đá vụt qua là những kỉ niệm về thành phố quê hương về gia đình, tuổi thơ... lại được thức dậy trong cô. Đoạn hồi tưởng của Phương Định về tuổi học trò thể hiện tính cách hồn nhiên, vô tư pha một chút tinh nghịch và mơ mộng của người con gái Hà Nội. Nhưng tâm lí của Phương Định thể hiện rõ nhất, tinh tế nhất khi cô phá bom. Một mình phá một quả bom trên đồi. Cảnh tượng chiến trường “vắng lặng đến phát sợ”. Cảnh vật bị hủy diệt, khói đạn vật vờ từng cụm trong không trung: Phương Định dũng cảm và bình tĩnh tiến đến gần quả bom, đàng hoàng mà bước tới”. Quả bom có hai vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Thần chết đang chờ đợi họ. Vỏ quả bom nóng. Định dùng lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng đụng vào quả bom. Có lúc Định “rùng mình” vì cảm thấy tại sao mình lại chậm thế. Hai mươi phút đã trôi qua. Tiếng còi chị Thao rúc lên. Phương Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống những lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn. cô khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp... tiếng còi chị Thao lại thổi lên. Quả bom nổ. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo, ngực đau nhói, đôi mắt, cạy mãi mới mở ra được. Mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng. Nguy hiểm, căng thẳng không thể nào kể xiết. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo bóng lên, mảng dù bay trên lưng, chị cười “răng trắng, đôi mắt mở to...”. Nho bị thương. Bom nổ, hầm sập, chị Thao và Định phải moi đất, bế Nho lên. Máu túa ra, ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào. Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc cho Nho, pha sữa cho Nho... Rồi chị Thao lại giục: “Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhất, hát đi!.... Đó là cuộc chiến đấu thường nhật của họ.
Mỗi ngày, tổ trinh sát mặt đường phá bom đến năm lần; ngày nào ít cũng ba lần. Phương Định cho biết: “Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể...”.
Đoạn văn tả cảnh phá bom trên cao điểm là đoạn văn xuất sắc nhất trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Những cảm giác tinh tế được miêu tả qua đoạn văn không chỉ là sự nhạy cảm vốn có mà còn là sự tích ý kinh nghiệm sau nhiều lần phá bom"ở tuyến lửa.
Rõ ràng ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả tâm lí của nhân vật rất sinh động và rất thực. Một thế giới nội hàm phong phú, đa dạng và rất trong sáng của nhân vật được hiện lên như nó vốn có. Cách nhìn, cách thể hiện những vẻ đẹp của con người trên tuyến đầu Tổ quốc theo khuynh hướng sử thi ấy chính là vũ khí góp phần động viên toàn dân tham gia kháng chiến. Mặc dù vậy, truyện ngắn của Lê Minh Khuê không rập khuôn, đơn giản; ngược lại rất chân thực, hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối.
Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại cuộc sống và chiến đấu của những cô thanh niên xung phong ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong giai đoạn chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Những hình ảnh cao đẹp của các cô thanh niên xung phong trong truyện tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, trong những năm tháng hào hùng của Tổ quốc. Truyện thể hiện thành công về cách kể chuyện, và đặc biệt là nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật.
Chiến tranh đã đi qua, sau ba mươi năm đọc lại truyện “Những ngôi sao xa xôi”, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những "ngôi sao Hôm” “sao Mai” như chị Thao, như Nho, như Phương Định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ, bịết ơn.
Từ khóa » Cảm Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Phương định Ngắn Nhất
-
Top 10 Bài Cảm Nhận Về Nhân Vật Phương Định Hay Chọn Lọc
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật Phương Định Ngắn Hay Nhất
-
TOP 10 Bài Cảm Nhận Về Nhân Vật Phương Định Siêu Hay - Văn 9
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật Phương Định Trong Truyện Những Ngôi Sao ...
-
Viết đoạn Văn Nêu Cảm Nhận Về Nhân Vật Phương Định - TopLoigiai
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật Phương Định Trong Truyện ... - TopLoigiai
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật Phương Định ❤️️ 15 Bài Văn Hay
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật Phương Định (dàn ý - 10 Mẫu)
-
Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Phương Định Trong Những Ngôi Sao Xa Xôi
-
Cảm Nhận Của Em Về Nhân Vật Phương Định Trong ...
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật Phương Định 2023
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật Phương Định Trong Truyện Ngắn Những Ngôi ...
-
Cảm Nhận Của Em Về Nhân Vật Phương Định Trong Truyện ... - Hoc247
-
Top 11 Bài Cảm Nhận Về Nhân Vật Phương Định 2022 Hay Nhất